Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận giải thích

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích)

để dễ dàng nắm được cách làm bài văn lập luận giải thích.

 - Bước đầu hiểu được cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần

lưu ý và lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Các bước làm bài văn lập luận giải thích

2. Kĩ năng:

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29 Ngày soạn: 18- 03- 2012 
 TIẾT 109 Ngày dạy: 19 - 03 - 2012 
Tập Làm Văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
`	I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) 
để dễ dàng nắm được cách làm bài văn lập luận giải thích.
 - Bước đầu hiểu được cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần 
lưu ý và lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1. Kiến thức: 
 - Các bước làm bài văn lập luận giải thích
2. Kĩ năng: 
 - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Thái độ: 
 - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ Mục đích của giải thích
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật
10
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Gọi hs đọc đề bài trong sgk
? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì ? 
- Hs: Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài 
? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?
HS:Suy nghĩ,trả lời
GV:Nhận xét.
? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý ?
? Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì ? ( lập dàn bài )
- HS:Thảo luận nhóm (2p)
- GV: Chốt,ghi bảng.
? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ? 
- Phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu cần được hiểu )
? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ?
- HS: Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp 
- Nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu 
? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ? 
- HS: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người )
? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? (đó là việc làm cần thiết )
- HS: Gọi hs đọc phần mở bài trong sách giáo khoa
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? ( có )
? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy nhất hay không ? ( không ) 
? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên ? ( hs tự tìm)
- Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài cách nói “ thật vậy ” còn có cách nói nào nữa không ? 
- HS: Suy nghĩ,trả lời
- GV: Nhận xét.
? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen ntn? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của các câu, của toàn nhận định sau hay ngược lại ? Vì sao ?
? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác ( theo cách đi từ cái chung đến cái riêng chẳng hạn) thì có thể viết các đoạn thân bài như sgk được hay không ? Vì sao?
- Gọi hs đọc phần kết bài 
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: 
* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy .
a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
- Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ 
- Vận dụng các phép lập luận giải thích 
- Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải thích 
b. Dàn bài: 
+ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết 
+ Thân bài 
- Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa 
+ Kết bài : nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 
c. Viết bài: 
- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bài 
d. Đọc lại và sửa bài: 
 Ghi nhớ : sgk / 86 
II. LUYỆN TẬP:
* Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên :
 Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những tuổi trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú “ở nhà với
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích, bố cục một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần ? nêu nội dung từng phần 
 - học ghi nhớ sgk ; Viết hoàn chỉnh bài; soạn bài “ Luyện tập lập luận giải thích”
VI. RÚT KINH NGHIỆM
................
 ***************************************************************
 TUẦN 29 Ngày soạn: 18- 03- 2012 
 TIẾT 110 Ngày dạy: 19 - 03 - 2012 
Tập Làm Văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TLV SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giả thích.
 - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một vấn đề của đời sống .
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1. Kiến thức: 
 - Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
2. Kĩ năng: 
 - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
3. Thái độ: 
 - Tích cực luyện tập, thực hành tốt phục vụ cho bài viết sau này.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? 
 ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chi làm mấy phần nêu nội dung từng phần ? 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
b. Dàn bài: 
c. Viết bài: 
d. Đọc lại và sửa bài: 
5
Câu 2
+ Mở bài: 
+ Thân bài 
+ Kết bài : 
5
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích 
- Gọi hs đọc đề bài trong sgk
? Em hãy nêu lại yêu cầu của việc tìm hiểu đề của bài văn lập luận giải thích mà em đã được học trong tiết trước ? 
 - HS : Suy nghĩ,trả lời
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? Làm thế nào để nhận ra điều đó ? ( HSTLN) 
? Để đạt được yêu cầu cần giải thích đã nêu ở trên , bài làm cần có những ý gì ? Nếu giải thích câu “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” thì ngoài những gợi ý trong sgk còn có hướng tìm ý khác nữa không ? 
- Vì sao trí tuệ con người, khi được đưa vào trang sách, lại trở thành nguồn ánh sáng không bao giờ tắt ?
? Em hãy nhắc lại yêu cầu của việc lập dàn bài cho bài văn lập luận giải thích ?
 - GV: Hướng dẫn
 - HS : Suy nghĩ,trả lời.
? Cần sắp xếp các ý đã tìm được ntn để sự giải thích trở nên hợp lí, và dễ hiểu đối với người đọc ( người nghe ) ? 
? Nhắc lại những yêu cầu của đoạn mở bài, kết bài 
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
- Cho hs viết phần mở bài, phần kết bài 
Gọi hs đọc các hs đánh giá, góp ý – sau đó gv nhận xét và sửa chữa và tổng kết rút kinh nghiệm
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1 . Đề bài: 
 - Một nhà văn nói: “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó .
a. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
*Giải thích nghĩa của câu nói đó
+ Sách chứa đựng trí tuệ của con người 
+ Sách là ngọn đèn sáng 
+ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt 
+ Nghĩa của cả câu nói đó 
 b. Lập dàn bài: 
+ Mở bài : Giới thiệu câu nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người 
+ Thân bài : 
* Giải thích nghĩa của câu nói :
- Sách chứa đựng trí tuệ con người 
- Sách là ngọn đèn sáng 
- Sách là ngọn đèn bất diệt 
- Cả câu nói có ý gì ? 
* Giải thích chân lí của câu nó
 Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người 
* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói cần chọn lựa sách để đọc
+ Kết bài : Nêu ý của câu nói đó 
c. Viết bài:
- Hướng dẫn hs viết bài 
d. Đọc lại bài và sửa bài :
II. LUYỆN TẬP:
- Viết mở bài
V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
 - Nêu lại các bước làm bài văn lập luận giải thích ?
- Về nhà viết lại bài văn này hoàn chỉnh chuẩn bị cho Viết bài tập làm văn số 6
- Soạn bài : ''Ca Huế trên sông Hương'' 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
................
******************************************************
TUẦN 29 Ngày soạn: 18- 03- 2012 
TIẾT 111,112 Ngày dạy: 22 - 03 - 2012 
 Văn bản : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 - Hà Ánh Minh-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phts triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm thể loại bút kí.
 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.
 - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
 - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh).
 - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh
3. Thái độ: 
 - Biết yêu quý , giữ gìn ,bản sắc văn hóa của dân tộc. 
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
- Em hiểu gì về cố đô Huế ? hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết ? Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới . Xứ Huế còn nổi tiếng về những sản phẩm văn hoá độc đáo , đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phấm ấy . Hôm nay học bài văn này , chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của Xứ Huế qua một đêm ca huế trên sông Hương .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hà Ánh Minh
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích *
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
- GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc tiếp Gv đọc sau đó gọi hs đọc tiếp ( yêu cầu chẫm rãi rỏ ràng , mạch lạc )
 - HS : Giải thích từ khó 
 ? Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? căn cứ vào đau để kết luận ?
? VB này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ?
 - GV : Hướng dẫn.
 - HS : Thảo luận nhóm.
 Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao sgk 
Gọi hs đọc phần thứ nhất
? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ , nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
? Tác giả cho ta thấy dân ca Huế mang đậm đặc điểm hình thức và nội dung nào ? (rất nhiều điệu hò , điệu lí )
? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong vb này ? 
- Hs: Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích 
? Qua đó tác giả chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?
- Hs: Phong phú về làn điệu , sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm , mang đậm nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế 
? Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung , em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ?Nếu có thể hãy hát một bài hát dân ca em biết ?
-HS: Dân ca quan họ Bắc Ninh , dân ca đồng bằng Bắc Bộ 
Gọi hs đọc phần thứ 2
? Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế ? qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế ?
- HS: Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian khí nhạc 
- Kết hợp 2 tính cách dân gian 
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diển ca Huế trên các phương diện : dàn nhạc , nhạc công ?
- Hs: Dàn nhạc gồm đàn tranh , đàn nguyệt  gõ nhịp 
- Nhạc công : Dùng các ngón đàn trau chuốt . Đáy hồn người 
? Nhận xét gì về đặc diểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này ? ( liệt kê)
? Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh ?
- Thanh lịch , tinh tế , Tính dân tộc cao trong biểu diễn 
? Cách thưởng thức có gì độc đáo ?
- Hs: Trăng lên , gió mơn man . Rộn lòng 
? Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào ? 
- cách thưởng thức vừa dân dã , vừa sang trọng , ca huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức 
? Khi viết “ Không gian như lắng đonfg5 , thời gian như . Sâu thẳm , tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông hương ?( HSTLN)
- HS: Khiến người nghe quên cả không gian , thời gian , chỉ cảm thấy tình người . Ca huế làm giàu tâm hồn con người 
- Ca huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó 
? Qua vb này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
Ghi nhớ sgk
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
 - Bút kí : Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
- Ca Huế :
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia làm 2 phần.
- P1 : Từ đầu đến lí hoài nam – Huế cái nôi của dân ca 
- P2: Tiếp theo đến hết – những đặc sắc của Huế 
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả , thuyết minh.
c. Phân tích :
c1: Huế – cái nôi của dân ca: 
- Rất nhiều điệu hò trong lao động sx : Hò trên sông , lúc cấy , lúc cày , chăn tằm , trồng cây ..
- Nhiều điệu lí : lí hoài nam , lí hoài xuân 
=> Phép liệt kê , thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế 
C2. Đặc sắc của ca Huế: 
+ Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.
+ Cách biểu diễn : 
- Dàn nhạc : Đàn tranh , đàn nguyệt , tì bà , đàn bầu 
- Nam mặc áo dài the , quần thụng, đầu đội khăn xếp , nữ mặc áo dài , khăn đóng .-
- Nhạc công : dùng nhiều ngón đàn trau chuốt 
=> Dùng phép liệt kê , thể hiện sự thanh lịch , tinh tế , tính dân tộc cao trong biểu diễn
+ Cách thưởng thức : Trên thuyền, giữa dòng sông đêm trăng gió mát với tâm trạng chờ đợi rộn lòng => Dân dã và sang trọng 
II. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk/104
1. Nghệ thuật:
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
2. Nội dung: 
- Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.
VI. CỦNG CỐ DĂN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Huế có những điệu dân ca nào ? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn ?
- Nêu nguồn gốc của ca Huế 
- Học phần ghi nhớ . ''Soạn bài ''Dùng cụm C-V để mở rộng câu” 
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................... 
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V7 TUAN 29 MOI NHAT.doc