Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9:  Văn bản: Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

 I. Mục tiêu cần đạt

 - Qua bài giảng giúp hs hiểu khái niệm về ca dao dân ca. Nắm được nội dung ý nnghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao thuộc đề tài tình cảm gia đình.

 - Giấo dục cho HS ý thức thuộc các bài ca dao, hiểu và biết vận dụng những bài học rút ra từ ca dao để có được tình cảm đẹp với người thân

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích nội dung ý nhnghĩa và một số hình thức nnghệ thuật thường sử dụng trong ca dao

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 9 
 Văn bản Ca dao dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
 I. Mục tiêu cần đạt 
 - Qua bài giảng giúp hs hiểu khái niệm về ca dao dân ca. Nắm được nội dung ý nnghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao thuộc đề tài tình cảm gia đình. 
 - Giấo dục cho HS ý thức thuộc các bài ca dao, hiểu và biết vận dụng những bài học rút ra từ ca dao để có được tình cảm đẹp với người thân 
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích nội dung ý nhnghĩa và một số hình thức nnghệ thuật thường sử dụng trong ca dao 
 II. Chuẩn bị 
 Thầ: Đọc sgk sgv, các tài liệu tham khảo về ca dao, dân ca, soạn giáo án 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học 
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức 
 B. Kểm tra bài cũ 
 - Vì sao văn bản cần có tính mậch lạc?
 - Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện qua những điều kiện gì? 
 C. Bài mới 
 * Giới thiệu bài: ca dao dân ca là thơ ca trữ tình dân gian, là cây đàn muôn diệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt nam. Tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm ân nghĩa đối với người rruột thịt trong gia đình. Để hiểu được tình cảm ấy diẽn đạt như thế nào trong ca dao dân ca, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số bài ca dao nối về tình cảm đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv cho học sinh đọc chú thích * sgk 
? Em hiiêủ thế nào về ca dao? Dân ca?
- Gv ca dao dân ca là những khái nệm chỉ những thể loại trữ tình dân dan, có sự kết hợp lời và nhạc nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người. 
- Ca dao, dân ca đều là những thuật ngữ Hán Việt (ca theo nghĩa cổ là hát có kèm theo nhạc)
- Ngoài ra ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian: Thể ca dao. Có một số tác phẩm thơ ca hiện đại được viết theo thể thơ này 
Vd: Tháp Mười ... Bác Hồ 
? Những đối tượng nào thường được ca dao đề cập đến?
Gv trước đây ca dao dân ca là nhữnh sáng tác truyền miệng, ngày nay đã dần được sưu tầm thành một công trình văn hoá có giá trị 
- Bên cạnh những điểm giống thơ trữ tình, ca dao dân ca có những đặc thù riêng về hình thức thơ, kết kấu hình ảnh, ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ca dao là ngôn ngữ thơ nhưng cũng rất gần với lời nói hàng ngày của nhân dân nên được nhân dân ưa chuộng.
? Nhắc lại những đăc điểm cơ bản của ca dao dân ca?
- Nội dung : diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân 
- Nghệ thuật: Là thơ trữ tình dân gian chân thực hồn nhiên gợi cảm giầu hình ảnh và nhịp điệu.
GV nêu yêu cầu đọc: Ngắt nhịp 2/2; 4/4; 4/2; Giọng nhẹ nhàng thể hiện rõ tình cảm và lòng thành kính 
Gv đọc mẫu 4 bài ca dao. Gọi học sinh đọc, nhận xét.
? Hãy giải thích “Cù lao chín chữ”, “chiều”, “chín chiều”, “luộc lạt”?
- Cù: Siêng năng.
- Lao: Khó nhọc, vất vả 
- Cù lao chín chữ: Công lao cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng, giáo dục dạy dỗ con cái 
Gv giải thích “chín chữ”: 
- Sinh: Đẻ - Dục: Dạy dỗ 
- Cúc: Nâng đỡ - Cố: Trông nom 
- phủ: Vuốt ve an ủi - Phục: Uấn nắn theo dõi
- Súc: Cho bú - Phúc: Giữ gìn bảo vệ 
- Trưởng: Nuôi lớn 
Lưu ý: Cần phân biệt “Cù lao” trong ca dao với: nghĩa là bãi nổi trên sông 
? Giải thích nghĩa từ “Hai thân”? (Song thân: Cha, mẹ)
Gv cần phân biệt thân với nghĩa là: Thân thiết gần gũi 
? Các bài ca dao em vừa đọc tập trung thể hiện chủ đề gì?
Gọi học sinh dọc bài ca dao 1 
? Theo em lời của bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
- Lời của mẹ nói với con 
? Người mẹ nói với con bằng hình thức nào?
- Lời mẹ ru con.
Gv đây là lời người mẹ ru con thơ để bé ngủ ngon.
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trong câu thơ đầu?
- Ngắt nhịp 2/2/2đều dặn.
? Nhịp thơ đều đặn ấy có tác dụng gì?
- Nhịp thơ như khúc dạop nhẹ nhàng êm ái, thủ thỉ ân tình. 
? ở hai dòng thơ đầu người mẹ nói với con về điều gì?
- Công cha , nghĩa mẹ 
? Nói về công cha nghĩa mẹ, câu ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Thông qua từ ngữ hình ảnh nào?
- Sử dụng phép so sánh:
+ Công cha - Núi ngất trời 
+ Nghĩa mẹ - Nước ở ngoài biển Đông 
? Em hiểu ntn về những hình ảnh này?
- Núi ngất trời: Núi cao đồ sộ đến tận mấy tầng mây xanh 
- Nước biển Đông: Nguồn nước bao la vô tận 
 Đây là những hình ảnh cụ thể vĩ đại vĩnh hằng của vũ trụ. Nó được dùng để so sánh với công lao cha mẹ (Cái trừu tượng không thể nhìn thấy được).
? Sử dụng những hình ảnh so sánh đó câu ca dao nhằm mục đích gì?
- Khẳng định và ngợi ca công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn không thể nào kể xiết.
Gv câu ca dao còn thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam nhưng vẫn toạ được lời thơ ngọt ngào của điệu hát ru tâm tình truyền cảm, lay động lòng người.
? Đến hai câu thơ cuối, người mẹ nhắn nhủ con điều gì?
- Núi cao... ghi lòng con ơi 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và cách diễn đạt lời nhắn nhủ đó?
- Dùng hình ảnh ẩn dụ núi cao biển rộng để nhấn mạnh thêm công lao cha mẹ.
- Dùng cụm từ chữ Hán “Cù lao chín chữ”.
- Dùng lời gọi thiết tha “ghi lòng con ơi”
? Với “cù lao chín chữ” và lời gọi tha thiết ấy, em hiểu câu ca dao muốn nhắc nhở người con điều gì?
- Nhấn mạnh công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển không thể gì so sánh được. Đạo làm con phải ghi lòng tạc dạ và đề dáp công ơn ấy.
? Như vậy qua phân tích, em cảm nhận được điều gì từ bài ca dao thứ nhất?
Gv: Tình cảm với cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cũng hết sức tự nhiên gần gũi. Song không phải ai cũng dễ dàng hiểu hết được. Bài ca dao chính là bài học nhẹ nhàng mà thấm thía. Biết ơn, kính trọng và đền đáp công ơn cha mẹ là nghĩa vụ trách nhiệm, là đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.
 Gọi HS đọc bài ca dao 2 
 Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
 -Lời của ciô gái đi lấy chồng xa tâm sự với mẹ với quê hương 
 ? Cô gái tâm sự với mẹ về vấn đề gì?
 - Nỗi nhớ nhà nhớ quê da diết
? Tâm trạng của người con gái được diễn tả vào koảng thời gian nào? - Buổi chiều 
 ? Em hiểu như thế naò về cái khoảng thời gian ‘’ chiều chiều “mà câu ca dao nhắc đến?
 -Là thời điểm cuối ngày, sự trở về, đoàn tụ 
 “Chiều chiều” điệp lại hai lần nhằm nối kết sự triền miên của thời gian của tâm trạng 
 - Đây là lúc thời gian thường gợi buồn, gợi nhớ. (Khi mọi người trở về ngôi nghà của mình, thì người con gái vẫn cảm thấy bơ vơ nơi đất khách quê người.
 ? Để diễn tả đầy đủ hơn tâm trạng cô gái, tác giả đã làm gì?
 - Ghi lại hình ảnh cô gái đứng ngóng về quê mẹ với tâm trạng “ruột đau chín chiều” 
? Em hiểu như thế nào về “chín chiều”? (cách nói cụ thể về nỗi đau nhiếu bề của người con gái, đau đến quặn lòng.
? Vì sao mỗi khi trông về quê mẹ người con gái lại có tâm trạng như thế?
 Cho HS thảo luận nhóm 
 - Vì nhà chồng ở xa nhớ mẹ, nhớ quê không thể về thăm nhà được 
 - Vì bị nhà chồng đối xử tệ bạc 
 - Bị chồng lạnh nhạt hoặc phụ tình 
 - Bị gặp nhiều vất vả gian chuân...
 GV Các em đều có lí song có lẽ một nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là tình cảm của đứa con xa quê nhớ thương mẹ, nhớ thương gia đình khôn kể xiết. Đó là tình cảm thường thấy ở bất cứ người con nào khi sống xa quê. Vì vậy đằng sau nỗi nhớ da diết của người con, ta nhận ra một tình cảm thiêng liêng sâu sắc của đứa con xa hướng về quê mẹ. 
 ? Như vậy qua những từ ngữ hình ảnh ta vừa phân tích, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của người con khi xa quê?
 ? Em hãy tìm nmột số câu ca dao khác cũng có nội dung nói về tình cảm ấy? 
 Vd: Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
Bâng khâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau 
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau 
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 
 GV câu ca dao chính là lời tâm tình thiết tha sâu nặng của người con xa, là cách nói cụ thể về nỗi nhớ thương mẹ già, nỗi nhớ quê hương. Tình cảm ấy đán trân trọng biết bao.
HS đọc bài ca dao
 ? Bài ca dao nối về nỗi nhớ của ai với ai?
 - Nỗi nhớ của con cháu với ông bà 
 ? Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua hình ảnh nào?
 - Luộc lạt mái nhà 
 ? Em hiểu luộc lạt ở đây với nnghĩa nnhư thế nào?
 - Lạt: dây buộc = mây tre chẻ mỏng 
 Luộc lạt: mối buộc của sợi lạt 
 GV ở nông thônViệt Nam xưa thường lợp nhà bằng rạ, dùng lạt để buộc kèo, mè rui, luồng với nhau. Một mái nhà phải sử dụng rất nhiều mối lạt không thể nào đếm xuể 
 ? Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh “bao nhiêu luộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” ở câu ca dao này?
 - Đây là cách sử dụng hình ảnh so sánh ngang bằng 
 ? Cách so sánh đó có tác dụng gì?
 - Diễn tẩ mức độ của tình yêu nỗi nhớ
 ? Qua cách diễn tả ấy câu ca dao muốn thể hiện điều gì?
- GV Câu ca dao sử dụng những từ ngữ rất hay, gợi cảm và cũng rất phù hợp với tình cảm thực có của con người Việt Nam , tình cảm này cũng rât đáng được phát huy.
GV Trong gia đình, bên cạnh tình cảm với cha mẹ ông bà tổ tiên, còn có tình cảm cũng rất đáng được quan tâm đó là tình cảm anh em tình cảm ấy được thể hiện như thế nào, hãy đọc tiếp câu ca dao thứ 4 
Gọi hs đọc 
 ? Câu ca dao cho ta biết gì về tình cảm anh em?
 - Nào phải người xa 
 - Cùng chung bác mẹ, cùng một nhà, cùng thân 
 ? Em hiểu “cùng thân” nghĩa là thế nào? (cùng cha mẹ sinh ra)
 ? Như vậy qua câu ca dao, em thấy quan hệ anh em có gì khác với các mối quan hệ khác?
 - Anh em là những người có cùng dòng máu từ cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một gia đình, cùng được cha mẹ bế bồng chăm sóc, cùng bú chung bầu sữa ngọt ngào của mẹ.
 GV và có thể phải cùng chia sẻ với nhau những khó khăn của gia đình... ca dao đã có những câu khác nối về vấn đề này:
 “Anh em như thể tay chân 
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
? Như vậy câu ca dao muốn nhấn mạnh điều gì?
? Từ mối quan hệ đó câu ca dao nhặc nhở mọi người điều gì?
 Yêu nhau như thể tay chân 
 Anh em hoà thuận hai thân vui vầy 
 ? Câu ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì 
 - Dùng hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân”
 ? Em hiểu gì về hình ảnh so sánh này?
 Tay và chân là những bộ phận cơ thể con người, luôn gắn bó, không thể tách rời cơ thể con người 
 ? So sánh như vậy nhằm mục đích gì?
GV: Hình ảnh so sánh này đã khẳng định đã là anh em, phải yêu thương quý mến nhau,đoàn kết với nhau như những bộ phận không thể thiếu trên cơ thể con người vậy 
 ? Như vậy qua câu ca dao, ông cha xưa muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
I. Giới thiệu văn bản.
- Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc 
- Ca dao: Là những lời thơ của dân ca, cả những bài thơ dân ca mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca (diễn tả đời sống nội tâm của con người)
II. Đọc và tìm hiểu chú thích 
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Bài ca dao thứ nhất 
- Bài ca dao là lời ru ngọt ngào truyền cảm ca ngợi công ơn lớn lao như trời biển của cha mẹ. Đồng thời là lời nhắc nhở con cái phải ghi nhớ biết ơn và đền đáp công ơn cha mẹ.
2. Bài ca dao thứ 2 
- Câu ca dao như một lời giãi bày tâm sự của  ... y có đặc điểm gì?
GV: Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như: sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
I. Các loại từ láy (10’)
1. Ví dụ. 
 - Đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu 
2. Kết luận: 
Có hai loại từ láy.
- Từ láy toàn bộ 
- Từ láy bộ phận 
 a, Từ láy toàn bộ 
- Có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn 
- Cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối ở tiếng sau để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh 
b. Từ láy bộ phận 
- Giữa các tiếng có sự giống nhâu về phụ âm đầu và phần vần 
Ghi nhớ:
II. Nghĩa của từ láy (10’) 
*Nghĩa của từ láy được tạo bởi đặc diểm âm thanh của tiếng và sự hoà âm phối thanh giữa các tiếng
III .Luyện tập 
 Bài tập 1:đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
 a. tìm các từ láy trong đoạn văn đó cho hs thảo luận nhóm 
 b. xếp các từ láy theo bảng phân loại dùng 2 bảng phụ cho 2 nhóm điền vào bảng
Từ láy toàn bộ 
Từ láy bộ phận 
Cho hs nhận xét bổ sung 
 Bài tập 2: Gọi Hs đọc và xác định yêu cầu của bài tập trên bảng phụ (bài tập 2/43sgk)
 - Điền các tiêng láy vào trước hoặc sau các tiêng gốc để tạo từ láy 
? Muốn điền đúng tiếng lấy cho mỗi từ ta làm thế nào?
 - Căn cứ đặ điểm của các loại từ láy: láy toàn bộ, láy bô phận để tìm các tiếng tạo ra sự hoà âm phối thanh, tạo nghĩa chotừ 
? Em hãy điền tiếng cho thích hợp với các tiếng gốc đã cho?
 a. Lấp ló d. Thâm thấp
 b. Nhức nhối e. Chênh chếch 
 c. Khang khác g. Anh ách 
 Bài tập 3 : Cho học sinh làm bài tập 3 / 4 sgk 
Hs đọc? Nêu yêu cầu của bài tập 
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu 
? Để điền được từ thích hợp ta phải làm thế nào?
- Căn cứ vào nghĩa của từ láy và văn cảnh sử dụng từ 
? Em hãy điền từ vào chỗ trống (Gọi hs lên bảng điền vào chỗ ttrống của câu văn trên bảng phụ)
 a. Nhẹ nhàng d. Xấu xa 
 b. Nhẹ nhõm e. Xấu xí 
 c. Tan tành g. Tan tác 
4. Bài tập 4: Cho học sịnh làm bài tập 5/43 sgk
Hs đọc bài tập trên bảng phụ? Nêu yêu cầu của bài tập 
? Các từ đã cho là từ láy hay từ ghép? 
? Vì sao bài tập yêu cầu ta cho biết các từ đã cho là từ láy hay từ ghép 
 - Các từ này đều có đặc điểm láy âm giống từ láy 
? Vậy muốn phân biệt chúng là từ láy hay từ ghép ta làm thế nào?
 - Căn cứ vào nghĩa của các tiếng 
Gv cho học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả 
Gv nhân xét rút ra kết luận chung: Các từ này đều là từ ghép 
D. Củng cố (3’)
 ? Nêu đặc điểm của mỗi loại từ láy?
? Phân biệt điểm khác nhau của từ láy và từ ghép?
- Từ láy: Giữa các tiếng có sự hoà âm phối thanh 
- Từ ghép: Các tiếng đều có nghĩa ghép lại tạo ra một nghĩa chung 
Gv: Cần chú ý rằng có trường hợp giữa các tiếng có sự hoà âm phối thanh nhưng chỉ là ngẫu nhiên vì chúng mang đặc điểm của từ ghép nên không gọi là từ láy.
E. Hướng dẫn về nhà (3’)
- Nắm chắc đặc điểm của từ láy và ý nghĩa từ láy.
- Làm bài tập 4, 6 sgk 
- Tập viết đoạn văn 3 - 5 câu có sử dụng từ láy để miêu tả một cảnh vật mà em thích.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
tiết 12 
Quá trình tạo lập văn bản
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để tạo lập một văn bản đúng phương pháp và có hiệu quả.
- Học sinh thấy được sự cần thiết của các bước trong quá trình tạo lập văn bản 
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản một cách thành thạo. Củng cố các tiêu chuẩn liên kết, bố cục, mạch lạc. Giáo dục học sinh ý thức tạo lạp văn bản hay đúng yêu cầu 
II. Chuẩn bị.
Thầy: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án 
 Tìm ví dụ ghi ra bảng phụ 
Trò: Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định tổ chức (1’)
B. Kiểm tra (15’)
1. Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy? Mỗi loại cho 3 ví dụ 
2. Viết đoạn văn khoảng 5 câu với nội dung tự chọn có sử dụng từ láy.
 C. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gvđưa tình huống :
 Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học em muốn về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Em sẽ kể cho cha mẹ nghe ntn về thành tích đạt được như hôm nay. Trong tình huống trên em sẽ xây dựng một văn bản nói hay viết?
- Xây dựng văn bản nói 
? Văn bản nói ấy có nội dung gì?
- Giải thích lý do đạt kết quả, được khen thưởng trong học tập 
? Đối tượng tiếp nhận văn bản của em là ai? (Mẹ)
? Lý do nào để em nói với mẹ? (Em đạt thành tích cao 
? Muc đích em nói với mẹ là gì?
- Để mẹ vui và tự hào vì có con ngoan học giỏi 
Gv đưa tình huống thứ hai 
Em muốn báo tin cho người bạn ở xa biết về thành tích học tập của em, em sẽ làm gì?
- Viết thư (xây dựng văn bản viết)
? Văn bản viết ấy có nội dung gì?
- Trình bày rõ lý do đạt thành tích trong học tập 
? Đối tượng để nhận thư là ai? - Người bạn ở xa 
? Em viết cho bạn với mục đích gì?
- Thông báo thành tích học tập của mình với bạn 
Gv như vậy, khi có nhu cầu giao tiếp, dù là nói hay viết thì nội dung ta giao tiếp cũng phải là một văn bản.
? Vậy để có một văn bản trước hết ta cần xác định được những gì? 
 - Nội dung, đối tượng tiếp nhận, mục đích 
Gv : Những vấn đề mà ta vừa xác định trước khi tạo văn bản chính là bước định hướng 
? Như vậy bước đầu tiên khi tạo lập văn bản là gì? ở bước này ta cần xác định được những gì?
Cho hs chú ý vào tình huống 2 ở phần trên 
? Để giúp bạn hiểu được những điều em muốn nói, em cần phải làm gì?
- Xây dựng được bố cục văn bản 
? Hãy định hướng nội dung từng phần trong bố cục văn bản?
? ở mỗi phần em sẽ sử dụng những ý nào?
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát buổi lễ phát thưởng của nhà trường 
B .Thân bài: Lý do em được khen 
C Kết bài: cảm nghĩ của em 
? Cụ thể hơn trong phần thân bài, em cần diễn đạt được những ý nào?
- Trước đây chưa học tốt - Lý do 
- Mỗi khi các bạn khác được khen, suy nghĩ ntn?
- Sự quyết tâm tự nỗ lực phấn đấu của bản thân 
- Thấy mình được khen có xứng đáng không 
? Vậy để văn bản có tính hoàn chỉnh ta phải làm thế nào 
 Xây dựng bố cục văn bản rành mạch hợp lý 
? Theo em xây dựng bố cục văn bản có tác dụng gì?
? Trong thực tế nếu một văn bản chỉ cần đạt được những ý cơ bản ở bố cục thì có thể đạt được mục đích giao tiếp không? Vì sao?
- Không thể giao tiếp bằng bố cục văn bản được vì bố cục mới chỉ là các ý chính, chưa diễn đạt các ý cụ thể nà người nói, viết muốn trình bày.
? Vậy sau khi có bố cục ta phải làm ntn?
- Phải diễn đạt ý thành lời văn gồm nhiều câu nhiều đoạn, có sự liên kêt chặt chẽ với nhau và phải được sắp xếp theo trình tự, đảm bảo tính mạch lạc của văn bản 
Gv: Các ý trong bố cục phải được phát triển thành những câu những đoạn, những phần chính xác, trong sáng lô gíc hợp lý có mạch lạc và liên kết chặt chẽ 
? Như vậy bước thứ 3 trong quá trình tạo lập văn bản là gì?
? Để thực hiệh bước này ta phải làm gì?
? Thông thường, sau khi dã viết xong một bài văn, bước cuối cùng ta cần phải làm gì?
? Vậy khi kiểm tra, soát lại bài, ta cân kiểm tra những vấn đề gì?
- Xem văn bản có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa 
- Có cần sửa chữa gì không (cách dùng từ, diễn đạt ý, liên kết ý, lỗi chính tả...)
Gv khi đã tạo lập văn bản, kiểm tra, bổ sung, sửa chữa sai sót là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng. Nếu bỏ qua, chất lượng văn bản sẽ hạn chế.
? Như vậy quá trình tạo lập văn bản gồm mấy bước? Là những bước nào?
Cho học sịnh đọc ghi nhớ sgk
I. Các bước tạo lập văn bản (10’) 
1. Bước định hướng:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai? Để làm gì? Về cái gì và như thế nào?
2. Tìm ý lập dàn ý 
* Bố cục văn bản: 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Xây dựng bố cục giúp bài nói, viết chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng, đạt được mục đích giao tiếp 
3. Hoàn thành văn bản .
- Diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
4. Kiểm tra.
*Ghi nhớ sgk
II. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1/46:
Cho hs đọc bài tập 1 tự thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời từng câu hỏi 
 ? Khi tạo lập văn bản, điều em muốn nói có thật sự cần thiết không?
 -Thực sự cần thiết 
 ? Em đã thực sự quan tâm tới việc viết cho ai chưa?
? Việc quan tâm đó có ảnh hưởng tới bài viết như thế nào?
 - ảnh hưởng tới cách xưng hô, cách sử dụng lời lẽ, nội dung của văn bản
? trước khi hoàn chỉnh văn bản ,em có cần lập dàn ý không? Việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng như thế nào đến nộidung bài viết? Kết quả bài làm ntn?
 - Làm cho bài viết rõ ràng mạch lạc, không lạc ý, sót ý hoặc lệch hướng 
 ? Sau khi hoàn thành văn bản có cần kiểm tra lại không? Vì sao. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viét có tác dụng gì?
 -Tạo cho văn bản hoàn chỉnh có độ chính xác cao 
GV: Như vậy nói viết, muốn hoàn chỉnh cần phải trình tự thực hiện các bước của quá trình tạo lập văn bản 
 Bàitập 2/46 gọi hs đọc, xác định yêu cầu của bài tập 
 Xem nội dung bản báo cáo kinh nghiệm học tập đã đúng chưa và nên điều chỉnh như thế nào 
 Cho hs làm bài 
Gợi ý: Bản báo cáo chưa phù hợp, hông chỉ thuật lại việc mình học và thành tích đạt được mà phải rút ra được những kinh nghiệm để giúp các bạn khác học tót hơn 
 Bạn đã xác định đúng đối tượng giao tiếp chưa?
 Gợi ý: Bạn đã xác định đúng đối tượng giao tiếp. Khi báo cáo kinh nghiệm học tập cần hướng tới đối tượng là hs, bạn bè.
 Bài tập 3/46 
 Dàn bài có phải viết thành những câu văn trọn vẹn, đúng ngữ pháp không? Vì sao?
 Gợi ý Dàn bài thự c chất t chỉ lầ kế hoạch để định hướng nội dung tạo văn bản .vì vậy chỉ cần viết ngắn gọn, rõ ý không nhất thiết phải viết đủ câu trọn ý. Tuy vậy cũng cần phải viết đủ ý, chặt chẽ.
 ? Một dàn bài thường có các mục lớn nhỏ ,ta phải làm như thế nào để phân biệt được?
 - Phần lớn kí hiệu đêù ghi bằng chữ số la mã, ý nhỏ hơn thì ghi bằng chữ số thường, chữ cái thường, dấu gạch ngang, đấu gạch đầu dòng 
? Để biét được các ý ấy đầy đủ chưa ta làm thế nào?
 - Sau mỗi phần mục, các ý lớn nhỏ phải xuống dòng. Các mục phần ngang bằng nhau phải viết thẳng hàng với nhau. ý nhỏ hơn thì nên viết lùi vào hơn so với ý lớn hơn.
 VD: I. Mở bài 
 II Thân bài a. ý lớn 1; b. ý lớn 2 
 III. Kết bài 
 D. Củng cố:
 ? Nhắc lại các bước tạo văn bản?
 ? Qua bài học hôm nay, ta cần ghi nhớ điều gì?
 E. Hướng dẫn về nhà: 
 - Nắm chắc các yêu cầu về cách thực hiện các bước tạo văn bản 
 - Làm bài tập 4 sgk 
 Gợi ý: 1. Định hướng: Đối tượng: Viết cho bố 
 Nội dung: Thanh minh xin lỗi 
 Mục đích: Để bố hiểu tha lỗi 
 Hình thức: Viết thư 
 2. Xây dựng bố cục 
 2.1. Mở bài: ở bài: Nêu lí do viét thư
 3.2. Thân bài: Nói lên nỗi ân hận, xin bố mẹ tha lỗi
 4.3. Kết bài: Lời hứa không bao giờ mắc lỗi 
 3. Diễn đạt thành lời bài văn hoàn chỉnh 
 4. Kiểm tra: Đọc soát lại bài, sửa lỗi sai
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 3.doc