Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (tiếp)

A. Mục tiêu:

 HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.

 Rèn kĩ năng đọc, phân tích chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn.

 Giáo dục tình cảm, thái độ cảm thương và căm ghét, bất bình trước tình cảnh của người dân khốn khổ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trong XHPK.

B- Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Ảnh của tác giả.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 106: Sống chết mặc bay (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
TuÇn: 28 - TiÕt: 106
SỐNG CHẾT MẶC BAY (tiếp)
(Phạm Duy Tốn)
A. Mục tiêu:
	HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
	 Rèn kĩ năng đọc, phân tích chi tiết nghệ thuật của truyện ngắn.
 Giáo dục tình cảm, thái độ cảm thương và căm ghét, bất bình trước tình cảnh của người dân khốn khổ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trong XHPK.
B- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án. Ảnh của tác giả.
- HS: Học và chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Tóm tắt văn bản sống chết mặc bay! Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
Gợi ý: 
*Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
	*Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Đọc “Thưa rằng ... hầu bài”.
? Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?
? T/g đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ?
? Các chi tiết đó tạo hình ảnh viên quan phụ mẫu như thế nào?
? Chỉ rõ NT tương phản giữa phần (1) và đoạn đầu phần (2)? Tác dụng?
- GV. Sự đối lập trong đình và trên đê càng làm nổi rõ tính cách của quan phủ và thảm cảnh của người dân -. góp phần thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện.
? Đoạn tiếp theo kể về chuyện gì ?
? Những hình ảnh tương phản nào xuất hiện trong đoạn truyện này ?
- GV. Bình về thái độ của quan phủ, nha lại, đặc biệt là khi đê vỡ.
? Trong khi miêu tả và kể chuyện, tác giả đã xen những lời bình luận, biểu cảm nào ?
? Sự kết hợp các yếu tố NT trên có tác dụng gì ?
? Nêu cảm nhận của em về giá trị của truyện trên các phương diện :
Phản ánh hiện thực.
Nội dung nhân đạo.
Đặc sắc nghệ thuật.
 Tác giả đưa ra 1 lời lí giải : Cuộc sống lầm than của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây ra mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại đương thời. -> Văn bản được xếp vào dòng hiện thực phê phán.
*đọc ghi nhớ (Sgk)
II. Phân tích.
2. Cảnh quan lại hộ đê ở trong đình.
* Cảnh trong đình: được miêu tả khá tỉ mỉ bằng nhiều chi tiết:
 - Địa điểm: cao ráo, vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
 - Đèn thắp sáng trưng, kể hầu người hạ tấp nập, không khí trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ.
* Quan phụ mẫu: 
 - Chân dung: ngồi uy nghi chễm chệ; cử chỉ, lời nói hách dịch.
 - Đồ dùng quý hiếm, sang trọng.
-> Một viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.
* Cảnh đánh bài: ung dung, khi cười, khi nói vui vẻ.
Nha lại
Quan phụ mẫu
- xúm xít, nịnh bợ, khẽ khàng.
- lo sợ, giật mình.
- run cầm cập.
- điềm nhiên, say sưa, mải trông đĩa nọc.
- quát tháo, nạt nộ, đuổi người báo tin, đổ vấy trách nhiệm, tiếp tục ván bài.
- vỗ đùi, cười nói vui vẻ, gọi điếu.
* Nghệ thuật: Tương phản, tăng cấp.
- Tiếng kêu dậy trời đất ngoài đê >< thái độ điềm nhiên của quan.
- Lời nói khẽ khàng, thái độ lo sợ của người hầu>< lời quát, sự gắt gỏng của quan.
* Tác dụng :
 - Vạch trần bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu.
 - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân.
 - Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả.
3. Cảnh đê vỡ.
 - Tương phản: Quan vui sướng tột độ>< dân thê thảm tột cùng.
 - Miêu tả + biểu cảm: vừa gợi cảnh tượng lũ lụt vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. 
III. Tổng kết.
1. Giá trị hiện thực: 
 - C/sống lầm than, thê thảm của người dân.
 - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.
2. Giá trị nhân đạo: 
 - Xót thương cho người dân lành bị rẻ rúng. 
 - Phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền.
3. Giá trị nghệ thuật: 
 - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
 - Câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ sinh động thể hiện được cá tính nhân vật.
* Ghi nhớ: sgk (83)
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
	- Thế nào là phép tương phản, tăng cấp? 
	- Nêu những chi tiết tương phản, tăng cấp trong vb?
2- HDVN
	- Hoàn thiện bài tập, học thuộc ghi nhớ, thuộc câu văn quan trọng.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docT106.doc