Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 113 – Văn bản: Ca Huế trên sông Hương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 113 – Văn bản: Ca Huế trên sông Hương

1. Mục tiêu:

 a) Kiến thức:

 - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

 b) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện các ca khúc Huế.

 c)Tư tưởng:

- Tình cảm của học sinh đối với miền đất xứ Huế

2. Chuẩn bị :

 a. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án.

 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1882Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 113 – Văn bản: Ca Huế trên sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/3/2011	 	 	 Ngày giảng: 7A,7D28/03/2011
Tuần 31
Tiết 113 – Văn bản: 
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 (Hà ánh Minh)
1. Mục tiêu: 
 	a) Kiến thức:
 - Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. 
 	b) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện các ca khúc Huế.
 	c)Tư tưởng:
- Tình cảm của học sinh đối với miền đất xứ Huế
2. Chuẩn bị :
 a. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Soạn giáo án.
 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài chu đáo.
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ :(3')
 Câu hỏi: Kể tóm tắt trò lố trong truyện ngắn "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu". NT dựng truyện của NAQ có gì đặc sắc ?
 Trả lời: Hs dựa vào bố cục kể, tóm tắt.
	` NT: + Đối lập- tương phản tăng cấp
	 + Lối kể chuyện nối tiếp nhau.
	 + Điệp câu cuối đoạn để nhấn mạnh và so sánh.
	 + Kể truyện hiện đại; thê một đoạn tái bút.
b. Bài mới:
 Giới thiệu bài: (1’) Theo em nhắc đến Huế, người ta thường nhắc đến những gì tiêu biểu nhất ?
® Sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ, phú Văn Lâu và các điệu hò. Ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn và con người xứ Huế.
® Xứ Huế vốn rất nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hỏi: Em hiểu gì về ca Huế?
Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ?
Y/c: Đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
Gv: hướng dẫn học sinh một số từ khó.
Hỏi: Xác định thể loại của văn bản ?
Gv: Đây là một bút kí ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa : Dân ca Huế trên sông Hương
Hỏi: Nêu bố cục của văn bản?
Hỏi: Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn văn ?
Hỏi: Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của xứ Huế ?
Hỏi: Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế ?
Hỏi: Em hãy tìm trong bài viết một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật ?
Hỏi: Ca Huế bắt nguồn từ đâu ?
Hỏi: Tác giả sd biện pháp NT gì?
Hỏi: Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?
Gv: Phép liệt kê dẫn chứng, tg làm nổi bật sự phong phú của dân ca Huế về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm.
Hỏi: Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ?
Hỏi: Phần tiếp theo của văn bản giới thiệu với ta điều gì về ca Huế ?
Hỏi: Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ?
Hỏi: Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ?
Hỏi: Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào?
Hỏi: Ca Huế được hình thành từ đâu ?
Gv: Nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò ... thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
H: Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này ?
Hỏi: Từ đó nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ?
Gv: Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế.
Hỏi: Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã ?
Hỏi: Khi viết lời cuối văn bản “Không gian như lắng đọng ... kín đáo, sâu thẳm” tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
Hỏi: Văn bản có những nét thành công nào về ND và NT ?
Hỏi: Học văn bản đã gợi lên tình cảm nào trong em? 
- Là một sinh hoạt độc đáo của cố đô Huế.
- Đăng trên báo "Người Hà Nội". 
- Đọc
- Đọc giải thích các từ khó sgk
- Văn bản nhật dụng: Bút ký.
- Bố cục: 2 phần
- Phần thứ nhất: Nghị luận chứng minh.
- Phần thứ hai: Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất.
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của nước ta.
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa kinh: buồn bã.
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp ... 
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện ...: gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Nam ai, nam bình, Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn,...
- Bắt nguồn từ cuộc sống, thể hiện khát khao của con người.
- Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận
- Phong phú về làn điệu.
- Sâu sắc thấm thía về nội dung, tình cảm.
- Mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Dân ca miền núi.
- Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, ..
- Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng ...; Nữ mặc áo dài, khăn đóng.
- Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
- Vừa dân dã vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch.
- Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng.
- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
- Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế.
-> Thanh lịch, tinh tế.
 Tính dân tộc cao trong biểu diễn.
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ...Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người.
Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
 Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
Hs: khái quát lại những nét NT, nội dung chính của bài.
- Ý kiến riêng
- Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung: (6’)
1. Ca Huế: 
- Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Là một sinh hoạt độc đáo của cố đô Huế.
2. đọc
3. Giải thíh từ khó: 
4. Bố cục và Thể loại: 
- Thể loại: Văn bản nhật dụng: Bút ký.
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu ... Lí hoài nam: (Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.)
+ Tiếp..đến hết: (Những đặc sắc của ca Huế) 
II. Phân tích: 
1, Huế - cái nôi của dân ca. (12’)
=> Bắt nguồn từ cuộc sống, thể hiện khát khao của con người.
.
2. Những đặc sắc của ca Huế: (13’) 
=> Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch.
=> Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức.
III. Tổng kết: (5’)
* Ghi nhớ: SGK. 
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
 - Hai bức ảnh chụp trong văn bản có ý nghĩa gì ?
 Hs: Minh hoạ thêm cho hai nét đẹp của văn hoá Huế, đó là cố đô Huế và ca Huế trên sông Hương.
 - Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào ?
 Hs: ý kiến riêng.
	d. hướng dẫn về nhà : (1’)
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Tìm hiểu vi dụ trả lời câu hỏi bài liệt kê
Ngày soạn: 25/3/2011	 	 	 Ngày giảng: 7A,7D28/03/2011
Tiết :114 – Tiêng việt
LIỆT KÊ
1/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
 - Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
2/ Chuẩn bị: 
a. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh:
- Học bài cũ. Chuẩn bị nội dung bài mới
3/ Tiến trình bài dạy:
a/ Kiểm tra bài cũ: (3’)
	Gv: Kiểm tra vở bài tập về nhà của hs
b/ Bài mới:
 Giới thiệu bài: (1’) Trong khi nói và việc sd phép liệt kê đúng chỗ, đúng lúc sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc người nghe, để làm được điều đó chúng ta đi tìm hiểu qua nội dung của bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv: treo bảng phụ-> gọi hs đọc
Hỏi: Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm ?
Hỏi: Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
Hỏi: Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự gọi là phép gì ?
 Bài tập nhanh : Xác định phép lịêt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng ?
“Bởi vì không lúc nào là lúc không có máy bay sục tìm, hễ chúng nhìn thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ có con người đang sống, dù là một cái thìa gò bằng vỏ na-pan sáng chói hoặc một tí đất rơi vãi, một luống khoai đang đào dở, chúng cũng không tiếc gì bom, ít ra cũng là vài trận pháo cối. Đất đá tơi vụn ra, càng tơi vụn hơn, càng trơ trụi hơn, càng hoang tàn hơn.”
Gv : Treo bảng phụ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo các phép liệt kê ở VD 1 ?
Hỏi: Thử đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê ở VD 2 và cho biết ý các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ?
Hỏi: Vậy qua VD, ta thấy có mấy kiểu liệt kê ?
Hỏi: Bài học hôm nay ta cần ghi nhớ mấy ý ?
Hỏi: Chỉ ra phép liệt kê trong bài: Tinh thần yêu nước của nd ta?
Gv cho hs lên bảng làm
- Hs đọc
- Về cấu tạo: có mô hình cú pháp tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ, đắt tiền.
- Tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. 
- Liệt kê
- Làm bài theo nhóm :
Câu 1: Một cái thìa gò bằng vỏ na-pan, một tí đất rơi, một luống khoai
Câu 2: Đất đá tơi vụn ra, càng vụn hơn, càng trơ trụi hơn, càng hoang tàn hơn.
Td: Tô đậm tính chất bề bộn của hiện thực và tính chất ác liệt của chiến tranh
- Đọc
VD 1:
a - Liệt kê theo trình tự sự việc không theo từng cặp.
b - Liệt kê theo từng cặp thường có quan hệ đi đôi trong nhận thức (có quan hệ từ “và”.)
VD 2 :
a - Dễ dàng thay thế các bộ phận liệt kê.
b - Không dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
-> Khác nhau về mức độ tăng tiến.
- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
Đọc
(Hs thảo luận đưa ra phương án)
- H/s lên bảng làm
- Hs ở dưới : Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: câu a.
Nhóm 2: câu b.
Nhóm 3: câu c.
I. thế nào là phép liệt kê: (12’)
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Liệt kê là sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
* Ghi nhớ: SGK. 
II. các kiểu liệt kê: (12’)
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
* Ghi nhớ: SGK.
III. luyện tập: (13’)
Bài tập 1 
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào ... Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, ... 
- Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, ... lũ bán nước và lũ cướp nước. 
Bài tập 2 
a- Phép liệt kê: ... dưới lòng đường ... chữ thập.
Trong đoạn trích tác giả sử dụng 2 phép liệt kê.
b- Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung, ...
	3. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Gv khái quát lại nội dung toàn bài.
4. hướng dẫn về nhà : (1’)
- Học thuộc bài. Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn: 27/03/2010	 	 Ngày giảng 7A: 2/4/2011
	 7D: 1/4/2011
Tiết 115 :
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
Có được hiểu biết chung về văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trọng cuộc sống.
2/ Chuẩn bị: 
a. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
b. Học sinh:
- Học bài cũ. Chuẩn bị nội dung bài mới
3/ Tiến trình bài dạy:
a/ Kiểm tra bài cũ: (3’)
	Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
b/ Bài mới:
	Giới thiệu bài: (1’) Các em đã được tìm hiểu về vb’ hành chính ở bậc tiểu học tuy nhiên chỉ mức đơn giản vài ba câu nhắn tin, lập thời gian biểu, đơn, giấy xin phép ... bài này sẽ giúp các em tìm hiểu tiếp về vấn đề này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv: Y/c hs đọc 3 vb’ sgk
? Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ?
? Mỗi văn bản này nhằm mục đích gì ?
? Ba văn bản này có gì giống nhau và khác nhau?
? Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với văn bản truyện, thơ mà em đã học ?
? Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên không ?
? Ba văn bản nêu trên em hiểu thế nào là văn bản hành chính? đặc điểm của loại văn bản này ?
? Loại văn bản này thường được trình bày n/t/n ?
Gv chốt lại mục ghi nhớ.
Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm
Hs đọc
* Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng rộng rãi đều biết.
* Đề nghị: đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
* Báo cáo: Chuyển thông tin từ cấp dưới lên cấp trên.
* Mục đích của các văn bản:
- Thông báo: Phổ biến thông tin, thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
- Đề nghị: Trình bày nguyện vọng, kèm theo lời cảm ơn.
- Báo cáo: Tập hợp những công việc đã làm được (sơ kết, tổng kết) để cấp trên biết, thường kèm theo số liệu tỷ lệ phần trăm.
- Giống nhau:
Tính khuôn mẫu.
- Khác nhau về mục đích, nội dung, yêu cầu.
Vb’ hành chính
Vb’ truyện thơ:
- Viết theo mẫu (tính quy ước).
- Ai cũng viết được (tính phổ cập).
- Các từ ngữ đều giản dị, dễ hiểu (tính đơn nghĩa).
- Thường có sự sáng tạo của tác giả (tính cá thể).
- Chỉ các nhà văn, nhà thơ mới viết được (tính đặc thù).
- Các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc (tính biểu cảm, đa nghĩa). 
- Đơn từ, biên bản, hợp đồng, giấy biên nhận, giấy khai sinh, ...
- Vb’ hành chính là loại vb’ dùng để truyền đạt nội dung ....
- Loại vb’ này thường được trình bày theo 1 số mục nhất định 
- Đọc
Hs thảo luận -> trình bày
I. Thế nào là văn bản hành chính: (25’)
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Vb’ hành chính là loại vb’ dùng để truyền đạt nội dung ....
- Loại vb’ này thường được trình bày theo 1 số mục nhất định 
* Ghi nhớ: SGK 
II. Luyện tập: (12’)
- Tình huống 1: Thông báo.
- Tình huống 2: Báo cáo.
- Tình huống 3: Biểu cảm.
- Tình huống 4: Đơn từ.
- Tình huống 5: Đề nghị.
- Tình huống 6: Tự sự, miêu tả
c. Củng cố (3’)
	Gv: hệ thống lại kiến thức toàn bài.
d. hướng dẫn về nhà : (1’)
- Học thuộc bài.
- Hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày soạn: 27/03/2010	 	 Ngày giảng 7A: 2/4/2011
	 7D: 3/4/2011
	Tiết 116
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
1/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, ...
- Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
2/ Chuẩn bị: 
a. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
b. Học sinh:
- Học bài cũ. Chuẩn bị nội dung bài mới
3/ Tiến trình bài dạy:
a/ Kiểm tra bài cũ: (3’) 
	Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
b/ Bài mới:
I. đề bài:
Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công".
II. Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh:
- G/v gọi h/s tìm hiểu đề, XD lại bố cục bài làm.
- So với yêu cầu, bài làm của em có những ưu, khuyết điểm cụ thể gì ?
- Trong bài làm của mình, đâu là chỗ em còn yếu nhất ?
- Em còn phải cố gắng về những mặt nào để có thể viết tốt một bài giải thích ?
 	1. ưu điểm: 
- Xác định được các luận điểm của bài.
- Xây dựng bố cục bài tương đối rõ ràng.
- Lập luận chặt chẽ.
- Phân biệt được văn giải thích với văn chứng minh.
 	2. Nhược điểm: 
- Diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Dùng từ, đặt câu chưa chính xác.
- Một số bài còn sa sang chứng minh nhiều.
 	3. Chữa lỗi cụ thể: 
 a, Lỗi diễn đạt:
 - Chẳng ai thích thất bại cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ thất bại rồi thì tiếp thất bại thêm. Nhưng có người biết rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên...
b, Lỗi dùng từ:
 	4. Trả bài: 
- học sinh trao đổi bài để sửa lỗi.
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Gv thu lại bài kiểm tra, nhận xét chung, hướng cho bài viết sau
d. hướng dẫn về nhà: (1’)
 	- Sửa lại các lỗi trong bài làm.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc