Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Bài 3: Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Bài 3: Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

-Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới hôm nay, điều quan trọng của vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em.

-Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề cấp bách cần phải bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

-Cảm nhận được phương thức lập luận chặt chẽ, toàn diện, đầy sức thuyết phục của Văn bản nhật dụng.

II/CHUẨN BỊ:

 

doc 32 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Bài 3: Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 12-09-05 TUẦN 3 BÀI 3 
ND: 13-09-05
Tiết: 11
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
-Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới hôm nay, điều quan trọng của vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em.
-Hiểu được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề cấp bách cần phải bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
-Cảm nhận được phương thức lập luận chặt chẽ, toàn diện, đầy sức thuyết phục của Văn bản nhật dụng.
II/CHUẨN BỊ:
 	-GV: Đọc kỹ văn bản – Tư liệu tham khảo – Soạn giáo án.
	Tranh ảnh, tư liệu thế giới, trong nước vì sự quan tâm của lãnh tụ ® thiếu nhi.
 	-HS: Đọc, tìm hiểu kỹ văn bản – Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs: 9A19A2
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” ?
 (Học sinh nêu cảm nhận theo yêu cầu .Lớp bổ sung –Gv chốt ý cơ bản )	
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 Lời tuyên bố của hội nghị thế giới cấp cao về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Niu-Oóc,ngày 30/09/1990 đã chứng Tổng kết lại. Sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước vấn đề bảo vệ về quyền lợi, chăm sóc sự phát triển của trẻ em và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phần trong lời tuyên bố này...
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
12’
17’
4’
Hoạt động 1:
 Giới thiệu xuất xứ văn bản:
Bước 1: 
H: Em hiểu gì về nguồn gốc của Văn bản này? Thế nào là lối kể truyện tuyên bố? Vì sao có hội nghị và lời tuyên bố này?
Chốt : Lời công bố rộng rãi mang tính chất tuyên ngôn của tổ chức nào đó.
+Những năm cuối thế kỷ XX, những biến động quốc tế vấn đề cấp thiết phải bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Bước 2:
-Gv hướng dẫn đọc văn bản.
+Giọng rõ ràng, khúc chiết, chú ý các phần mục của văn bản.
-Gv đọc mẫu đoạn đầu (P1,2).
-Gọi 3 hs đọc tiếp văn bản.
-Cho hs đọc thầm, tìm hiểu kỹ chú thích (3, 6, 7), kiểm tra lại chú thích 3.
Bước 3:
-Hướng dẫn tìm hiểu bố cục của Văn bản.
H: Văn bản có sự sắp xếp khác lạ so với văn bản đã học như thế nào?
H: Bố cục văn bản gồm mấy phần, được sắp xếp như thế nào?
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn phân tích văn bản.
Bước 1:
H: Ở mục 1, 2; Văn bản đề cập đến nội dung gì?
H: Thế nhưng trẻ em thế giới có thực sự được bảo vệ và được tạo điều kiện để phát triển không? Những thách thức nào đang đe doạ trẻ em trên toàn thế giới?
-Gv cho hs phát hiện – Bổ sung.
-GV đúc kết các ý cơ bản.
+Văn bản đã đưa ra con số rất cụ thể và hiểm hoạ của trẻ em, em có suy nghĩ gì về con số đó?
 Bước 2
-Gọi 1 hs khác nêu lại các hiểm hoạ. Gv minh hoạ bằng tư liệu, tranh ảnh của trẻ em đói nghèo ở Nam Phi.
Liên hệ: Ở nước ta, hiện nay, tình trạng trẻ em vẫn còn có những thách thức nào?
(Vẫn còn trẻ em mồ côi, lang thang; nạn nhân của chất đôïc màu da cam; thiếu dinh dưỡng vẫn còn )
Hoạt động 3: 
Củng cố tiết 1.
-Dặn dò: Đọc và Tìm hiểu tiếp phần cơ hội và nhiệm vụ cấp bách.
-Xem lại chú thích (1).
-Trả lời.
+Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, tổ chức tại Niu Oóc (Mĩ), ngày 30/9/1990.
-Phát biểu ý kiến.
-Nghe + Đọc văn bản.
-Đọc thầm, tìm hiểu chú thích.
(Chế độ A-Pác-thai: chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, có từ năm 1652, kết thúc 1991).
-Bố cục gồm 3 phần, gồm 17 mục. 
-Các tiêu đề thể hiện tích chất chặt chẽ, hợp lí.
-Trả lời: Khẳng định quyền trẻ em và kêu gọi bảo vệ, phát triển trẻ em.
-Đọc thầm (mục 3-7), thảo luận, trả lời:
+Trẻ em là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, đối xử
+Chịu thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế,vô gia cư , mù chữ, môi trường xuống cấp.
+Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật.
-40.000 trẻ em chết mỗi ngày ® Một con số biết nói về thảm hoạ diệt vong của nhân loại.
 Học sinh tự bộc lộ , nêu cảm nghĩ .
Dựa vào văn bản đã phân bố cục , học sinh nêu yêu cầu để phân tích 2 nội dung bố cục .
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Xuất xứ: Trích từ tuyên bố của hội nghị cấp cao tại Niu-Oóc (Mĩ),ngày 30/09/1990.
2.Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích:
-Chế độ A-pác-thai.
-Giải trừ quân bị.
 Chú ý (3,6,7)
3.Bố cục: 3 phần.
a.Sự thách thức.
b.Cơ hội.
c.Nhiệm vụ cấp bách.
Þ Chặt chẽ, hợp lí.
II.PHÂN TÍCH:
1.Sự thách thức : (mục 3-7).
-Dẫn chứng ngắn gọn, dầy đủ, cụ thể Þ tình trạng hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực nhiều mặt của trẻ em trên toàn thế giới.
+40.000 trẻ em chết mỗi ngày ® con số biết nói.
 	4.Củng cố: (3’)
 -Nắm nội dung cơ bản phần 1 bố cục đã phân tích và kq được nội dung.
 -Đọc lại đoạn 1 văn bản. 
 5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 -Đọc nội dung phần 1,2 nắm ý cơ bản tìm hiểu ở tiết sau .
 Rút kinh nghiệm:
NS: 12-09-05
ND: 13-09-05
Tiết: 12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM. (tt)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Như tiết (11)
-Tìm hiểu và phân tích phần 2,3 nội dung bố cục văn bản . Yêu cầu chốt được cơ bản để thấy được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ 
II/CHUẨN BỊ :
 -GV: Tư liệu tham khảo sgv,vận dụng sgk.Soạn giáo án dựa nội dung câu hỏi sgk.
 	-HS: Đọc kĩ nội dung vb phần 2,3 nắm nội dung.
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’) Sĩ số hs: 9A2 9A3
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nội dung phần 1 vb nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em như thế nào ?Có những thách thức như thế nào được đặt ra cho các nhà lãnh đạo trên thế giới?
 3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 ( Diễn giảng nội dung cơ bản đi vào 2 phần bố cục văn bản)
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
12’
6’
Hoạt động 1: 
-Khởi động nhắc lại kiến thức tiết 11 “Sự thách thức đối với trẻ em toàn thế giới.”
-Chuyển tiết 12 : 
2.Phần cơ hội.
Bước 1 : 
-Yêu cầu hs đọc mục 8,9 (sgk) nội dung chính của của phần văn bản này là gì ?
-Những điều kiện thuận lợi cơ hội ấy là gì ?
-H: Theo em,trong các điều kiện ấy cơ hội nào có ý nghĩa sâu sắc nhất ?
-H: Em có nhận xét gì về tính chất khả quan của các cơ hội trên, liệu cộng đồng quốc tế có thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
-H: Nước Việt Nam đã làm gì để hưởng ứng và thực hiện công ước quốc tế quốc tế về quyền trẻ em?
-Gợi ý 
+Hội đồng Bộ trưởng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra chương trình hành động (từ 1991-2000 ).
+Đảng, Nhà nước, đoàn thể quan tâm, chăm sóc trẻ em 
+Tổ chức nhiều hoạt động để quyên góp, cứu trợ trẻ em
Bước 2: Tìm hiểu các nhiệm vụ cấp bách:
-H: Trong văn bản, phần đề ra nhiệm vụ từ mục nào đến mục nào?
-H: Cộng đồng quốc tế đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách nào? Thuộc các lĩnh vực nào?
-H: Em có nhậm xét gì về các nhiệm vụ được nêu ra?Lối diễn đạt của nghị luận như thế nào?
Hoạt động 2: 
-Hướng dẫn trình bày nhận thức cá nhân và vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
-Gv định hướng:
+vấn đề cấp thiết, liên quan trực tiếp đến tương lai một đất nước và cả nhân loại
+Thông qua chương trình kế hoạch hành động và kết quả vấn đề mà nhận ra trình độ văn minh của kế hoạch đó.
+Tin tưởng thế giới mới, ta sẽ thực hiện tốt vấn đề này.
- Gv chốt lại kiến thức, hướng dẫn hs tổng kết.
(Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk)
Hoạt động3
Hướng dẫn hs luyện tập:
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
-Những đk thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh xúc tiến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
-Thảo luận trả lời .
+Sự liên kết và ý thức cao của cộng đồng 
+Cộng đồng quốc tế.
+Sự hợp tác quốc tế, giải trù quân bị, tăng phúc lợi cho trẻ em.
-Hs tự bộc lộ.
(có thể nêu: Giải trừ quân bị, tăng ngân sách phúc lợi. Công ước quốc tế: văn kiện cơ sở buộc thế giới phải thực thi).
Þ Những cơ hội khả quan có tính chất pháp lí và thực tiễn để khả thi nhiệm vụ.
-Phát biểu – bổ sung.
-Phần nhiệm vụ từ mục 10 – 17.
(Bao gồm nhiều lĩnh vực: đời sống, kinh tế, y tế, giáo dục cho mọi người.
-Các nhiệm vụ nêu trên rất cụ thể toàn diện.
-Lời văn dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
-Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi 5 sgk.
( thảo luận nhóm 3’).
1 hs đọc nội dung ghi nhơ®chốt nội dung cơ bản.
Hs thảo luận nhóm 2’-phát biểu ý kiến của nhóm.
-Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
2.Cơ hội (mục 8 – 9):
-Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế để thực hiện.
-Công ước quốc tế.
-Biện pháp giải trừ quân bị, tăng ngân sách phúc lợi trẻ em.
Þ Những cơ hội khả quan để công ước được thực hiện.
3.Nhiệm vụ cấp bách (mục 10 – 17):
-Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.
-Tăng cường phát triển giáo dục cho trẻ em.
-Quan tâm đến bà mẹ, giáo dục xây dựng gia đình, xã hội, truyền thống.
-Phát triển kinh tế các nước, xoá, giảm nợ nước nghèo 
Þ Dứt khoát mạch lạc, cụ thể rõ ràng.
III:LUYỆN TẬP:
+Phát biểu ý kiến.Nội dung cơ bản hs chép vào vở.
	4.Củng cố: (3’)
 -Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ và chốt được ý cơ bản .
 -Nắm bố cục 3 phần của vb đã phân tích trong 2 tiết 11-12.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 -Đọc lại toàn văn bản và rút ra nội dung.Trọng tâm chốt bố cục .
 -Tìm hiểu nội dung bài:Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
 (Dựa nội dung câu hỏi sgk và trả lời.)
 Rút kinh nghiệm:
NS: 15-09-05
ND: 16-09-05
Tiết: 13
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI . (tt)
 I/MỤC TIÊU BÀI HO ... a từ ngữ là gì? Căn cứ vào mối quan hệ gì để chuyển nghĩa?
-Gv cho hs phát biểu, khái quát thành nội dung bài học.
-Cho hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện tập.
-Gọi hs đọc bài tập 1 sgk .
-Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
-Cho hs làm bài tập 1 trên lớp.
-Gọi 2 hs trình bày kết quả.
-Cho hs đọc tiếp bài tập 2, 3.
-Gv cho hs thảo luận nhóm trình bày kết quả bài tập 2, 3.
-Bài tập 4: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 4 tại lớp (các từ: Hội chứng, sốt, Vua ® biến đổi nghĩa theo thời gian).
-Gọi hs đọc bài tập 5, nêu yêu cầu của bài tập.
(Từ Mặt trời (câu 2) được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào?
-Có thể xem đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ không?
-Đọc ví dụ.
-Nói tắt của cụm từ : kinh bang tế thế (kinh tế thế dân) ® trị nước, cứu đời.
(Cả câu thơ ôm ấp hoài bảo trông coi việc nước, cứu giúp người đời).
-Ngày nay, nghĩa của từ kinh tế được hiểu khác : Toàn bộ hoạt động lao động sản xuất, phát triển, sử dụng của cải vật chất.
-Nghĩa của từ không phải bất biến, có thể thay đổi theo thời gian. có nghĩa cũ bị mất đi, nghĩa mới được hình thành.
® Do nhu cầu phát triển xã hội và giao tiếp của con người.
-1 hs đọc .
-Xác định:
+Xuân 1: mùa, thời tiết.
+Xuân 2: tuổi trẻ.
® ẩn dụ (tương đồng).
+Tay (1): bộ phận cơ thể.
+Tay (2): Giỏi về 1 môn, ngành (hoán dụ – tương cận).
-Nghĩa gốc của từ là cơ sở.
-Chuyển nghĩa phải dựa vào 2 phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.
-1 hs đọc và nêu yêu cầu của bài tâïp 1 sgk .
-Tìm nghĩa của từ “chân”. Phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a.Từ chân: nghĩa gốc (bộ phận của cơ thể: đặc điểm phần cuối cùng, dùng để di chuyển, nâng đỡ các bộ phận, cơ thể khác.).
b.Từ chân: Chuyển nghĩa theo phương thức: Hoán dụ.
c.Từ chân: Chuyển ẩn dụ.
d.Từ chân: Chuyển theo phương thức ẩn dụ.
-Làm bài tập theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
® Tu từ ẩn dụ (Mặt trời = Bác Hồ).
-Không thể là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Nghĩa của từ mặt trời (2) có tính chất lâm thời trong câu thơ (không có trong từ điển).
I.SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGHĨA TỪ NGỮ:
1Tìm hiểu ví dụ:
a.Từ “kinh tế”:
-Xưa: Trị nước cứu đời.
-Nay:Hoạt động lao động sản xuất, phát triển và sử dụng của cải.
® Nghĩa của từ biến đổi theo thời gian.
b.Từ xuân:
+Xuân (1): mùa, thời tiết.
+Xuân (2): tuổi trẻ.(ẩn dụ)
 Từ tay:
+Tay (1): bộ phận cơ thể.
+Tay (2): Giỏi về 1 môn. (hoán dụ).
 Hai phương thức để chuyển nghĩa của từ : ẩn dụ – hoán dụ.
2. Ghi nhớ sgk .
II.LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
-Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nêu phương thức chuyển.-Từ “chân”:
a.Gốc
b.Chuyển – hoán dụ.
c.
 ® Chuyển – ẩn dụ
d.
Bài tập 2, 3:
-Từ “Trà”: (A tisô, Hà thủ ô, sâm ) – nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
-Từ “Đồng hồ”: (điện, nước, xăng ) ® nghĩa chuyển (ẩn dụ).
Bài tập 4
Bài tập 5:
 Mặt trời (2): tu từ ẩn dụ (không phải là hiện tượng chuyển nghĩa).
	4.Củng cố: (3’)
	-Cần phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và biện pháp tu từ nghệ thuật (ẩn dụ và hoán dụ.).
	-Nắm chắc nội dung bài học.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Học bài và nắm cơ bản nội dung yêu cầu bài học
	-Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.( Vận dụng nội dung yêu cầu trong sgk).
Rút kinh nghiệm:
NS: 28-09-05 TUẦN 5 BÀI 4 - 5
ND: 29-09-05
Tiết: 21
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh :
-Ôân lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
-Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự vận dụng các văn bản đã học, đọc ở lớp8 và đầu năm lớp 9.
-Có kĩ năng đọc và tóm tắt văn bản hoặc câu chuyện trong đời sống thường gặp. 
II/CHUẨN BỊ:
 -GV: Soạn giáo án –tham khảo tư liệu, đọc và tóm tắt ngắn gọn các văn bản đã dạy năm lớp 8.
 Bảng phụ tóm tắt văn bản .
 -HS: Soạn bài,tìm hiểu và trả lời câu hỏi đọc lại các văn bản tự sự :Chiếc lá cuối cùng, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương. 
III/CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1.Ổn định lớp: (1’)
 2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1. Thế nào là kiểu văn bản tự sự hãy kể tên một số văn bản tự sự đã học 
 ( Đáp án tự sự là kiểu văn bản kể lại sự việc, nhân vật diên ra theo một chuỗi liên hệ có quá trình có các môn liên hệ với nhau nhằm bộc lộ ý nghĩa, phơi bày xung đột, khắc hoạ hình tượng nhân vật.)
 Một số văn bản tự sự đã học:Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương .
 2. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? (chọn câu -Trả lời lời đúng®bảng phụ )
 a.Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết trong văn bản tự sự.
 b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của vănbản tự sự.
 c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.
 d. Phân tích nội dung,ý nghĩa câu văn bản tự sự. 
 (Đáp án :b) 
 3.Giới thiệu bài mới: (1’) 
 Văn bản tự sự rất thông dụng và xuất hiện nhiều trong tác phẩm văn học làm thế nào để nắm bắt được nội dung văn bản hoặc tác phẩm tự sự một cách nhanh nhất việc tóm tắt văn bản tự sự cần tuân thủ những yêu cầu cơ bản nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
14’
14’
5’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự cần thiết tóm tắt văn bản tự sự 
Bước 1 Gọi 1hs đọc lại các tình huống nêu ra trong sgk.
Các tình huống sự việc nêu ra yêu cầu những việc gì ?
Gv cho hs thảo luận, tìm ra điểm chung1trong 3 tình huống :sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
? Tóm tắt văn bản tự sự làø tóm tắt lại những gì?Có cần nêu các chi tiết nh vật phụ không?.
?Tóm tắt văn bản tự sự có tác dụng gì ?
Bước 2 : Gv yêu cầu hs tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Gv chỉnh lại yêu cầu cần thiết của sự việc tóm tắt văn bản tự sự cho hs đọc phần ghi nhớ (sgk trang 59)
Hoạt động 2:
Hướng dẫn thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
Bước1:Gv gọi hs đọc bài tập 1 yêu cầu nêu mục đích bài tập.
H: các sự việc đã nêu đầy đủ chưa? Nếu thiếu thì còn thiếu sự việc gì ? tại sao đó là sự việc chính cần phải nêu ?
H: các sự việc đã hợp lí chưa? Có gì thay đổi không?
Gv khuyến khích hs bổ sung thêm chi tiết khác để kích thích sáng tạo của hs 
( Ví dụ chi tiết quan trọng đầu truyện Vũ Nương đẹp người,đẹp nếùt. Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về )
Bước 2: Sau khi sắp xếp,bổ sung các chi tiết chính hợp lí, đầy đủ, gv yêu cầu hs nêu văn bản tóm tắt theo yêu cầu của bài tập 2 .
Gọi 2hs đọc lại văn bản hs khá nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Từ văn bản tóm tắt tên gv hướng dẫn hs viết văn bản tóm tắt ngắn gọn hơn nữa.
(Gv gợi ý các sự việc chính để hs nói gọn hơn.)
 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong phải đi lính giặc tan trở về nghe lời con nhỏ nghi là vợ không chung thủy.Vũ Nương bị oan, gieo mình tự vẫn.
 Một đêm ngồi với con , Trương Sinh hiểu ra là vợ mình bị oan .
 Phan Lang tình cờ gặp lại gặp Vũ Nương dưới thủy cung khi Phan Lang , Vũ Nương nhờ Phan nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương trở về trần gian trong thoáng chốc rồi biến mất.
Hoạt động 3:
 Hướng dẫn luyện tập tại lớp.
 Gv cho hs tóm tắt nội dung truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao).
 Gv nhận xét nội dung tóm tắt của hs .
 -Đọc các tình huống 
 -Ba tình huống yêu cầu :
a.Kể vắên tắt bộ phim “Chiếc lá cuối cùng” (O-Hen- ri )
b. Đọc tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương. “
c. Tóm tắt nội dung tác phẩm văn học em yêu thích. 
=> Tóm tắt nội dung chính (sự việc ,nhân vật chính ) 
® Ngắn gọn dễ nhớ 
 Hs: Nêu tình huống khác trong đời sống : 
( Ví dụ kể lại một cuộc du lịch trong hè, kể tóm tắt một vụ tai nạn giao thông ) 
 Đọc bài tập (1) –sgk 
 - 7 sự việc chính đủ của cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương. 
thiếu một sự việc rất quan trọng (sau sự việc thứ (4).
 + Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, chỉ bóng trên vách đó là cha nó đêm nào cũng đến ) 
 + Chi tiết thứ 7 chưa hợp lí.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể biết vợ bị oan ® Trương Sinh hiểu vợ oan sau khi nàng tự vẫn ).
Viết văn bản tóm tắt truyện theo yêu cầu của bài tập1
(Độ dài khoảng 20 dòng ) viết ngắn gọn hơn văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương.
(Viết văn bản gọn theo sự gợi ý.)
-Chú ý nội dung yêu cầu hướng dẫn của giáo viên ở lớp 5’
-Tóm tắt văn bản Lão Hạc.
(Lão Hạc nghèo, vợ chết, con trai bỏ làng đi phu,sống thui thủi với con chó vàng do ốm nặng, thất nghiệp, mất mùa lão đành bán cậu vàng, gởi vườn đất, tiền làm ma chay cho ông giáo, rồi xin bả chó tự vẫn .) 
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt trong văn bản tự sự :
1.Tìm hiểu các tình huống:
-Tóm tắt văn bản tự sự là việc cần thiết. 
-Tóm tắt nội dung chính làm nổi bật sự việc, nhân vật chính.
 -Giúp người đọc ,nghe dễ nhớ (ngắn gọn, đầy đủ.
3. Ghi nhớ (sgk )
II. thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
Bài tập1: Tóm tắt nội dung Chuyện người con gái Nam Xương.
 +Có 7 chi tiết chính 
Chi tiết 7 chưa hợp lí ® bổ sung, điều chỉnh thêm.
Bài tập2: Viết văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ.
Bài tập3: Yêu cầu viết ngắn gọn hơn.
III luyện tập 
Tóm tắt văn bản Lão Hạc (Nam Cao) đã học ở lớp 8. 
	4.Củng cố: (3’)
	 -Hướng dẫn hs đọc nội dung ghi nhớ(Đọc thầm và thuộc ở lớp) Chốt lại nội dung cơ bản.
	5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 -Nắm nội dung ý cơ bản ghi nhớ bài học.
 -Đọc và tóm tắt văn bản:” Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” 
 (Dựa nội dung câu hỏi sgk-nắm ý cơ bản)	
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(37).doc