Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9 - Bài 3 : Ca dao – dân ca - Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9 - Bài 3 : Ca dao – dân ca - Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình

Giúp HS:

- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình.

- Thuộc các bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề đó.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, một số sách sưu tầm tục ngữ ca dao: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan), Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính – chủ biên) ; một số hình ảnh về gia đình và sinh hoạt gia đình : cảnh người mẹ ru con, hình ảnh ngôi nhà truyền thống, băng đĩa

 HS : Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9 - Bài 3 : Ca dao – dân ca - Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 9 	 Ngày dạy : 
Bài 3 : CA DAO – DÂN CA
 Văn bản:
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM 
GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
Thuộc các bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề đó.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, một số sách sưu tầm tục ngữ ca dao: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan), Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính – chủ biên) ; một số hình ảnh về gia đình và sinh hoạt gia đình : cảnh người mẹ ru con, hình ảnh ngôi nhà truyền thống, băng đĩa
 HS : Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi : Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi điều gì ?
Bài mới: 
* Giới thiệu bài : (2’) Ca dao dân ca là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”, là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và hình thức bộc lộ tình cảm của nhân dân. Nó đã, đang và sẽ còn ngân vang mãi trong tâm hồn người Việt Nam.
 Rất tự nhiên, tình cảm của con người bao giờ cũng bắt đầu là những tình cảm gia đình. Truyền thống văn hoá, đạo đức Việt Nam rất đề cao gia đình và tình cảm gia đình. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao dân tộc, diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm vừa thân mật, ấm cúng, vừa rất thiêng liêng của người Việt Nam. Những câu hát này cũng thể hiện một số hình thức nghệ thuật rất tiêu biểu của ca dao dân ca. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số câu ca dao tiêu biểu về chủ đề này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (8’)
GV: Yêu cầu một học sinh đọc phần chú thích (é) trong sách giáo khoa trang 35
HS: Đọc chú thích
GV: Giới thiệu sơ lược về ca dao dân ca, lưu ý học sinh các điểm chính – giảng giải thêm để học sinh hiểu.
GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm, cho học sinh nghe băng đọc 
I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích :
1) Tìm hiểu thể loại:
Khái niệm (sgk)
2) Đọc văn bản :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
diễn cảm – gọi học sinh đọc
HS: Đọc văn bản
GV: Uốn nắn những chỗ học sinh đọc sai, chưa chuẩn xác
GV: Gọi 1 học sinh đọc các chú thích trong sách giáo khoa trang 35 và 36
HS: Đọc các chú thích
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu các chú thích.
Hoạt động 2: (20’)
GV: Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai ? Tại sao em khẳng định như vậy ?
HS: Bài 1 là lời của mẹ ru con, nói với con. Vì có một số bản còn ghi câu “Ru hơi, ru hỡi, ru hời” ở trên cùng mặt khác nội dung của bài ca đã khẳng định điều đó ; Bài 2 là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ. Vì đối tượng mà lời ca hướng về rất rõ : “Trông về quê mẹ”. Thêm nữa, trong ca dao, dân ca, không gian “ngõ sau” và “bến sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ ; Bài 3 là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà. Đối tượng của nỗi nhớ, hình ảnh gợi nhớ giúp ta khẳng định điều đó ; Bài 4 có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát.
GV: Đọc lại bài ca dao số 1 và hỏi : Tình cảm mà bài ca dao này muốn diễn tả là tình cảm gì ?
HS: Nội dung mà bài ca dao muốn diễn tả, nhắc nhở là công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.
GV: Theo em, cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này là gì ?
HS: Thảo luận
GV: Gọi 1 số học sinh trả lời – gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, tổng kết
Cái hay của bài ca này thể hiện ở những điểm sau :
- Thể hiện bằng hình thức lời ru, câu hát ru (Hát ru bao giờ cũng gắn liền với những sinh hoạt trong gia đình, với ngôi nhà, kỉ niệm thân thương của mỗi con người. Trên đời này, không có bài ca nào, cuộc hát nào mà mối quan hệ giữa người hát với người nghe lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở hát ru. Có thể nói sữa mẹ nuôi phần xác, các câu hát ru là sửa âm thanh nuôi phần hồn.)
- Aâm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng
- Dùng lối nói ví (dùng lối nói ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn, mênh 
3) Chú thích : (sgk)
II/ Phân tích :
1) Lời trong bài ca dao :
- Bài 1 : là lời của mẹ ru con, nói với con
- Bài 2 : là lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ
- Bài 3 : là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà.
- Bài 4 : có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau.
2) Nội dung :
a) Bài 1 : Diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.
* Cái hay của bài ca :
- Thể hiện bằng hình thức lời ru, câu hát ru 
- Aâm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng
- Dùng lối nói ví 
- Dùng thể thơ lục bát ngọt ngào, uyển chuyển
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. 
Những hình ảnh ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông). Chỉ những hình ảnh to lớn cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành nuôi dạy của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con. Với những hình ảnh so sánh ấy, bài ca không phải là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu, các khái niệm công cha, nghĩa mẹ trở nên cụ thể sinh động. Cuối bài ca, công cha nghĩa mẹ còn được thể hiện ở chín chữ cù lao. Chín chữ ấy, một mặt cụ thể hoá về công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác, tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát.)
- Dùng thể thơ lục bát ngọt ngào, uyển chuyển
GV: Em hãy tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.
HS: Tìm và nêu
GV: Nhận xét, đánh giá- hướng dẫn học sinh đọc phần đọc thêm và về nhà sưu tầm thêm.
GV: Đọc bài ca dao số 2 và hỏi : Nội dung mà bài ca dao thể hiện là gì ?
HS: Bài ca thể hiện tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê. 
GV: Đó là tâm trạng như thế nào ? ( GV gợi ý : Hãy phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật để thấy được tâm trạng đó)
GV: Tâm trạng đó diễn ra trong không gian nào, thời gian nào ?
HS: Thời gian : buổi chiều ; không gian : ngõ sau
GV: Thời gian và không gian ở đây có đặc điểm gì và có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật ?
HS: “chiều chiều” là thời gian cuối ngày, “chiều chiều” là nhiều chiều, chiều nào cũng vậy. Trong ca dao, thời gian “chiều chiều” thường gợi buồn, gợi nhớ. Chiều hôm là thời điểm của sự trở về, đoàn tụ. Vậy mà người con gái “lấy chồng thiên hạ” vẫn bơ vơ nơi đất khách quê người
- Không gian là “ngõ sau”, nơi vắng lặng heo hút. Vào thời điểm chiều hôm, ngõ sau càng vắng lặng. Không gian ấy gợi nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật, thân phận người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ gia trưởng phong kiến và sự che giấu nỗi niềm riêng
GV:Trong bài ca dao nhân vật trữ tình đã có hành động gì ?
HS: Hành động của nhân vật trữ tình : “ra đứng ngõ sau”
b) Bài 2 : thể hiện tâm trạng nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. Đó là nỗi buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Trong ca dao, khi nào thì nhân vật trữ tình có hành động “ra đứng” ở một không gian nhất định nào đó như bờ 
ao, ngõ sau, bến sông, cổng làng,  ?
HS: Khi có một tâm trạng đặc biệt nào đó.
GV: Vậy người con gái trong bài ca dao này có tâm trạng đặc biệt gì ?
HS: Tâm trạng đặc biệt đó là nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà; là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ, không thể đỡ đần cha mẹ già lúc ốm đau cơ nhỡ. Và có thể có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua, nỗi đau về cảnh ngộ, thân phận mình khi ở nhà chồng
GV: Giảng thêm về sự bất bình đẳng nam nữ và thân phận người con gái trong xã hội phong kiến .
GV: Đọc lại bài ca dao số 3 và hỏi : Bài ca dao thể hiện nội dung gì ?
HS: Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. GV: Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào ?
HS: Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức so sánh. Kiểu so sánh này khá phổ biến trong ca dao :
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
và	Qua cầu dừng bước trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu
GV: Cái hay của cách diễn tả đó ?
HS: Cái hay của cách diễn tả đó thể hiện ở chỗ :
- Cụm từ “ngó lên” Õ sự trân trọng, tôn kính
- Hình ảnh dùng để so sánh : “nuộc lạt mái nhà” Õ nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như của tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc gây dựng ngôi nhà, gây dựng gia đình
- Hình thức so sánh, mức độ (bao nhiêu bấy nhiêu) gợi nỗi nhớ da diết, không nguôi.
- Aâm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tì ... xy
GV: Các từ láy “nhấp nhô”, “phập phồng”, “bập bềnh” có điểm gì chung về nghĩa ? (Gợi ý : hãy so sánh nghĩa của các từ láy đó với nghĩa của các tiếng gốc sau đó rút ra nhận xét)
HS: Các từ láy “nhấp nhô”, “phập phồng”, “bập bềnh” có điểm chung là biểu thị một trạng thái vận động : khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm.
GV: So sánh nghĩa của các từ láy “mềm mại”, “đo đỏ” với nghĩa của các tiếng gốc “mềm”, “đỏ” em thấy có gì khác nhau ?
HS: So với tiếng gốc “mềm” thì từ láy “mềm mại” có sắc thái nghĩa nhấn mạnh hơn (Mềm : dễ biến dạng ; mềm mại : cảm giác dễ chịu khi sờ đến); so với tiếng gốc “đỏ” thì từ láy “đo đỏ” có sắc thái nghĩa giảm nhẹ đi. (Đỏ : có màu như màu máu, màu son ; đo đỏ : hơi đỏ )
GV: Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên em hãy cho biết nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ điều gì ? Đối với những từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của nó có sắc thái như thế nào so với tiếng gốc ?
HS: Phát biểu
GV: Nhận xét, nhắc lại – gọi hs đọc ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: (4’)
GV: Tổng kết toàn bài, nhắc lại những kết luận cơ bản về hai loại từ láy tiếng Việt.
Hoạt động 5: (8’)
GV: Gọi 3 học sinh lên bảng làm ba bài tập 1,2,3 – yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp
HS: Thực hiện bài tập
GV: Theo dõi hs làm bài tập - Gọi một số hs trình bày bài làm – gọi các hs khác nhận xét – gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung
Bài 1 : 
Từ láy toàn bộ : bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp
Từ láy bộ phận : nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề, nhảy nhót.
khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm
3) “mềm mại” có sắc thái nghĩa nhấn mạnh hơn “mềm” ; “đo đỏ” có sắc thái nghĩa giảm nhẹ hơn “đỏ” .
* Ghi nhớ 2 (sgk)
III/ Luyện tập :
Bài tập 1 :
Bài tập 2:
Bài tập 3 :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bài 2 : Điền các tiếng láy vào trước tiéng gốc để tạo từ láy:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Bài 3 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
nhẹ nhàng
nhẹ nhõm
xấu xa
xấu xí
tan tành
tan tác
Bài 4 : Đặt câu với các từ láy
Bạn tôi dáng người rất nhỏ nhắn.
Chúng ta hãy quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, đừng để ý những chuyện nhỏ nhặt đó.
Nó ăn nói rất nhỏ nhẻ
Bạn ấy tính rất nhỏ nhen
Tuy món quà nhỏ nhoi nhưng đó là tất cả tấm lòng của mình gửi tới bạn.
Bài 5 : Các từ máu mủ, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở là những từ ghép đẳng lập.
Bài 6 :
- Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép
Củng cố : (2’) GV hệ thống lại ý chính toàn bài – Gọi học sinh đọc phần đọc thêm
Dặn dò : (1’) HS học thuộc các phần ghi nhớ, làm các bài tập còn lại ; Xem trước bài “Quá trình tạo lập văn bản” để tiết sau học.
ccccccccccccccccddddddddddddddddd
Tuần: 3 	 	 Ngày soạn: 
Tiết : 12	 Ngày dạy : 
Bài 3 : 
 Tập làm văn :
QÚA TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
Củng cố lại những kiến thức vàkĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học cần thiết 
 HS : Xem bài trước ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức : (1’)
Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi : Một văn bản như thế nào được coi là mạch lạc ?
Bài mới :
* Giới thiệu bài : Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem : Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì ? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn vì một lí do nào khác nữa ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (8’)
GV: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ?
HS: Người ta cần tạo lập văn bản khi có nhu cầu phát biểu ý kiến, hay viết thư cho bạn, viết bài cho báo tường của lớp hoặc viết bài tập làm văn ở lớp, ở nhàNói tóm lại khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.
GV: Để tạo lập một văn bản trước hết chúng ta phải xác định được những vấn đề gì ?
HS: Để tạo lập một văn bản trước hết chúng ta phải xác định rõ được bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề ấy cũng không thể tạo ra được văn bản.
Hoạt động 2: (5’)
GV: Sau khi đã xác định được bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ? cần phải làm những việc gì để viết được văn bản ?(Gợi ý : lấy việc em phải viết bài tập làm văn thì em cần phải làm những việc gì ?)
HS: Để viết được văn bản thì việc đầu tiên là tìm hiểu đề bài hoặc xác định chủ đề sau đó tìm ý và lập dàn bài.
Hoạt động 3: (8’)
GV: Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa ?
HS: Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản .
GV: Như vậy sau khi tìm ý và lập dàn bài chúng ta phải viết thành văn thì mới có được văn bản.
GV: Việc viết thành văn ấy cần đạt những yêu cầu gì trong các yêu cầu sau – gv đọc các yêu cầu đã cho trong sgk – 
I/ Các bước tạo lập văn bản :
1 ) Xác định rõ : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ?
2) Tìm ý và lập dàn bài
3) Viết thành văn.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, kết luận 
Tất cả các yêu cầu đã nêu trong sgk đều không thể thiếu đối với mọi kiểu văn bản viết, trừ yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn” là không bắt buộc đối với các văn bản không phải là tự sự.
GV: Dựa vào các yêu cầu trên nêu ra những con số thống kê về những ưu, khuyết điểm chủ yếu trong khâu diễn đạt của hs 
Hoạt động 4: (8’)
GV: Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không ?
HS: Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm và cần được kiểm tra sau khi hoàn thành.
GV: Việc kiểm tra ấy cần dựa theo tiêu chuẩn cụ thể nào ?
HS: Việc kiểm tra ấy cần dựa theo tiêu chuẩn cụ thể như bài làm có đúng hướng không, bố cục có hợp lí không, bài văn đã có tính mạch lạc chưa, cách diễn đạt có gì sai sót không
GV: Tổng kết nội dung bài học – gọi hs đọc ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: (8’)
GV: Lần lượt nêu các câu hỏi trong bài tập 1 – gọi hs trả lời 
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV: Nhận xét, đánh giá
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 2 – yêu cầu hs thảo luận
HS: Thảo luận
GV: Lần lượt gọi một số hs trình bày – gọi các học sinh khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung, kết luận.
Bạn ấy làm như thế là không phù hợp vì bạn đã không chú ý rằng mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn. Mặt khác bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với hs chứ không phải với thầy cô giáo nên việc luôn nói “thưa các thầy cô” và xưng “em” là không phù hợp.
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 4 – yêu cầu hs thảo luận
4) Kiểm tra.
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2 :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Thảo luận
GV: Gọi một số hs trình bày – gọi các hs khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét,sửa chữa, bổ sung, kết luận.
- Dàn bài là một cái sườn, hay còn gọi là đề cương, để người làm bài dựa vào đó mà tạo lập nên văn bản, chứ chưa phải là bản thân văn bản. Vì thế, dàn bài cần được viết rõ ý nhưng càng ngắn gọn càng tốt. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh, tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
- Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được quy định chặt chẽ. (VD : phần lớn nhất kí hiệu bằng số La Mã, các ý nhỏ hơn kí hiệu bằng chữ số thường, chữ cái thường, gạch ngang đầu dòng,). Việc trình bày các phần, các mục ấy cũng cần phải rất rõ ràng. Sau mỗi phần, mục, mỗi ý lớn nhỏ đều phải xuống dòng ; các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau ; ý nhỏ hơn thì nên viết lùi vào so với ý lớn hơn. VD :
Củng cố : (2’) GV hệ thống lại ý chính toàn bài – Gọi học sinh đọc phần đọc thêm
Dặn dò : (1’) HS học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại, soạn bài “Những câu hát than thân” để tuần sau học.
ccccccccccccccccddddddddddddddddd
 Tập làm văn 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
(Làm ở nhà)
	I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :	
Giúp HS :
Oân tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản.
Vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh.
 II/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
GV: Đọc đề bài cho học sinh chép
Đề bài : Miêu tả chân dung một người bạn của em.
GV: Nêu một số yêu cầu chính của bài tập làm văn – quy định thời gian nộp bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc