. MỤC TIÊU:
Giúp HS.
- Củng cố và nắm chắc kiến thức lý thuyết về hai kiểu văn bản hành chính đã học : VB đề ngị và VB báo cáo.
- Vận dụng rèn luyện kĩ năng thực hành luyện tập tạo lập văn bản.
- Tích hợp với phần Văn và TV.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7).
- HS chuẩn bị các văn bản theo nhóm tổ.
Tuần 32 Tiết 125 Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo A. Mục tiêu: Giúp HS. - Củng cố và nắm chắc kiến thức lý thuyết về hai kiểu văn bản hành chính đã học : VB đề ngị và VB báo cáo. - Vận dụng rèn luyện kĩ năng thực hành luyện tập tạo lập văn bản. - Tích hợp với phần Văn và TV. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7). - HS chuẩn bị các văn bản theo nhóm tổ. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra 15 phút Cánh cửa ra vào phòng học lớp em bị hỏng. Hãy viết văn bản đề nghị nhà trường sửa lại cho lớp. Biểu điểm - Hình thức: HS trình bày đúng qui cách một văn bản hành chính về : cỡ chữ, cách trình bày các mục, đủ cá mục qui định trong văn bản hành chính, sử dụng đúng ngôn ngữ hành chính, chuẩn chính tả. - Nội dung: - Trình bày về tình trạng cánh cửa ra vào của lớp + Đề nghị nhà trường sửa. Điểm 9,10: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, Điểm 7,8: Còn mắc một vài lỗi nhỏ về trình bày Điểm 5,6: Còn mắc một vài lỗi về trình bày, chính tả hoặc dùng từ chưa chính xác. Điểm 3,4: Trình bày chưa cân đối, thiếu hoặc sai một số mục mang tính thủ tục Điểm 1,2: Bài thiếu quá nhiều mục hoặc lộn xộn. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - HS đọc câu hỏi SGK. ? ND văn bản đề nghị và báo cáo khác nhau ở điểm nào? ? Mục đích viết văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau? ? Cả hai loại văn bản này khi viết cần tránh những sai sót gì? ? Những mục nào cần phải chú ý khi viết văn bản đề nghị và báo cáo? - HS dựa vào kết quả mục ghi nhớ và những điều cần lưu ý để trình bày. - GV nhấn lưu ý lại. - HS làm việc theo nhóm. - Mỗi nhóm cử một đại diện lên đọc văn bản. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nêu yêu cầu bài tập. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. * HS làm bài trong 5 - 7’. * Trao đổi và nhận xét bài của bạn bên cạnh. * HS trình bày bài viết của mình. * GV nhận xét, bổ sung. I. Ôn tập kiến thức lý thuyết. Văn bản Đề nghị Văn bản Báo cáo - ND: Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị - MĐ: Trình bày nguyện vọng để được xem xét, giải quyết - Nêu sự việc, lí do và các kết quả đạt được. - Thông báo (lên cấp trên) về những nội dung và các kết quả thực hiện công việc II. Luyện tập. 1. Nêu tình huống cần phải viết văn bản đề nghị và báo cáo? - Đề nghị: Trong lớp có 1 chiếc quạt trần bị hỏng. Tập thể lớp viết giấy đề nghị nhà trường sửa chữa lại quạt phục vụ cho mùa hè nóng bức. - Báo cáo: Thay mặt lớp, lớp trưởng báo cáo những kết quả đã đạt được trong đợt thu gom giấy vụ vừa qua. 2. Chọn một tình huống vừa nêu và viết thành văn bản hoàn chỉnh. - Chú ý bố cục; chữ viết - Đảm bảo đủ các mục theo đúng trình tự - Nội dung trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng. - Ngôn ngữ trình bày trong sáng, dễ hiểu,. 4. Củng cố kiến thức: - Nêu sự khác nhau cơ bản giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. - Rút kinh nghiệm qua tiết luyện tập. - Tiếp tục chuẩn bị tốt cho tiết luyện tập giờ sau: Luyện tập làm văn bản Đề nghị và Báo cáo (tiếp). Tiết 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo (Tiếp) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. - Củng cố và nắm chắc kiến thức lý thuyết về hai kiểu văn bản hành chính đã học. - Vận dụng rèn luyện kĩ năng thực hành luyện tập tạo lập văn bản. - Tích hợp với phần Văn và TV. B. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị các văn bản theo nhóm tổ. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7), bảng phụ. - HS chuẩn bị các văn bản theo nhóm tổ. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc bản đề nghị hoặc báo cáo đã làm giờ trước. * HS lên bảng trình bày – GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - GV treo bảng phụ. ? Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản trên? ? Theo em, nên thay bằng kiểu văn bản nào trong các tình huống đó cho thích hợp? - HS tự sửa chữa bài viết sau đó trình bày trước nhóm và tập thể lớp. - GV tổ chức cho HS chủ động nhận xét và góp ý sửa chữa bài của bạn. II. Luyện tập 1. Phát hiện lỗi sai trong việc sử dụng các kiểu văn bản hành chính. a. Sai kiểu văn bản: (Cần thay văn bản báo cáo bằng văn bản đề nghị) b. Sai kiểu văn bản: (Cần viết văn bản đề nghị chứ không phải văn bản báo cáo ) c. Viết văn bản đề nghị khen thưởng chứ không phải viết đơn xin khen thưởng. II. Trình bày văn bản báo cáo hoặc văn bản đề nghị trước tập thể. 1. Trình bày trong nhóm. 2. Trình bày trước lớp 4. Củng cố kiến thức: Những kinh nghiệm mà em rút ra được qua hai tiết luyện tập thực hành viết văn bản đề nghị và báo cáo là gì ? à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học hiểu ND bài học. Tích cực luyện tập thực hành viết văn bản . - Chuẩn bị bài “Ôn tập phần Tập làm văn” ***************************** Tiết 127 Ôn tập Phần Tập làm văn A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : - Ôn tập và củng cố, khắc sâu những hiểu biết cơ bản về văn biểu cảm và nghị luận. - Rèn luyện các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, phát hiện được sự khác nhau cơ bản giữa hai loại văn bản. - Tăng cường kĩ năng thực hành nhận biết và tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị: - HS : Học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt ? Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn tập 1 (chỉ ghi các bài văn xuôi) ? Nhớ lại và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì? ? Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm? ? Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, một sự vật hiện tượng, thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật hiện tượng đó? ? Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? ? Tìm các phương tiện tu từ đó trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi” I. Ôn tập văn biểu cảm. * Các văn bản biểu cảm đã học: - Một thứ quà của lúa non: Cốm - Sài Gòn tôi yêu. - Mùa xuân của tôi 1. Đặc điểm của văn bản biểu cảm. * Tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng nhất của bài văn biểu cảm. Chính tình cảm, cảm xúc là yếu tố khơi nguồn cho mạch cảm xúc tuôn trào của tác giả để viết thành văn. * Tình cảm trong văn biểu cảm có thể được biểu đạt trực tiếp hoặc gián tiếp 2. Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm. - Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gợi ra đối tượng biểu cảm, qua đó bộc lộ tình cảm cảm xúc. - Tự sự và miêu tả ở đây nhằm để khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. 3. Cách làm bài văn biểu cảm. - Phải gọi tên được tình cảm, cảm xúc của mình về đối tượng đó: yêu thương, ngưỡng mộ, ngợi ca... - Phải dùng miêu tả và tự sự để gợi ra các đặc điểm của đối tượng đã khiến mình yêu thích, ngưỡng mộ, ngợi ca... 4. Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn biểu cảm. - So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, các kiểu câu cảm thán như lời than, tiếng kêu, câu hỏi tu từ... II. Luyện tập: 1. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống. Nội dung biểu cảm Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá chủ quan của con người với thế giới xung quanh & khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Mục đích biểu cảm - Biểu cảm trực tiếp : tiếng kêu, lời than - Biểu cảm gián tiếp : sử dụng miêu tả và tự sự & các biện pháp tu từ để khêu gợi, bộc lộ tình cảm Phương tiện biểu cảm - Thế giới nội dung tình cảm, cảm xúc của tác giả với đối tượng xung quanh 2. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm. Mở bài - Giới thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm cảm xúc chủ yếu. Thân bài - Lần lượt trình bày những tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ về đối tượng Kết bài - Cảm nghĩ chung về đối tượng 4. Củng cố kiến thức : Trong các bài văn biểu cảm, em thích nhất tác phẩm nào ? Giải thích vì sao ? - HS tự do phát biểu ý kiến. à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp. 5. Hướngdẫn về nhà : - Ôn tập toàn bộ chương trình. - Chuẩn bị cho bài thi học kì. - Chuẩn bị giờ sau ôn tập văn nghị luận. ********************************** Tiết 128 Ôn tập Phần Tập làm văn (tiếp) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. - Ôn tập và củng cố, khắc sâu những hiểu biết cơ bản về văn biểu cảm và nghị luận. - Rèn luyện các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, phát hiện được sự khác nhau cơ bản giữa hai loại văn bản. - Tăng cường kĩ năng thực hành nhận biết và tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị: - HS : Học bài cũ và soạn bài mới. - GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo. C.Tiến trình hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức : Lớp Ngày Sĩ số HS vắng 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy - trò Nội dung cần đạt - Học sinh trả lời câu hỏi 1 (SGK- 139) ? Hãy ghi tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong chương trình ngữ văn 7- tập 2? ? Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Ví dụ? ? Trong bài văn nghị luận, phải có các yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu? ? Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao? - Câu a, d là câu văn mạng luận điểm - Câu b là một câu cảm thán - Câu c mới chỉ nêu vấn đề cần nghị luận. ? Có người nói: làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “Tiếng việt ta giàu và đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao : Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng... là được. - Theo em, nói như vậy có đúng không? - Để làm được bài văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu? - HS trả lời câu hỏi số 6 SGK. - HS dựa vào các kiến thức đã học về giải thích và chứng minh để trả lời - HS đọc một số đề văn. - GV giúp HS tìm hiểu nhanh một vài đề văn tiêu biểu. I. Ôn tập văn nghị luận. 1. Các tác phẩm nghị luận đã học - Các văn bản về tục ngữ - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Sự giàu đẹp của tiếng việt - ý nghĩa văn chương 2. Các dạng bài văn nghị luận * Văn nghị luận xuất hiện trong những trường hợp cần đưa ra ý kiến, quan điểm, tư tưởng của mìnhvề một vấn đề nào đó * Văn nghị luận xuất hiện dưới dạng các ý kiến phát biểu (trong đời sống), dưới dạng các bài bình luận, xã luận (trên báo chí) và các bài chứng minh, bình luận, giải thích (trong SGK)... 3. Các yếu tố trong bài văn nghị luận. - Luận điểm: là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết. - Luận cứ: là những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Lập luận:là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để dẫn đến luận diểm. 4. Kiểu bài văn lập luận chứng minh. - HS trao đổi thảo luận câu hỏi số 5 (SGK- Trang 140) - Nói như vậy là sai. - Sau khi nêu luận điểm và dẫn chứng, cần phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên được điều mình cần chứng minh - Dẫn chứng phải tiêu biểu (câu ca dao trên làm theo thể lục bát, tiêu biểu cho tiếng việt đẹp về thanh điệu, vần lưng, nhịp chẵn, nhưng phải diễn giải thì câu câu ca dao mới có sức chứng minh.) 5. Phân biệt văn giải thích và chứng minh. a. Cách làm. b. Phân biệt II. Một số đề văn tham khảo (chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm) 4. Củng cố kiến thức : - GV giúp HS khái quát lại kiến thức tiết ôn tập. - Trả lời những thắc mắc của HS. 5. Hướngdẫn về nhà : - Đọc các đề văn tham khảo SGK (trang 140-141). - Chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm. Ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tài liệu đính kèm: