Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Bài 28 : Tiết 113: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30  - Bài 28 : Tiết 113: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương

. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Thông qua bài học, học sinh nắm được:

 -Khái niệm thể loại bút kí.

 -Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế.

 -Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

 2. Kĩ năng

 -Đọc-hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.

 -Phân tích văn bản nhật dụng(kiểu loại thuyết minh)

 -Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

 3.Tình cảm

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Bài 28 : Tiết 113: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
 Ngày soạn: 
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng ..Sĩ sốVắng.
Bài 28 : Tiết 113: Văn bản:
ca huế trên sông hương.
 (Hà ánh Minh)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 Thông qua bài học, học sinh nắm được:
 -Khái niệm thể loại bút kí.
 -Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế.
 -Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 
 2. Kĩ năng
 -Đọc-hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.
 -Phân tích văn bản nhật dụng(kiểu loại thuyết minh)
 -Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
 3.Tình cảm
 Yêu mến, thích thú với nghệ thuật ca Huế.
 II. Chuẩn bị
 1.Giáo viên: -Tư liệu ngữ văn 7
 -Phiếu học tập cá nhân.
 2.Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà 
 III. Tiến trình bài dạy.
 1. Kiểm tra bài cũ: 0
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d đọc, tìm hiểu chung văn bản 
-Giới thiệu giọng đọc, yêu cầu đọc văn bản.
-Y/c giải thích từ khó
?Tìm và chỉ ra đặc điểm nội dung bố cục văn bản?
?Nêu ý nghĩa của mỗi phần văn bản?
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
-Chú ý nghe, đọc tiếp sức văn bản.
-Nhận xét
-Dựa vào nội dung chú thích, trả lời.
-Suy nghĩ, trả lời
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Phương thức nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1.Đọc, chú giải.
2. Bố cục. (2 phần)
-P1. Từ đầu-> Lí hoài nam.
Huế cái nôi của dân ca.
-P2. Phần còn lại.
Đặc sắc của nghệ thuật ca Huế.
HĐ2 H/d tìm hiểu chi tiết văn bản
-Đọc nội dung đoạn 1 văn bản.
?Huế nổi tiếng nhiều thứ nhưng trong bài tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào? 
?Tại sao tác giả quan tâm đến ca Huế?
-Chốt nội dung chính cần đạt
?Tìm chi tiết giới thiệu dân ca Huế?
? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để giới thiệu và làm nổi bật giá trị của các làn điệu dân ca xứ Huế?
-Giảng bình
-Y/c đọc nội dung đoạn 2 văn bản.
?Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của ca Huế?
?Qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế?
-Giảng bình
?Nét đặc sắc trong cách biểu diến ca Huế?
-Dàn nhạc
-Nhạc công
-Chốt nội dung cần đạt
?Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong đoạn?
-Giảng bình
?Từ đó em thấy được nét đẹp nào của ca Huế?
-Giảng bình
?Đọc, chỉ ra những chi tiết miêu tả cảnh thưởnh thức ca Huế, qua đó nhận xét cái đọc đáo trong cách thưởng thức ca Huế?
-Giảng bình
-Chú ý nghe.
-Trả lời
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý
-Đọc, chú ý nghe.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Suy nghĩ, trả lời, bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý 
-Suy nghĩ, trả lời.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe.
II. Tìm hiểu chi tiết.
 1. Huế-cái nôi của dân ca.
-Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn, tài hoa của mỗi vùng đất
-Huế là một trong những cái nôi của các làn điệu dân ca.
+Các điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây,hò đưa linh, ru em, hò giã gạo, giã điệp, bài chòi, bài tiệm
+Các điệu lí: Hòa nam, hoài xuân, lí con sáo
+Các điệu nam: Nam ai, nam bình, tương tư khúc, quả phụ.
-Nghệ thuật liệt kê kết hợp với lời giải thích bình luận để giới thiệu làm nổi bật nét phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung của ca Huế.
2. Nét đặc sắc của ca Huế.
-Ca Huế hình thành từ dòng nhạc dân gian và ca nhạc cung đình..
-Kết hợp hai tính chất dân gian và cung đình trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã.
+Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu
+Ca công còn trẻ nam áo dài the, quần thụng, đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng.
+Các ngón đàn chau chuốt như ngón nhấn, mổ , vỗ, vả, ..
+Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm xao động lòng người.
-Dùng phép liệt kê để chứng tỏ sự phong phú của cách diễn ca Huế.
-Qua đó thấy được nét đẹp tinh tế, thanh lịch, tính dân tộc cao trong biểu diễn.
-Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát: Trăng lên gió mơn man dìu dịu.
->Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa trang trọng giữa thiên nhiên hữu tình
HĐ3 H/d tổng kết nội dung bài
?Trình bày những hiểu biết của em về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của văn bản?
-Chốt nội dung cần đạt.
-Suy nghĩ, trả lời
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý, ghi vở.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật.
Vản bản dùng nhiều phép liệt kê, ngôn ngữ trang trọng, giàu cảm xúc.
2. Nội dung:
Thể hiện niềm tự hào về một vẻ đẹp của đất nước.
Quảng bá, giới thiệu một nét đẹp của văn hóa dân tộc.
 3.Củng cố
Hệ thống hóa nội dung bài. H/d chuẩn bị bài ở nhà
 4. Dặn dò
Chuẩn bị bài: Liệt kê.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 113.doc