A- Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được cấu tạo của các từ láy. Bước đầu hiểu được mối qaun hệ âm –nghĩa của tử láy
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế taoj nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy
B- Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ.
HS: xem trước bài.
Ngày soạn : 06/09/2009 Ngày giảng7A: 7B: Tuần: 03 - Tiết: 11 Từ láy A- Mục tiêu cần đạt: - HS nắm được cấu tạo của các từ láy. Bước đầu hiểu được mối qaun hệ âm –nghĩa của tử láy - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế taoj nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy B- Chuẩn bị: GV: Bảng phụ. HS: xem trước bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy-học *HĐ1- Khởi động 1- Tổ chức lớp - 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) - 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) 2- Kiểm tra bài cũ: + Câu hỏi: Câu 1: Từ ghép là gì?Nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập?Các từ: "Hoa hồng bạch; Máy hơi nước" thuộc loại từ ghép nào? Gợi ý: - Từ ghép là từ thường có 2 tiếng, có khi có 3 tiéng. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. - Từ ghép chính phụ Câu 2: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào cả 3 từ đều là từ ghép chính phụ? A. Đường sắt; Hoa hồng; Sách vở. C. Hoa hồng; Bánh dẻo; Nhà cửa B. Lược sừng; Hoa hồng; Đường sắt D. Ông cha; Đường sắt; Hoa hồng; + Nhận xét: 7A 7B 3- Bài mới( Giới thiệu): ở lớp 6, các em đã biết khái niệm về từ láy. Đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Vậy từ gồm có những loại nào ? Chúng ta cùng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay * HĐ2- Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * NL và phân tích NL - Đọc VD ( SGK 41) chú ý các từ in đậm : + Đăm đăm + Liêu xiêu + Mếu máo - Vận dụng những kiến thức đã học ở lớp 6 hãy xác định các từ trên có phải là từ láy không? - Những từ láy này có đặc điểm âm thanh gì giống nhau ? ( Tiếng láy lặp lại hoàn toàn tiếng gốc: đăm đăm - Tiếng láy có sự biểu đạ thanh điệu phụ âm liêu xiêu, mếu máo) - Qua phân tích NL, em rút ra được kết luận gì? - Đọc tiếp VD ( tr 42 ): Xác định các từ láy có trong VD thuộc loại từ láy nào? ( Láy toàn bộ) - Các từ láy này có thể nói thành “ bật bật, thăm thẳm” đươc không ? - Tìm thêm các từ láy tương tự ( đo đỏ, đèm đẹp, xôm xốp, san sát) - Các từ sau có phải từ láy không? Vì sao? ( Máu mủ, râu ria, dẻo dai, đông đủ, tướng tá)ị ghép ĐL có các tiếng giống nhau) - Nghĩa của từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đacưh điểm gì về âm thanh? - Các từ láy: lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm gì chung về âm thanh , về nghĩa ( khuôn vần “i” biểu thị ý nghiã gì ) - GV; “i” nguyên âm có độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhấtđ biểu thị t/c nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh hình dáng + “ a” nguyên âm có độ mở, âm lượng lớn nhất biểu đạt t/c to lớn của âm thanh, hành động - Nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của các từ láy; nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh?( tiếng gốc đứng sau, tiếng láy đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiéng gốc) - So sánh nghĩa của tiếng gốc và nghĩa của từ láy? Em rút ra nhận xét? - So sánh nghĩa của từ láy; mềm mại, đo đỏ với nghĩa tiếng gốc em rút ra kết luận gì? + Mềm: trạng thái dễ bị biến dạng khi tác động + ( bàn tay) mềm mại; mềmgợi cảm giác dễ chịu + ( Nét chữ ) mềm mại: có dáng, nét lượn cong tự nhiên, trông đẹp mắt * GV: Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh, có tác dụng tạo hình rất lớn ? Vậy khi tạo lập văn bản cần chú ý sử dụng * HĐ3- Hướng dẫn luyện tập I- Bài học 1, Các loại từ láy: - Có 2 loại từ láy: - láy toàn bộ - láy bộ phận + Láy toàn bộ nhưng có sự biểu đạt, thanh điệu và âm phụ cuối ị tạo sự hài hoà về âm thanh ( đọc thuận miệng, nghe êm tai ) * Lưu ý: Phân biệt từ ghép ĐL có các tiếng giống nhau với từ láy * Ghi nhớ * Bài tập vận dụng ( Bài 1-43 ) - Các từ láy : bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, rực rỡ, chiêm chiếp, nặng nề.. - Chú ý: Thược dược, chiền chiện ô tô không phải từ láy 2- Nghĩa của từ láy - Được tạo bởi sự mô phỏng âm thanh ( từ láy tượng thanh) - Được tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của khuôn vần. - Hình thành trên cơ sở miêt tả 1 trạng thái luôn vận động của sự vật - Một số từ láy, nghĩa của từ so với tiếng gốc có sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh VD; Sắc thái biểu cảm từ: Mềm mại * Ghi nhớ 2 ( Tr 42) II- Luyện tập Bài tập 4 - An có dáng người nhỏ nhắn rất ưa nhìn - Bạn bè không nên để bụng những chuyện nhỏ nhặt - Bé Lan ăn uống nhỏ nhẻ, từ tốn - Nói sấu sau lưng bạn là hành vi nhỏ nhen - Một cánh chim nhỏ nhoi bay trong sáng Bài tập 5 - Từ ghép ĐL có sự trùng lặp ngẫu nhiên về phụ âm đầu. Bài tập 6 - Chiền ( chùa chiền) có nghĩa là chùa -Nê ( No nê ); trạng thái bụng đầy căng, khó tiêu đ tiếng Nghệ Tĩnh - Rớt (rơi rớt ): rơi - Hành ( học hành ); thưc hành, làm đ từ ghép Bài tập 7 ( BT thêm ) a- Phập phồng: hoạt động của sự vật xẹp lại phồng lên liên tục - Xập xoè: hoạt động của sự vật thu vào, mở ra liên tục - Thập thò: hoạt động của sự vật thụt vào thò ra b- Hi hí; tiếng cười nhỏ Lí nhí: Tiếng nói nhỏ không nghe rõ Ti hí: mắt nhỏ he hé, rất nhỏ Li ti : sự vật nhỏ, rất nhỏ Ti tỉ; Tiếng khóc nhỏ, kéo dài *HĐ4- Hoạt động nối tiếp 1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức. - Các loại từ láy? Nghĩa? 2- HDVN - Học bài - Làm bài tập ( SGK ) - Đọc thêm về quy luật hài thanh trong từ láy ( SGK trang 44 ) - Đọc, tìm hiểu bài “ Quá trình tạo lập văn bản”
Tài liệu đính kèm: