Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 113, 114 - Bài 26: Sống chết mặc bay

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 113, 114 - Bài 26: Sống chết mặc bay

A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:

Giúp học sinh : Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 113, 114 - Bài 26: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :	
 Tuần 29	BÀI 26.
	 Kết quả cần đạt ( SGK/ 74)	
TiÕt 113-114
A. Mục tiêu cần đạt 	 Giúp học sinh: 
Giúp học sinh : Hiểu được giá trị phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của tác giả và thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
à GV: SGK, STK, gi¸o ¸n.
à HS: ChuÈn bÞ bµi tr­íc ë nhµ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Giới thiệu : “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn về tư tưởng cũng như nghệ thuật đều được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, bởi lẽ tác giả sử dụng rất thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp để lên án giai cấp thống trị và bày tỏ lòng thương cảm trước nỗi khổ của nhân dân lao động . Để thấy được thành công của tác phẩm này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :	Gọi học sinh đọc chú thích sgk/79.
- Tóm tắt vài nét về tác giả – tác phẩm
Hoạt động 2 :	Đọc - Hiểu VB.
- Tóm tắt tác phẩm
- Cô đã dặn các em đọc bài trước ở nhà.vậy em nào có thể tóm tắt cho cô tác phẩm này?
- Truyện này chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn ? (3 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu  khúc đê hỏng mất : Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.
+ Đoạn 2 : ấy, lũ con dân điếu mày: Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm trong khi người dân đang hộ đê.
+ Đoạn 3 : Đoạn còn lại : Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào thảm sầu.
*Cảnh nơi đê vỡ và cảnh trong đình:
+ Hs đọc doạn 1.(Cảnh ngoài đê)
- Thời gian diễn ra sự việc?
- Cảnh tượng diễn ra như thế nào khi đê sắp vỡ?
Gv : Như vậy cảnh tượng diễn ra hết sức nhốn nháo và căng thẳng. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của con người.
-Nhưng các em thấy sức người có chống cự nổi với sức trời hay không? - Cuối cùng thì đê cũng vỡ. Đê vỡ đã gây ra thảm họa gì?
- Qua tìm hiểu cảnh ngoài đê, em hãy nêu nhận xét của mình về tình cảnh của người dân ở đây ?
 + Hs đọc đoạn 2 ( Cảnh trong đình).
- Khi mọi người đang ra sức hộ đê thì quan phụ mẫu làm gì? Tại đâu?
- Nơi quan đánh bạc có địa thế như thế nào? Cảnh tượng ra sao ?
- Xung quanh quan được bày biện những gì?	
- Khi nghe có thông báo đê vỡ, quan có những hành động và lời nói gì ?
- Nêu nhận xét của em về cảnh trong đình ?
* Như vậy các em thấy hai sự việc cùng diễn ra một lúc. 1 bên là cảnh dân phu rối rít, lo sợ, đang hộ đê, 1 bên là quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi đánh bài, xung quanh có kẻ hầu người hạ, được ăn ngon với những lời nịnh hót xung quanh. 
Ngoài ra, khi đê vỡ, hàng ngàn con người cùng với trâu bò, gà vịt, nhà cửa, ruộng đồng bị cuốn trôi, người chết vô kể, không nơi chôn còn người sống không chỗ ở.Tình cảnh rất thảm sầu, vậy mà trong lúc đó, quan phụ mẫu đang chờ “ù” một ván bài to. Và cuối cùng mục đích của hắn cũng đạt được.
- Vậy các em thấy 2 hình ảnh và sự việc này có quan hệ như thế nào với nhau ? 
- Mức độ diễn ra sự việc như thế nào? ( Lưu ý : việc tác giả miêu tảcác chi tiết tăng dần trong từng mặt tương phản : Mưa, gió ngày một lớn; sức người ngày một kiệt; thế đê ngày một nguy> < Sự đam mê cờ bạc của quan phủ cũng ngày một tăng dần : Ngoài trời mưa to gió lớn, quan vẫn tỉnh bơ như không biét gì . Đến khi đê vỡ, nước đỗ ào ào, tiếng người, tiếng gà, trâu bò kêu vang tứ phía, quan cũng chẳng quan tâm; đến khi có người dân vào báo tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, còn quát nạt bọn tay chân rồi quan lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc “ù thông tôm chi chi nảy”)
- Cho biết tác dụng của sự kết hợp 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong văn bản này?
- Qua phân tích bài văn trên, em hãy nêu nhận xét về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cùng giá trị nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật) của truyện ?
Hoạt động 3 : Ghi nhớ.
Gv hướng dẫn Hs chốt lại nội dung, nghệ thuật của truyện rồi đọc ghi nhớ - Sgk/83.
Hoạt động 4 : Luyện tập:
Gv hướng dẫn Hs làm các BT1,2 – sgk/83.
Hoạt động 5: Củng cố :	
- Đọc ghi nhớ.
 Hoạt động6: Dặn dò :
 - Làm phần luyện tập sgk/83.
- Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài tiếp theo : Cách làm văn lập luận giải thích
à Chuyện xảy ra ở Bắc Bộ. Vào lúc 1 giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X thuộc tỉnh X sắp vỡ. Dân phu kể hàng trăm nghìm con người rất lo sợ khúc đê này hỏng. Nhưng trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lại, lính tráng kẻ hầu, người hạ cho quan phụ mẫu “đánh tổ tôm”. Trước tin nguy cấp của đê vỡ, quan phụ mẫu cùng nha lại tiếp tục đánh tổ tôm, thờ ơ trước cảnh tượng nhốn nháo, lo sợ của dân chúng trong khi họ đi “hộ đê” và cuối cùng khúc đê ấy vỡ, nhân dân lâm vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.
à Gần một giờ đêm
à - Trời mưa tầm tã
- Nước sông Nhị Hà lên to quá.
- Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên.
- Hàng trăm nghìn con người trông thật thảm hại.
- Tiếng trống, tiếng ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau.
àKhông : Sức người khó lòng địch nổi, lo thay, nguy thay khúc đê này hỏng mất.
à Nước tràn lênh láng, xoáy cả vực sâu ; người sống không nơi ở, người chết không nơi chôn
àHs nhận xét, Gv chốt lại và ghi.
à Đánh bạc trong đình
à - Đình ở trên mặt đê, cao mà vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
-“Đèn thắp sáng trưngchực hầu điếu đóm”.
à“Bát yến hấp trông mà thích mắt “
à -  đê vỡ rồi  ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.
- Vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói “Ù! Thông tôm, chi chi nảy!  điếu mày!”
à Hs nhận xét, Gv chốt lại và ghi.
à Tương phản đối lập.
à Tăng dần ( tăng cấp )
à Phép tương phản xen kẽ tăng cấp : Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” bày tỏ niềm thương cảm của người dân trước cảnh thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
- BT1 : Không có ngôn ngữ đối thoại nội tâm .
- Qua ngôn ngữ đối thoại vừa hách dịch, quát nạt, vừa giục giã, vui vẻ của quan phủ =>Tính cách độc đoán, tàn nhẫn, vô trách nhiệm .
I. Chú thích :
1. Tác giả – tác phẩm:
- Phạm Duy Tốn (1883 – 1924)
- Quê : Thường Tín – Hà Tây
- Là một trong số ít người có thành tựu về thể loại truyện ngắn hiện đại.
- Là tác phẩm thành công nhất của ông
 2. Từ khó : Sgk/ 79,80.
II. Đọc – hiểu văn bản :
 1. Tóm tắt cốt truyện :
 2 .Bố cục : 3 đoạn 
- Đoạn 1 : Từ đầu  khúc đe nàyâ hỏng mất : Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 : Aáy, lũ con dân Điếu, mày: Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.
- Đoạn 3 : Đoạn còn lại : Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
 3. Phân tích :
a. Cảnh ngoài đê và cảnh trong đình. 
Cảnh ngoài đê:
Cảnh trong đình:
- Nhân dân vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trươc nguy cơ đê vỡ để bảo vệ đê.
- Dân chúng thảm sầu vì đê vỡ.
=>NT:Tương 
- Mưa, gió ngày một lớn; sức người ngày một kiệt; thế đê ngày một nguy.
=>TN : Tăng
- Quan phủ cùng nha lại, chánh tổng chễm chện ngồi đánh bạc, hưởng lạc trong khi nhận trọng trách “đi hộ đê”.
- Quan phủ vui vì ù được ván bài to.
phản . 
- Sự đam mê cờ bạc của quan phủ cũng ngày một tăng dần.
cấp
* Phép tương phản kết hợp tăng cấp : Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” bày tỏ niềm thương cảm tác giả đối với người dân trước cảnh thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
2. Giá trị của tác phẩm
a. Giá trị hiện thực:
Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân vớiø cuộc sống của bọn quan lại thống trị.
b. Giá trị nhân đạo :
Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyềnđưa đến.
c. Giá trị nghệ thuật :
Kết hợp thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp, ngôn ngữ khá sinh động,thể hiện được cá tính nhân vật. 
III. Ghi nhớ : sgk/83.
IV. Luyện tập :
1. Truyện ngắn”SCMB”có sử dụng các hình thức ngôn ngữ ở BT1 (trừ ngôn ngữ độc thoại nội tâm không sử dụng) 
2. Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ vừa hách dịch, quát nạt, vừa giục giã, vui vẻ=>Tính cách độc đoán, tàn nhẫn, vô trách nhiệm .

Tài liệu đính kèm:

  • doc113-114.doc