Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiết 1)

Mục tiêu:

 Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống VB, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.

 Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.

 Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Bảng phụ.

- HS: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/04/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 31 - Tiết: 121
Ôn tập văn học
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.
	Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.
 Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án. Bảng phụ.
- Hs: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* HS. đọc phần hệ thống kiến thức đã chuẩn bị.
 + GV Chốt các kiểu văn bản đã học.
 - Học kì I: 24 văn bản.
 - Học kì II: 10 văn bản.
*GV Kiểm tra chuẩn bị của HS ở nhàà nhận xét.
?Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học)?
HS. đọc những bài ca dao trong bài học chính.
?Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ như thế nào?
*HS. Trao đổi, trả lời.
*GV. Nhận xét, chốt.
?Giá trị tư tưởng, tình cảm trong thơ trữ tình được thể hiện như thế nào ?
* GV. Hướng dẫn học sinh kẻ bảng.
*HS. Nêu nội dung của văn bản bằng 1 - 2 câu.
*GV. Kiểm tra cách làm của H.
?Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.... ?
 - Ví dụ: Yêu cầu hs lấy được dẫn chứng từ vb đã học để minh hoạ.
?Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp... ?
- Ví dụ: Phép liệt kê, tăng cấp, đối lập .
Cách lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) trong vb “Tinh thần yêu nước...”
I. Hệ thống các tác phẩm văn học.
II. Các khái niệm cần nắm.( Tục ngữ; ca dao; dân ca; thơ trữ tình)
III. Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học).
- Nhớ thương, kính yêu, tự hào, biết ơn.
- Than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc.
- Châm biếm, hài hước, dí dỏm...
IV. Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
- Tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết: Kinh nghiệm về thời gian tháng năm, tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, lụt...
- Tục ngữ về lđsx: Kinh nghiệm đất đai quý hiếm; kinh nghiệm về cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi; vị trí các nghề...
- Tục ngữ về con người, XH: Xem tướng người, học tập thầy - bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý...
V. Giá trị tư tưởng, tình cảm trong thơ trữ tình.
 - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
 - ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
 - Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: đêm trăng, cảnh khuya, đèo vắng, thác...
 - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi...
VI. Hệ thống nội dung và nghệ thuật của một số văn bản.( có phụ lục)
VII. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.
- Văn chương gây những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Văn chương góp phần thoả mãn nhu cầu về cái đẹp của con người.
- Văn chương góp phần giáo dục, tuyên truyền tư tưỏng, đạo đức.
- Văn chương mang lại những hiểu biết về hiện thực đời sống, con người.
VIII. Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp.
- Với việc học văn, tích hợp kiến thức TV- TLV mang lại hiệu quả cao trong việc tìm hiểu, PTTP ở các khía cạch từ ngữ, cú pháp và cách lập luận của bài văn. Những phương diện đó đều thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng.
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản.
2- HDVN
- Tiếp tục hoàn thiện câu 7,8,9.10.
- Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang.
*Phụ lục
STT
Nhan đề văn bản
Gía trị chính về nội dung
Gía trị chính về nghệ thuật
 1
Cổng trường mở ra
- Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của bà mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
- Ngôn ngữ độc thoại dưới hình thức những lời tâm tình, chan chứa tình yêu của mẹ.
 2
Mẹ tôi
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Tác phẩm viết bằng hình thức viết thư dễ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 3
Cuộc chia tay của những con búp bê
- Tình cảm anh em sâu nặng.
- Nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Ngôi kể thứ nhất.
- Cách kể chuyện chân thành cảm động.
 4
Sống chết mặc bay
- Lên án, tố cáo tên quan vô nhân đạo, vô trách nhiệm trước sinh mạng của người dân.
- Bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh sống vô cùng cực khổ của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô nhân đạo của bọn quan lại đương thời.
- Vận dụng linh hoạt phép tương phản và tăng cấp.
 5
Những trò lố hay là Va – ren và Phân Bội Châu.
- Tác phẩm đã khắc hoạ hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng XH hoàn toàn đối lập
- Nghệ thuật tương phản hư cấu.
- Phương pháp độc thoại.

Tài liệu đính kèm:

  • docT121.doc