Giúp hs:
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế và độc đáo trong cách biểu diễn- thưởng thức, với những con người rất đỗi tài hoa.
- Đây là một văn bản nhật dụng, thể loại bút kí.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích một văn bản nhật dụng.
Tuần 29 Tiết 113. Văn bản: Ca huế trên sông Hương -- Hà ánh Minh-- A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs: - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế và độc đáo trong cách biểu diễn- thưởng thức, với những con người rất đỗi tài hoa. - Đây là một văn bản nhật dụng, thể loại bút kí. - Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích một văn bản nhật dụng. B.Chuẩn bị: - HS : học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh về Huế, băng cát xét một số làn diệu dân ca Huế. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : ? Tóm tắt nội dung truyện ngắn " Những trò lố hay là Varen và PBC "? ? Tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm của mình là như vậy? 3. Bài mới: - Giáo viên cho hs xem bức tranh cầu Tràng Tiền. ? Bức tranh gợi cho em nghĩ đến vùng đất nào trên đất nước ta? ? Em hiểu gì về Huế? GV giới thiệu bài: Xứ Huế không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thơ mộng, bởi thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ - dấu ấn của lịch sử dân tộc, xứ Huế còn để lại trong lòng du khách bốn phương ấn tượng khó quên bởi những di sản văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với một nét văn hóa độc đáo của Huế: Ca Huế trên đất sông Hương. Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - HS theo dõi chú thích SGK. ? Em hiểu như thế nào là ca Huế? ? Ca Huế có điểm gì độc đáo so với dân ca các vùng khác? - Gv hướng dẫn đọc. - Gọi học sinh đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. ? Thế nào là nhạc cung đình? (Nhã nhạc. Năm 2003, nhã nhạc Huế được tổ chức văn hoá thế giới Unesco công nhận là di sản phi vật thể của thế giới) ? Theo em, bài văn có thể chia làm mấy phần? ND từng phần? - Theo dõi phần 1. ? Theo em, tại sao tác giả lại quan tâm đến ca Huế? ? Giới thiệu về ca Huế, tác giả cho người đọc thấy được điều gì trước tiên? - HS phát biểu ý kiến. ? Sự phong phú về làn điệu hò đó để nhằm chuyền tải nội dung tình cảm nào? ? Qua sự chứng minh của tác giả, em hiểu được giá trị nào của ca Huế? - HS phát biểu ý kiến. ? Bên cái nôi dc Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào ở nước ta? HS phát biểu ý kiến: (- Dc quan họ Bắc Ninh. - Dc đồng bằng Bắc Bộ. - Dc các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) - Theo dõi phần 2. ? Tác giả đã giới thiệu ntn về sự hình thành của ca Huế? ? Qua đó ta thấy được tính chất nổi bật nào của ca Huế? ? Trong đoạn, tác giả còn cho thấy nét đặc sắc nào của ca Huế? ? Nói về nghệ thuật biểu diễn, tg đề cập đến những mặt nào? ? Nhận xét về đ2 ngôn ngữ trong phần này? ? Qua đv, tác giả nhấn mạnh nét đẹp nào của ca Huế? - Không chỉ đặc sắc trong nt biểu diễn, ca Huế còn thu hút du khách bằng nghệ thuật thưởng thức. - Đọc đoạn văn miêu tả cảnh thưởng thức ca Huế ? ? Ca Huế có cách thưởng thức đặc biệt ntn? ? Nhận xét của em về cách thưởng thức ca Huế? ? Nghe ca Huế, tác giả có cảm xúc gì? ? Sau khi hoc xong tác phẩm, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của ca Huế, của xứ Huế? ? Em hiểu gì về tình cảm của tác giả với Huế? ? Văn bản gợi cho em tình cảm gì? ] Mong được đến Huế và thưởng thức ca Huế . ? Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" thuộc loại văn bản nào? ? Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng và cho biết nội dung nhật dụng của văn bản? ? Văn bản đã kết hợp phương thức biểu đạt nào? - Quan sát 2 bức tranh. Hai bức tranh minh hoạ cho nội dung gì? - HS khái quát rút ra ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu chung: - Dân ca Huế: Ca Huế là một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế. - Ca Huế diễn ra vào ban đêm, người nghe và người hát cùng ngồi trên thuyền đi trên sông Hương II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc - chú thích: - Đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn 2. Bố cục: P1: Từ đầu ] " lí hoài nam": giới thiệu về ca Huế. P2: Còn lại: Những nét đặc sắc của ca Huế. 3. Phân tích: a, Huế - cái nôi của dân ca: - Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. * Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta. - Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất. - Nhiều điệu lí. - Nhiều điệu nam. ] Phong phú về làn điệu. ] Thể hiện niềm hoài vọng, khát khao của tâm hồn Huế. ] Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc, thấm thía về nội dung tình cảm, mang những nét đặc trưng của mảnh đất và tâm hồn Huế. b, Những đặc sắc của ca Huế. - Sự hình thành: từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạctrên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. ] Kết hợp tính chất DG và tính chất cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã - Đặc sắc trong cách thức biểu diễn. - Đặc sắc trong cách thưởng thức ca Huế. * Biểu diễn ca Huế. - Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt ] Nhạc cụ dân tộc. - Ca công còn trẻ, ăn mặc ] Giản dị mà trang trọng - Tài năng: Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt.. tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt, tiết tấu xao động tận đáy hồn người. ] Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú, độc đáo của nghệ thuật biểu diễn ca Huế. ] Thanh lịch, tinh tế, mang tính dân tộc cao trong NT biểu diễn. * Thưởng thức ca Huế: - Đêm trăng gió mát. - Trên thuyền, giữa dòng sông Hương. (Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh ) ] Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã, vừa sang trọng, thơ mộng, giữa thiên nhiên mênh mang và lòng người trong sạch. - Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi. - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người xứ Huế: con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm. ] Ca Huế làm giàu thêm tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. - Yêu quí và tự hào về vẻ đẹp của Huế. - Ca ngợi Huế, ca ngợi đất nước. 4. Tổng kết: - VB nhật dụng (Phản ánh vấn đề thời sự gần gũi đang điễn ra trong đời sống hôm nay ) ] Phản ánh một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống cố đô Huế - ca Huế ] Ca ngợi và biểu dương cho nét đẹp văn hoá này. - Phương thức nghị luận chứng minh, miêu tả, biểu cảm. * Ghi nhớ: ( SGK ) 4. Củng cố kiến thức - Hãy trình bày một làn điệu dân ca mà em thuộc? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung phân tích. - Học thuộc ghi nhớ bài. - Chuẩn bị : liệt kê. + Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK. **************************************** Tiết 114 Liệt kê A. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs hiểu: - Thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. - Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê từng cặp/liệt kê không theo từng cặp; liệt kê tăng tiến/liệt kê không tăng tiến. - Biết vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7), bảng phụ. - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VD/SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra 15 phút : Phần I: Trắc nghiệm( 2đ) Câu 1: Câu bị động là câu có chủ ngữ : a. Chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác b. Chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. c. Chỉ người , vật. Câu 2: Câu: “ Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va- ren” là câu: a. Chủ động b. Bị động Câu 3: Câu: Ngôi trường mà xã tôi mới xây trông rất khang trang” là câu mở rộng thành phần chủ ngữ. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 4: Điền tiếp vào chỗ trống để câu sau là câu mở rộng cụm động từ Cả lớp không học bài.. Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1: 3đ Chuyển câu chủ động sau thành 2 câu bị động khác nhau: Người ta đan những chiếc rổ này bằng tre Câu 2: 2 đ Phân tích thành phần câu sau và cho biết câu được mở rộng thành phần nào? Bài hát làm mọi người xúc động Câu 3: 3đ Biến đổi những câu sau thành câu được mở rộng bằng cụm chủ- vị: a. Cái xe đạp của tôi đã mòn lốp b. Bài tập của thầy hôm nay rất khó Đáp án- biểu điểm Phần trắc nghiệm: 2đ, mỗi câu đúng o,5 đ Câu 1: b Câu2: a Câu 3: b Câu 4: Phần điền tiếp là một cụm ĐT có phần phụ ngữ là một cụm c-v Phần tự luận: 8đ Câu 1: 3đ, Mỗi cách chuyển đúng 1,5đ - Những chiếc rổ này được người ta đan bằng tre - Những chiếc rổ này đan bằng tre. Câu 2: 2đ Xác định đúng CN, VN 0,5 đ Xác định đúng cụm C-V dùng để mở rộng câu: 1,5 đ Bài hát// làm mọi người xúc động -> Câu mở rộng phụ ngữ trong cụm ĐT c v C V Câu 3: HS có thể có nhiều cách biến đổi khác nhau song phảI đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp a. CáI xe đạp của tôI lốp đã mòn b. Bài tập thầy giao hôm nay rất khó 3. Bài mới : Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt Hs theo dõi VD (bảng phụ). Đọc VD. ? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm dưới đây có gì giống nhau? ? Tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm mục đích gì? GV: Đây chính là biện pháp liệt kê. ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là liệt kê? - HS rút rs ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ 1 (sgk). - Hs đọc VD a, b trên bảng phụ. ? Xác định phép liệt kê trong hai VD. ? Hai phép liệt kê trên giống và khác nhau ở điểm gì? ? Như vậy xét về cấu tạo, phép liệt kê có mấy kiểu? Đó là kiểu nào? - Hs đọc Vd: c, d trên bảng phụ. ? Xác định phép liệt kê? ? Có thể thay đổi vị trí các bộ phận liệt kê trên không? Vì sao? ? Vậy xét về mặt ý nghĩa, phép liệt kê có mấy kiểu? - HS rút ra ghi nhớ 2. - Hs đọc ghi nhớ 2. - HS làm nhóm - giơ bảng. - Hs chuẩn bị 3 phút. - Giơ bảng, Gv chữa bài. - Hs viết - đọc bài . - GV sửa chữa. I. Thế nào là phép liệt kê: 1. Ví dụ: 2. Nhân xét: + Bát yến hấp đường phèn. + Tráp đồi mồi chữ nhật để mở - Trầu vàng, cau dậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà ... - Về cấu tạo: đều là danh từ hoặc cụm danh từ è Có mô hình cú pháp tương tự nhau. - Về ý nghĩa: cùng nói về những đồ vật xa xỉ đắt tiền bày biện quanh quan lớn. àTác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. 3. Ghi nhớ: SGK. II. Các kiểu liệt kê. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a, tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải b, tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải. - Giống nhau về ý nghĩa. - Khác nhau về cấu tạo. + Câu a: Phép liệt kê không theo từng cặp + Câu b: Phép liệt kê theo từng cặp (Qh từ “và”) * Xét về cấu tạo: Có 2 kiểu: - Liệt kê theo từng cặp - Liệt kê không theo từng cặp. c, Tre, nứa, trúc, mai, vầu d, hình thành và trưởng thành gia đình, giòng họ, làng xóm - Câu c: có thể thay đổi vị trí vì ý nghĩa các bộ phận liệt kê bình đẳng, ngang hàng. - Câu d: Không thể thay đổi vị trí vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa (từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng, từ hình thành đến trưởng thành ) * Xét về ý nghĩa: 2 kiểu - Liệt kê tăng tiến - Liệt kê không tăng tiến. 3. Ghi nhớ. SGK. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Phép liệt kê: Miêu tả sức mạnh của tinh thần yêu nước:" nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". 2. Bài tập 3: - Sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường giờ ra chơi. . Củng cố kiến thức ? Vẽ sơ đồ các kiểu liệt kê ? Liệt kê Cấu tạo ý nghĩa Liệt kê theo từng cặp Liệt kê không theo từng cặp Liệt kê tăng tiến Liệt kê không tăng tiến à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc 2 ghi nhớ bài; Làm BT2 (SGK). - Chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.” + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK. ***************************** Tiết 115 Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính. A. Mục tiêu bài dạy: - Giúp hs có những hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. - Rèn kĩ năng nhận diện và viết được văn bản hành chính theo mẫu. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7). - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VB /SGK. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày bài luyện nói tiết 112. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt - Học sinh đọc 3 văn bản. ? Tìm hiểu từng văn bản và cho biết: Tên văn bản, văn bản của ai gửi ai? (cấp nào gửi cấp nào)? Mục đích của từng văn bản? ? Qua tìm hiểu 3 văn bản, em thấy những văn bản này có nhiệm vụ gì? ] Đây là những văn bản hành chính. ? Vậy em hiểu thế nào là văn bản hành chính ? - HS khái quát rút ra ghi nhớ 1. ? Em đã từng viết văn bản hành chính nào chưa? kể tên ? ? Qua 3 văn bản, em thấy khi nào dùng thông báo, khi nào dùng đề nghị, khi nào dùng báo cáo? ? Xét về mặt hình thức, cách trình bày các văn bản này có khác gì so với các tp truyện, thơ mà em đã học? - HS rút ra ghi nhớ 2 SGK. - Hs đọc bài, làm bài tập theo nhóm, nộp kết quả - GV nhận xét. - HS thực hành. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả è GV & HS cả lớp nhận xét bổ sung. I. Thế nào là văn bản hành chính: 1. Ví dụ: - Văn bản 1: Thông báo: + Của BGH ( cấp trên ) gửi GV CN ( cấp dưới) + Mục đích: Triển khai kế hoạch trồng cây. - Văn bản 2: Giấy đề nghị + Tập thể 7A ( cấp dưới ) gửi GV CN (cấp trên) + Đề đạt nguyện vọng: Chuyển buổi sh tt - Văn bản 3: Báo cáo. + Tập thể 7b (cấp dưới) gửi BGH (cấp trên) + Tổng kết hoạt động hưởng ứng 2. Nhận xét: - Truyền đạt nội dung, yêu cầu từ cấp trên xuống cấp dưới. - Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tổng kết công việc từ cấp dưới lên cấp trên. 3. Ghi nhớ: * Ghi nhớ 1: SGK. - Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc cho công chúng. - Đề nghị: Đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền cao hơn. - Báo cáo: Tổng kết những vấn đề đã làm được từ cấp dưới lên cấp trên. - Khác: Thơ văn dùng N2 nt, hư cấu tưởng tượng. Văn bản hành chính dùng N2 hành chính không có hư cấu tưởng tượng, không có yếu tố cảm xúc. Văn bản hành chính: có tính khuôn mẫu, trình bày theo một số mục nhất định. * Ghi nhớ 2: SGK. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Tình huống 3,6: không dùng văn bản hành chính. - Tình huống 2 : báo cáo - Tình huống 4 : đề nghị - Tình huống 5 : đề nghị. 2. Bài tập 2: Bác trưởng thôn vì quá bận nên nhờ em viết thông báo tới nhân dân toàn thôn đi tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm vào sáng thứ 7. Em hãy giúp bác. 4. Củng cố kiến thức: - Trình bày những hiểu biết của em về văn bản hành chính ? - Một thông báo nhanh khác gì so vơi một văn bản thông báo ? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ bài. Tìm đọc những văn bản hành chính. - Chuẩn bị bài tiết sau : Trả bài Tập làm văn số 6: + Xem lại bài và tự sửa lỗi. Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6 a. mục tiêu bài dạy: Giúp hs: - Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về cách lập luận của bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu. - Tự đánh giá về chất lượng bài làm của mình, rút kinh nghiệm để làm tốt bài giải thích. B. Chuẩn bị: - GV chấm trả bài trước cho HS, vào sổ điểm. - HS xem lại bài viết và tự nhận xét đánh giá. C.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt - HS nhắc lại đề bài. - GV ghi đề bài lên bảng. ? Đề bài yêu cầu những gì? - Kiểu bài? - Vấn đề cần giải thích ? - Tính chất của đề ? ? Nhắc lại các bước làm bài văn giải thích? ? Từ thực tế làm bài, hãy lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài viết? HS tự lập dàn bài. GV lược những nét chính. - Gv trả bài trước cho HS. ? Đối chiếu với yêu cầu của bài và dàn ý, hãy tự nhận xét ưu khuyết điểm của bài viết của mình. - Gv nhận xét ưu khuyết điểm chung. - HS tự tìm lỗi và sửa lỗi trong bài viết của mình: + Lỗi chính tả. + Lỗi dùng từ. + Lỗi diễn đạt. I. Đề bài: GiảI thích câu tục ngữ “ Có chí thì nên” II. Yêu cầu: - Kiểu bài: lập luận giải thích -Vấn đề cần GT: Câu TN “ Có chí thì nên” - Tính chất của đề: Khuyên nhủ, nhắc nhở, động viên. III. Dàn ý đại cương: 1. Mở bài: - Giới thiệu kho tàng tục ngữ, ca dao - kho tàng kinh nghiệm học tập. - Giới thiệu câu tục ngữ: giáo dục con người lòng kiên trì học tập . 2. Thân bài: - Chí là gì? Nên là gì? - Câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? - Vì sao có chí thì nên? - Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời khuyên đó? 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu TN. IV. Nhận xét bài viết. 1. Ưu điểm: - Hiểu nội dung ý nghĩa của câu tn, nắm được phương pháp làm bài, giải thích được ý nghĩa cơ bản. - Có bài viết giải thích sâu sắc, có cảm xúc, hành văn trong sáng. - Có ý thức sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Một số bài viết tốt: 7A: Hạ, Nam, Nhàn 7B: Oanh, Hà 2. Nhược điểm: - Một số bài viết quá sơ sài, bố cục lộn xộn. - Sai nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. - Trình bày cẩu thả. Điển hình: 7A: Hưng, Hai, Ninh, 7B: Khánh, Hoàng, Cường, Sơn 3. Sửa lỗi: a. Lỗi chính tả: - ý trí-> ý chí - trí hướng-> chí hướng b. Lỗi dùng từ. - Câu ca dao ] câu tục ngữ. - Lời răn đe ] lời răn dạy. c. Lỗi diễn đạt - Câu TN cho chúng ta biết 1 điều hữu ích rằng: Kiên trì vươn lên sẽ đạt được cáI đích mà mình hướng tới ] Câu TN cho chúng ta lời khuyên bổ ích rằng: Kết quả: Kém Yếu TB Khá Giỏi Lớp 7A Lớp 7B 4. Củng cố kiến thức: - Gv đọc những bài làm tốt, có kết quả cao (Hạ, Nhàn -7A; Hà -7B). à GV khái quát nội dung tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà - Sửa lỗi bài viết. - Viết lại bài ( những bài dưới 5 điểm ) - Chuẩn bị bài: “Quan âm Thị Kính” : + Đọc VB và trả lời câu hỏi SGK. Ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tài liệu đính kèm: