Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người (Tiếp)

A- Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, con người trong bài học

- Thuộc những bài ca dao trong văn bản

B - chuẩn bị:

GV: Soạn bài- tư liệu về ca dao.

HS: soạn và học bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/09/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 03 - Tiết: 10
Những câu hát
về tình yêu quê hương đất nước con người
 A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca có chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, con người trong bài học
- Thuộc những bài ca dao trong văn bản
B - Chuẩn bị:
GV: Soạn bài- tư liệu về ca dao.
HS: soạn và học bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày nội dung của những bài Ca dao dân ca về tình cảm gia đình? Cho biết tâm trạng cô gái trong bài ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
+ Gợi ý: 
- Những bài ca dao về tình cảm gia đình đã diễn tả chân thực và xúc động những mối quan hệ tình cảm vừa thân mật, ấm cúng vừa rất thiêng liêng của con người Việt Nam. Đó là nỗi nhớ, lòng kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, tình cảm anh em ruột thịt,...
- Nỗi buồn, nỗi nhớ mẹ, nhớ quê khi lấy chồng xa.	
Câu 2: 6. Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao ?
+ Gợi ý: 
- Thể thơ lục bát. 
- Cách ví von, so sánh. 
- Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày. 
- Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình
+ Nhận xét: 7A
	7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê hương đất nước, con người cũng là chủ đề lớn lao của ca dao, dân ca, xuyên thấm trong nhiều câu hát. Những bài ca thuộc đề này rất đa dạng 
*HĐ2-Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV đọc mẫu
- Nêu yêu cầu đọc
- Gọi 2 HS đọc bài
- Đọc chú thích trong SGK
- Từ loại nào chiếm đa số trong các chú thích?( địa danh)
- Đọc bài ca dao 1? Cho biết bài ca dao có mấy phần?
- Có ý kiến cho rằng: P1 là lời bài chàng trai. P2 là lời cô gái. ý kiến của em?
- Trong lời đối đáp ấy có gì độc đáo?( dùng địa danh và đặc điểm tiêu biểu của địa danh để hỏi đáp)
- Chàng trai hỏi những gì và cô gái đã trả lời ra sao?
- Em có nhận xét gì về những địa danh đem ra hỏi?
- Theo em hình thức đối đáp nhằm mục đích gì?
- Từ “ rủ nhau” trong bài gợi cho em điều gì? ( Khi nào ta nào cũng vậy? Đọc 1 số bài ca dao có cụm từ “rủ nhau” 
- Bài ca dao nhắc đến những địa danh nào?
- Nhận xét gì về nghệ thuật trong bài ca dao
- Nhận xét về nhữn địa danh được nhắc đến trong bài?
( GV nhắc lại truyền thuyết Hồ Gươm, cho HS quan sát tranh ảnh)
- Nhắc đến những địa danh tiêu biểu nhân vật trữ tình còn muốn bộc lộ tình cảm gì?
- Em có suy nghĩ gì về câu hỏi cuối bài?
- Bài ca dao đưa ta vè với cảnh đẹp ở vùng nào? Cảnh ấy được vẽ ra như thế nào? Nghệ thuật gì được sử dụng trong bài?
- Câu thứ 3 có gì đặc biệt?
- Có ý kiến cho rằng: Câu cuối là lời mời đến thăm xứ Huế, ý của em?
- Đọc bài ca dao cho biết 2 câu đầu của bài ca dao có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?
- Hình ảnh cô gái xuất hiện từ đầu bài hay đến 2 câu sau mới xuất hiện?
( Xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là người đi thăm đồng nhưng thực sự xuất hiện với tất cả vẻ đẹp là ở 2 câu sau )
- ở 2 câu cuối hình ảnh cô gái được miêu tả như thế nào?
- Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 4 bài ca dao?
- Nội dung chủ đạo của cả 4 bài ?
I- Tiếp xúc với văn bản:
1- Đọc
- Yêu cầu: đọc to, rõ ràng, diễn cảm 
2- Chú thích:
II- Phân tích văn bản
* Bài 1:
- Lời hát đối đáp cuả chàng trai và cô gái
- Hỏi và đáp xoay quanh các địa danhị Những địa danh của vùng Bắc Bộ, không chỉ có đặc điểm địa lý TN mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hoá đặc biệt nổi bật
đ Người hỏi chọn nét tiêu biểu để hỏi
- Người đáp trả lời đúng ý người hỏi
ị Những người có hiểu biết, lịch lãm, tế nhị
ị Thử tài nhau, chia sẻ sự hiểu biết đồng thời thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp cảu quê hương mình, đất nước mình.
* Bài 2:
- Rủ nhau: những người có quan hệ gần gũi thân thiết, chung mối quan tâm làm việc gì đóị gợi sự đồng tâm nhất trí 
Û Rủ nhau lên núi đốt than
Rủ nhau xuống biển mò cua
Rủ nhau đi tắm hồ sen)
- Cảnh kiếm Hồ
- Cầu Thê Húc
- Đền Ngọc Sơn
- Đài Nghiên, Tháp Bútịgợi nhiều hơn tả
ị Những địa danh nôỉ tiếng, tiêu biểu của Hà Nội, Thăng Long, gợi 1 vùng đất đẹp, giầu truyền thống văn hoá, lịch sử
Cảnh đa dạng: Hồ, cầu, đền, đài, tháp
ịHợp thành không gian thơ mộng, thiêng liêng, âm vang của lịch sử, văn hoá
ị Lòng tự hào về vẻ đẹp của Thăng Long cũng là tình yêu, quê hương, đất nước.
- Hỏi ai: ? Câu hỏi tu từ, giầu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình.
ị Khẳng định ghi nhận công lao xây dựng đất nước của ông cah nhiều thế hệ cũng là lời nhắc nhở các thế hẹ con cháu phải tiếp tục giữ gìn, xây dựng đất nước
* Bài 3: Đường quanh quanh
Non xanh, nước biếctranh hoạ đồ 
ị So sánh, gợi nhiều hơn tả đ vẻ đẹp sông núi hài hoà, có mầu sắc, đường nét
- Ai vô..thì vôđ Câu 6 kết thúcmở, đại từ ai vừa như phiếm chỉ, vừa như xác định 
( cách nói độc đáo của ca dao VN) ịLời mời gọi đến thăm, lời kết bạn xa gần đồng thời thể hiện tình yêu, lòng tự hào của người Huế với vẻ đẹp nên thơ “ Chẳng nơi nào có được”của Huế
* Bài 4
- 2 câu đầu
12 tiếng: nhịp 4/4/4 cân đối, đều đặn, điệp ngữ, đảo ngữ đối xứng.
- GV: Thực chất là hoán đổi vị trí điểm nhìn của tác giả đứng ở bên nào( bên ni, bên tê) cũng thấy được sự rộng lớn của cánh đồng lúa đương thời con gái, đương vươn lên đầy sức sống
ị Không gian rộng, bát ngát của cánh đồng qua cái nhìn mải mê sung sướng của người ngắm cảnh.
- Như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ..ban mai
(Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông đang tràn đầy sức sống như cô gái đang tuổi dậy thì .)
ị So sánh vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của cô gái ( con người dường như đẹp hơn rất nhiều khi gắn với lao động sản xuất )
III- Tổng kết
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, lục bát biến thể, thơ tự do đ phù hợp với cách diễn đạt về tình yêu tha thiết với những cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước con người và lòng tự hào của người VN trước những vẻ đẹp ấy đ 1 biểu hiện của lòng yêu nước
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 ( câu hỏi 7 – SGK )
- Lời của chàng trai khi thấy vẻ đẹp của cánh đồng và vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của cô gái đã cất lời ngợi ca ( ị cách bày tỏ tình cảm của chàng trai )
- Lời cô gái trước cảnh rộng lớn mênh mông của cánh đồng, cô gái nghĩ đến vẻ đẹp cảu mình ( như chẽn lúa ban mai) 
Bài tập 2 ( đọc thêm trang 40 – 41 ) 
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- GV khái quát nội dung bài
2- HDVN
- Học bài
- Đọc, tìm hiểu bài “ Từ láy” 

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc