Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 – Bài 26 - Tiết 105-106: Sống chết mặc bay

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 – Bài 26 - Tiết 105-106: Sống chết mặc bay

Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn:“ Sống chết mặc bay”.

 Trọng tâm:

 Kiến thức :

- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn .

- Hiện thực và tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ .

- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho một thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại .

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý .

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 – Bài 26 - Tiết 105-106: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 29– Bài 26 
Tieát 105-106
 SOÁNG CHEÁT MAËC BAY
 (Phaïm Duy Toán)
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn:“ Sống chết mặc bay”.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn .
Hiện thực và tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ . 
Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho một thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại .
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý .
Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đấu thế kỷ XX .
 - Kể tóm tắt truyện .
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : Kiến thức về truyện ngắn hiện thực , phép nghệ thuật tương phản tăng cấp .
 * Trò : Đọc trước văn bản , tóm tắt truyện , chuẩn bị câu hỏi .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 -Theo Hoài Thanh ,nguồn gốc yếu của văn chương là gì ? 
 -Thử tìm một vài dẫn chứng văn học để chứng minh ?
 - Xuất phát từ tình cảm văn chương có thể đem lại cho người đọc những gì và như thế nào ?
 3. Bài mới : (1’)
 Thể loại truyện ngắn các em đã được học ở lớp 6. Đó là những truyện ngắn thời trung đại viết bằng chữ Hán. Còn truyện ngắn hiện đại được hình thành chủ yếu từ đầu thế kỉ XX “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam (cho HS xem ảnh tác giả). Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của tác giả kể lại như một màn kịch bi hài rất hấp dẫn. 
TG
ND
HĐGV
HĐHS
17’
42’
8’
I. Đọc và tìm hiểu văn bản : 
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
 1. Tác giả : Phạm Duy TỐn (1883-1924).Quê quán ở tỉnh Hà Tây là người có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại .
 2. Thể loại : Truyện ngắn hiện đại .
 3 . Bố cục : 3 đoạn 
 a). Từ đầu .hỏng mất .
à Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
 b).Tiếp theo điếu mày.
à Cảnh quan phủ nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê .
 c).Phần còn lại :
à Cảnh đê vỡ , nhân dân lâm vào tình trạng thãm sầu .
II/ Tìm hiểu chi tiết:
 1/ Cảnh đê sắp vỡ:
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
 - Thời điểm : Gầm một giờ khuya -> tăng thêm khó khăn
- Mưa gió tầm tã, không dứt và ngày càng to.
 - Đê núng thế, hai ba đoạn thẩm lậu
 - Nước sông cuồn cuộn bốc lên
 - Hàng trăm dân phu đói khát, mệt lử, ướt như chuột lột, căng thẳng.
 - Không khí : nhốn nháo, lộn xộn, sợ hãi.
 -> con người bất lực trước sức trời
Hết tiết 105
 2/ Cảnh trong đình:
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
 - Cảnh trong đình được miêu tả tỉ mỉ, nhiều chi tiết , hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu
 + Địa điểm : đình cao rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì
 + Quang cảnh : tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
 - Đồ dùng sang cả quí phái :bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi
 - Quan phủ : dáng ngồi oai vệ, đường bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, độc đoán.
 - Người hầu khúm núm, sợ sệt.
 =>đối lập tương phản. Khắc hoạ tính cách nhân vật rõ nét vô trách nhiệm, hách dịch.
 3/ Gía trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật dựng truyện:
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
 - Gía trị hiện thực : phản ánh đối lập cuộc sống của nhân dân và bọn quan lại.
 - Gía trị nhân đạo : cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân bị vỡ đê.
 - Phép đối lập -tương phản: làm câu chuyện hấp dẫn, mâu thuẫn bị đẩy tới cao trào.
 - Tâm lí, tính cách nhân vật càng rõ nét.
III/ Tổng kết :
(Kĩ thuật hỏi và trả lời)
 _ Giá trị hiện thực : Phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt ( nhân dân và quan ).
 _ Giá trị nhân đạo : Niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân .
 _ Giá trị nghệ thuật : tương phản và tăng cấp ,ngôn ngữ sinh động ,câu văn gọn,rõ ràng .
* Gọi học sinh đọc văn bản
- Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm?
- Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
* Gọi học sinh đọc văn bản “từ đầu -> hỏng mất
- Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm?
- Những cảnh ấy được đối lập tương phản và tăng cấp như thế nào, nhằm tạo được hiệu quả nghệ thuật gì?
Hết tiết 105
* Gọi học sinh đọc văn bản “Thưa rằng cùng ngồi hầu bài”
- Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?- Trong cảnh đó , nổi bật hình ảnh trung tâm nào?
- Viên quan huyện đi hộ đê như thế nào?
- Thái độ của bọn quan phủ và nha lại như thế nào khi có người báo tin đê vỡ?
* Gọi học sinh đọc văn bản “phần còn lại”
-> Niềm vui tàn bạo phi nhân (lòng lang dạ sói) của viên quan khi vừa được ù thông tôm,chi chi nảy!cũng là lúc vỡ đê.
* Chia nhóm thảo luận 
- Phép tăng cấp được thể hiện như thế nào trong hai cảnh tương phản : Mưa gió nước dâng – dân phu hộ đê và cảnh trong đình?
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
- Cho biết nội dung và ý nghĩa của truyện Sống chết mặc bay?
* Đọc văn bản
- Đọc chú thích SGK trang 79
- Bố cục gồm : 3 phần
a/ Phần 1 : Từ đầu -> khúc đê này hỏng mất
-> Nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu
b/ Phần 2 : Ay lũ con dân -> điếu mày
-> Cảnh quan phủ cùng lũ nha lại hộ đê ở trong đình.
c/ Phần 3: Đoạn còn lại
-> Cảnh vỡ đê muôn sầu nghìn thảm
* Đọc văn bản
- Đối lập tương phản và tăng cấp giữa sức nước và sức người, nguy cơ vỡ đê và nhân dân chống đê.
- Thời điểm : Gầm một giờ khuya -> tăng thêm khó khăn
- Mưa gió tầm tã, không dứt và ngày càng to
- Đê núng thế hai, ba đoạn thẩm lậu.
- Nước sông cuồn cuộn bốc lên
- Hàng trăm dân phu đói khát, mệt lử, ướt như chuột lột, căng thẳng.
- Không khí : nhốn nháo, lộn xộn, sợ hãi.
-> con người bất lực trước sức trời
Hết tiết 105
* Đọc văn bản
- Cảnh trong đình được miêu tả khá tỉ mỉ, nhiều chi tiết , hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu
+ Địa điểm : đình cao rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì
+ Quang cảnh : tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
- Đồ dùng sang cả quí phái :bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi
- Quan phủ : dáng ngồi oai vệ, đường bệ, cử chỉ, cách nói năng hách dịch, độc đoán.
- Người hầu khúm núm, sợ sệt.
- Thái độ của quan phủ đổ trách nhiệm cho cấp dưới cho dân, đe dọa.
* Đọc văn bản
* Thảo luận nhóm
1/ Cảnh hộ đê ngoài đình
- Mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc sông núng thế, hai ba đoạn thẩm lậu, trống đánh, ốc thổi, từng người xao xác gọi, ai ai cũng mệt lử,vẫn mưa tầm tã, dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên/
2/ Cảnh trong đình:
- Quang cảnh không khí trong đình tĩnh mịch, nghiêm trang, xa hoa, đài cát, thầy trò quan phụ mẫu hộ đê bằng đánh tổ tôm từ nhịp nhàng vui vẻ đến say sưa cao trào.
-Khi có người báo tin đê vỡ không ngừng chơi bài, không hề lo lắng ra sức quát nát, doạ dẫm, đuổi ra ngoài, tiếp tục chơi cho đến lúc được ù to trong niềm vui sướng cực độ.
- Phép đối lập-tương phản: làm câu chuyện hấp dẫn, mâu thuẫn bị đẩy tới cao trào.
- Tâm lí, tính cách nhân vật càng rõ nét.
-Đọc ghi nhớ SGK trang 83
4. Củng cố : 5’(Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Viên quan huyện đi hộ đê như thế nào?
- Thái độ của bọn quan phủ và nha lại như thế nào khi có người báo tin đê vỡ?
- Phép tăng cấp được thể hiện như thế nào trong hai cảnh tương phản : Mưa gió nước dâng – dân phu hộ đê và cảnh trong đình?
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
- Cho biết nội dung và ý nghĩa của truyện Sống chết mặc bay?
5. Luyeän Taäp: 10’(Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
1) Những hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong “Sống chết mặc bay” là gì ? trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu. 
Hình thức ngôn ngữ
Có
Không
Ngôn ngữ tự sự 
x
Ngôn ngữ miêu tả 
x
Ngôn ngữ biểu cảm 
x
Ngôn ngữ người dẫn truyện 
x
Ngôn ngữ nhân vật 
x
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 
x
Ngôn ngữ đối thoại 
x
2) Tính cách nhân vật : vô trách nhiệm, háxh dịch,nhẫn tâm Ngôn ngữ phù hợp tính cách, con người thế nào thì nói năng thế ấy 
- Những hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong “Sống chết mặc bay” là gì ?
 -Tính cách nhân vật?
HS trình bày 
 Hs các tổ khác nhận xét .
HS trình bày 
 Hs các tổ khác nhận xét .
6. Daën doø : 2’
 a. Bài vừa học: -Nắm nghệ thuật tương phản và nghệ thuật tăng cấp trong truyện
	 - Làm bài tập tho gợi ý SGK
 b. Soạn bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích (SGK/84)
-Tìm hiểu các bước làm một bài văn lập luận giải thích
- Viết một đoạn mở bài và kết bài.
 c. Trả bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích .
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngaøy soaïn: ..../..../....
Ngaøy daïy: ..../..../....
Tuaàn 29– Bài 25 
Tieát 107
CAÙCH LAØM BAØI VAÊN
LAÄP LUAÄN GIAÛI THÍCH
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 -Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
 -Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận giải thích .
 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn nghị luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Các bước làm bài văn nghị luận giải thích .
Kĩ năng :
 Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích . 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : kiến thức về các bước làm văn chứng minh , vận dụng giải thích .
 * Trò : Nắm lý thuyết ,thực hành trên lớp .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 _ Em hãy nêu mục đích và phương pháp giải thích trong bài văn giải thích ?
 3. Bài mới : (1’)
 Quy trình làm một bài văn nghị luận giải thích, về cơ bản cũng tương tự như quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh mà chúng ta đã từng học. Quy trình đó được tiến hành ntn? (Gọi HS trả lời). Tuy nhiên, ở kiểu bài giải thích này vẫn có những nét khác biệt, thể hiện ngay trong từng bước, từng khâu.
TG
ND
HĐGV
HĐHS
20’
10’
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích :
 1.Bi tập
 Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 
 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý 
 - Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ “Đi một  sàng khôn” ... sữa chữa 
 2.Ghi nhớ
 _ Muốn làm một bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước tìm hiểu đề và tìm ý ,lập dàn bài , đọc và sửa chữa .
 _ Dàn bài :
 + Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
 + Thân bài : Lần lượt trình bày các nội dung giải thích cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp .
 + Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người .
 * Lời văn giải thích cầb sáng sủa , dễ hiểu ,giữa các phần các đoạn cần có liên kết .
Cho học sinh đề bài trong SGK – ghi vào vỡ 
* Tìm hiểu đề – tìm ý 
H. Đề bài nêu trong SGK đặt ra yêu cầu gì ? 
H. Người làm bài có cần giải thích tại sao đi một ngày đàng học một sàng khôn không ? Vì sao ? 
H. Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác của câu tục ngữ ? và tìm ý cho bài làm ? 
H. Từ đó em có thể rút ra được gì về việc tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn giải thích (Giáo viên tổng kết 3 ý trên) 
* Lập dàn bài 
Cho học sinh đọc lập dàn bài (SGK 84) 
H. Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần như bài lập luận chứng minh không ? vì sao ? 
H. Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ? 
H . Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? 
H . Để làm cho ý nghĩa của câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu với người đọc thì nên sắp xếp ý tìm được theo thứ tự nào ? 
H. Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích phải nhiệm vụ gì ? 
H. Từ đó em có thể rút ra kết luật gì về việc lập luận giải thích ? (Giáo viên tổng kết dàn bài trên) 
* Viết bài 
- Cho học sinh đọc phần viết bài 
- Đọc phần viết mở bài 
H. Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? 
H. Có phải đối với mỗi bài văn chỉ có một cách mở bài duy nhất ? 
Đọc phần viết thân bài 
H. Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ? Ngoài cách nói “Thật vậy có cách nào khác không ? 
H. Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen thế nào : giải thích từng từ ngữ, vế câu, cả câu, toàn nhận định hay ngược lại ? 
H. Tương tự viết đoạn giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu thế nào ? 
Đọc phần viết kết bài. 
H. Kết bài cho thất vấn đề đã được giải thích xong chưa ? 
Có phải mỗi đề văn có một cách kết bài duy nhất không ? 
* Đọc lại và sữa chữa 
H. Cho biết các phần, mở thân kết có phù hợp với đề bài, dàn bài không ? 
Giáo viên chốt lại 
Muốn làm bài văn lập luận giải thích phải thực hiện các kiểu nào ? 
Dàn bài của bài văn lập luận giải thích cần có những yêu cầu nào ? 
- Học sinh đọc 
- Yêu cầu giải thích nội dung câu tực ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” 
- Cần, vì điều đó giúp ta mở mang tầm hiểu biết 
- Chúng ta phải tham khảo từ điển (hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách tự mình suy ngẫm) để hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng. 
- Liên hệ ca dao tục ngữ để tìm ý như : “ Làm sao  cũng từng” “Đi cho  nào không” 
- Học sinh so sánh (thảo luận) 
- Mang định hướng 
Gợi nhu cầu được hiểu 
- Triển khai phần giải thích 
 * Nghĩa đen 
* Nghĩa bóng 
* Nghĩa sâu 
- Phải sắp xếp ý theo trình tự từ hẹp đến rộng 
- Ý nghĩa của câu tục ngữ 
- Có : giới thiệu câu tục ngữ nói được nội dung sâu sắc mà mình muốn giải thích 
- Không, có nhiều cách mở bài trực tiếp- gián tiếp 
- Có từ ngữ liên kết 
- Ngoài cách nói trên có nhiều cách nói khác – Thật vậy – đúng như vậy 
- Giải thích nghĩa đen, từ ngữ vế rồi cả câu và toàn nhận định 
- Phân tích 
- Có nhiều cách kết bài tương ứng 
- Học sinh đọc và ghi nhớ : Chấm (1) 
- Học sinh đọc ghi nhớ Chấm (2), (3) 
4. Củng cố : 2’
 - Gọi 1-2 hs đọc lại phần ghi nhớ 
	_ Tiến hành làm các bài tập còn lại 
5. Luyeän Taäp: 5’
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên:
 Ngày xưa xã hội chưa phát triển con người cần phải đi xa để học hỏi thêm kinh nghiệm. Ngày nay với một xã hội văn minh tiên tiến thì con người cần phải học hỏi thêm để nâng sàng khôn đó lên cao hơn.
Viết theo ý của em cho yêu cầu trên phần kết bài.
HS trình bày 
 Hs các tổ khác nhận xét .
6. Daën doø : 2’
 a. Bài vừa học: Nắm cách làm hoàn chỉnh một bài văn lập luận giải thích.
 b. Soạn bài: Luyện tập lập luận giải thích (SGK/87)
 Đọc kĩ và thực hiện mục Chuẩn bị ở nhà
c. Trả bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích.
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngaøy soaïn: ..../..../....
Ngaøy daïy: ..../..../....
Tuaàn 29– Bài 26 
Tieát 108
LUYEÄN TAÄP :
LAÄP LUAÄN GIAÛI THÍCH
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 - Củng cố, khắc su những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
 - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Cách làm bài văn nghị luận giải thích một vấn đề .
Kĩ năng : 
 Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn gải thích .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : Kiến thức về nội dung và phương pháp làm bài .
 * Trò : Học lý thuyết vận dụng làm bài tập .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 _ Nhắc lại nội dunbg và phương pháp làm văn giải thích .
 3. Bài mới : (1’)
 Trên cơ sở đã chuẩn bị bài kỹ ở nhà, bây giờ các em phải vận dụng những hiểu biết đã học về lập luận giải thích để cố gắng làm sáng tỏ nội dung cần nói sau : “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người” 
TG
ND
HĐGV
HĐHS
35’
I. Chuẩn bị ở nhà 
Đề bài : Một nhà văn có nói 
“ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó 
1) Tìm hiểu đề và tìm ý 
- Đề yêu cầu : giải thích nội dung câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” 
- Tìm ý + câu nói ấy có ý nghĩa gì ? (giải thích) + cơ sở chân lý của câu nói (tại sao nói như vậy ?) 
+ Chân lý câu nói được vận dụng thế nào ? 
2) Lập dàn bài 
a/ Mở bài : giới thiệu vấn đề 
“ Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người 
b/ Thân bài : 
1) Giải thích ý nghĩa câu nói 
- Sách chứa đựng trí tuệ con người 
- Sách là ngọn đèn sáng 
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt 
- Ý ghĩa của cả câu nói 
2) Giải thích cơ sở chân lý của câu nói 
- Sách ghi lại những hiểu biết quý giá mà con người tích luỹ được 
- Hiểu biết ghi lại trong sách có ích cho cả mọi thời đại, truyền lại đời sau 
- Đây là điều được mọi người thừa nhận 
3) Giải thích sự vận dụng chân lý 
- Cần chăm đọc sách để hiểu biết và sống tốt 
- Cần chọn sách tốt, hay, để đọc 
- Cần tiếp nhận có sáng trí tuệ chứa đựng trong sách 
c/ Kết bài 
- Nhận thức đúng về giá trị của sách, chọn sách tốt để đọc 
3) Viết bài
 Mở bài : Có những người đã nhìn sách bằng cặp mắt vô hồn, nhìn những tập giấy vô tri vô giác. Nhưng lại có bao người đã dành cho sách những lời ca ngợi vô cùng đẹp đẽ. Một nhà văn có nói :” Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” 
 Kết bài : Câu nói trên cho ta có được một nhận thức đúng đắn và sâu sắc về giá trị của sách. Từ đó, ta càng nên có thái đúng đắn trong việc chọn sách và đọc sách. 
Giáo viên ghi đề và đề bài lên bảng 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những yêu cầu của vuệc tìm hiểu đề, tìm ý 
- Học sinh thảo luận đề bài luyện tập 
H. Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? 
H. Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó ? 
H. Để đạt những yêu cầu giải thích đã nêu trên thì bài làm cần những ý gì ? 
Hoạt động 2 : Lập dàn bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những yêu cầu của việc lập dàn bài 
H. Cần sắp xếp các ý đã tìm được thế nào để sự giải thích trở nên chặt chẽ, dễ hiểu, hợp lý ? 
Trí tuệ ? 
Ngọn đèn sáng ? 
Sáng bất diệt ? 
- 
Hoạt động 3 Viết đoạn văn 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu của ý đoạn mở bài (hoặc) kết bài 
(hoặc) thân bài khi viết đoạn cần viết 
Học sinh tập viết ngay đoạn văn trên lớp – các em khác đánh giá góp ý – Giáo viên nhận xét sữa chữa rút kinh nghiệm 
- Học sinh tham gia thực hiện các bước làm bài trên theo hướng dẫn của thầy cô 
- Lắng nghe ý kiến để bổ sung, sữa chữa bài hoàn chỉnh 
- Đề đặt ra yêu cầu giải thích gì ? 
- Làm sáng tỏ nghĩa đen nghĩa bóng, nghĩa sâu xa của câu nói 
- Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ, câu nói khác để tìm ý 
- Giải thích nội dung câu nói giái tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người 
- Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề 
+ Giải thích ý nghĩa câu nói (câu nói có ý nghĩa gì ?) (b) 
+ Giải thích hình ảnh : Ngọn đèn vọng – Ngọn đèn bất diệt 
+ Giải thích cả câu 
+ Giải thích cơ sở chân lý của câu nói (tại sao có thể có như vậy ? ) (c)
+ Chân lý câu nói được vận dụng như thế nào ? 
- MB giới thiệu điều cần giải thích 
- TB lần lượt trình bày các nội dung giải thích 
- KB nêu ý nghĩa điều dược giải thích 
- Học sinh thảo luận 
- Tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết 
- Sự chiếu soi đường khỏi tăm tối 
- Sáng không bao giờ tắt 
- MB – TB – KB (trên phần lập dàn ý ) 
4. Củng cố : 2’
 - Gọi 1-2 hs đọc lại phần ghi nhớ 
	_ Tiến hành làm các bài tập còn lại 
5. Dặn dò : 2’
a. Bài vừa học: Nắm kĩ hơn về các bước làm bài văn lập luận giải thích
b. Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (SGK/89)
- Đọc văn bản và các chú thích SGK 
- Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản
 c. Trả bài: Sống chết mặc bay 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (Ở NHÀ)
 I Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã được truyền đạt về thể loại văn giải thích 
 bước đầu biết vận dụng những lý lẽ trong đời sống để trình bày một vấn đề
 II . Triển khai đề :
 ( Vì là bài làm ở nhà nên giáo viên cần giải thích , hướng dẫn trước )
Đề 	“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
 Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy (nộp sau 1 tuần) 
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc