Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125: Tập làm văn : Văn bản Báo cáo

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125: Tập làm văn : Văn bản Báo cáo

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo.

 - Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo.

 - Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của văn bản BC: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

2. Kĩ năng:

 a. Kỹ năng chuyên môn

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125: Tập làm văn : Văn bản Báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33 Ngày soạn: 15- 04- 2012 
 TIẾT 125 Ngày dạy: 16,17- 04- 2012 
Tập Làm Văn :VĂN BẢN BÁO CÁO
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo.
 - Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo.
 - Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của văn bản BC: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng: 
 a. Kỹ năng chuyên môn 
- Nhận biết văn bản BC.
 - Viết văn bản BC đúng quy cách.
 - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản BC.
b. Kỹ năng sống
-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan
 trọng của văn bản BC
- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC (phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và 
đối tượng giao tiếp)
3. Thái độ: 
 - Biết cách viết một văn bản BC đơn giản.
 III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phân tích tình huống cần là BC hay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....
- Thực hành viết văn bản BC phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản BC
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu MĐ,ND,HT viết một văn bản đề nghị? 
Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .
- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn 
- HT : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực
10
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản ĐN, là yêu cầu, nguyện vọng......, vậy khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb báo cáoị. Cách làm vb báo cáo
Hs đọc 2 vb trong sgk
? Viết báo cáo để làm gì ? 
-HS: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể 
? Báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?
- HS: Nội dung phải nêu rõ :Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn? 
- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , rõ ràng 
- Gv: Em đã viết văn bản báo cáo bao giờ chưa ? Viết về việc gì ? cho vd minh hoạ?
Hs đọc 3 tình huống trong sgk
? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết báo cáo ? 
Hs: b
- Gv: Tại sao trong 3 tình huống lại phải viết 3 vb khác nhau ? 
- Hs: Thảo luận, trình bày
- Gv: Chốt ghi bảng
Hs đọc lại 2 vb báo cáo trong sgk
? Các mục trong 2 báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ? 
- Hs: - Người hay cơ quan nhận vb đề nghị 
 - Người đứng ra viết vb 
 - Nội dung chính của vb 
? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?
- HS: -Giống nhau về cách trình bày các mục 
 - Khác nhau ở nội dung cụ thể 
? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ? ( HSTLN)
- HS: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn
? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb báo cáo ?
- Hs: Đọc ghi nhớ sgk
? Em hãy nêu dàn mục của vb báo cáo ?
 - Hs: Trả lời sgk)
? Khi làm vb báo cáo tên vb thường được viết ntn? 
? Các mục trong vb báo cáo được trình bày ra sao? 
- Hs: Khoảng cách giữa các mục, lề tên và lề dưới
? Các kết quả của vb báo cáo cần trình bày ntn? 
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của vb báo cáo
a. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK
- Mục đích : Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể
- Nội dung : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn
- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràng 
b. Nhận xét: Ghi nhớ SGK
2. Cách làm vb báo cáo: 
a. Tìm hiểu cách làm vb báo cáo:
- Khi viết vb báo cáo cần ghi rõ : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn
b. Dàn mục của vb báo cáo:
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1 :
- Dựa vào tình huống b trong mục I viết một vb báo cáo .
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Khi nào thì chúng ta phải viết báo cáo ?
- VB báo cáo yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài tiếp theo : Luyện tập vb đề ngị và báo cáo 
VII. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************************
 TUẦN 33 Ngày soạn: 15- 04- 2012 
 TIẾT 126, 127 Ngày dạy: 16,17,18- 04- 2012 
Tập Làm Văn :LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
 - Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.
 - Tự rút ra lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi 
viết hai loại văn bản trên.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
 - Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa
 chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
 - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
2. Kĩ năng: 
 a. Kỹ năng chuyên môn - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
b. Kỹ năng sống
-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan
 trọng của văn bản BC,ĐN
- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC,ĐN(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và 
đối tượng giao tiếp)
3. Thái độ: 
- Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.
 III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phân tích tình huống cần là BC, ĐNhay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....
- Thực hành viết văn bản BC,ĐN phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản BC, ĐN
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị
Hs đọc 2 vb trong sgk
? Viết báo cáo để làm gì ? 
- HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể 
? Viết văn bản đề nghị để làm gì ? 
- HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó 
? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn? 
- HS: 
+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn
+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì
? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ? 
- HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng
? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ? 
- HS: Tuỳ tiện , cẩu thả của người viết 
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
* Lí thuyết
1. Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáo 
a. Mục đích vb báo cáo: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể
 b. Mục đích của vb đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó 
 2 Nội dung: 
+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn
+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? 
3. Hình thức: 
- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràng 
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn hs làm bài 
 Bài tập 2 :
- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vb báo cáo 
Bài tập 3 : Những chổ sai 
a. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình 
b. HS viết vb đề nghị là không đúng , trong trường hợp này phải viết báo cáo , vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùng 
c. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương , khen thưởng cho bạn H
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nhận xét tiết luyện tập 
- Học thuộc kiến thức vừa luyện tập 
- Soạn bài “ Ôn tập tập làm văn”
VII. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................
 ******************************************************
 TUẦN 33 Ngày soạn: 15- 04- 2012 
 TIẾT 128 Ngày dạy: 20- 04- 2012 
Tiếng Việt : ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học về văn biểu cảm và văn nghị luận.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
 - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .
2. Kĩ năng: 
 - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
 - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
3. Thái độ: 
 - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: :Văn Biểu Cảm, 
? Em hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm?
- Hs: Trả lời theo sgk?
? Hãy ghi lại tên các văn bản biểu cảm đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Văn Biểu Cảm: 
Tên vb biểu cảm
Đặc điểm
Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bc
Các phương tiện tu từ trong văn bc
1. Cổng trường mở ra 
2. Mẹ tôi 
3. Một thứ quà của lúa non cốm 
4. Mùa xuân của tôi 
- Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học 
- Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật , sự việc , con người thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình 
Khai thác những đặc điểm , tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhắm bộc lộ tình cảm và đánh giá của mình 
- Về bố cục: Theo mạch tình cảm suy nghĩ 
- Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm , do cxảm xúc tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay 
-Vd: Phong cảnh đầm nước và chân dung các nhân vật trong đoạn trich BHĐĐĐT
- Tự sự : Như miêu tả 
- So sánh :
- Đối lập – tương phản 
- Câu cảm, hô ngữ trực tiếp biểu hiện tâm trạng 
- Câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ 
* Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây :
Nội dung văn biểu cảm
ND cảm xúc , tâm trạng , tình cảm và đánh giá , nhận xét của người viết 
Mục đích biểu cảm
- Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết 
Phương tiện biểu cảm
- Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng , điệp từ 
* Khái quát bố cục
Mở bài
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm
- Nêu cảm xúc , tình cảm , tâm trạng và đánh giá
Thân bài
- Khai triển cụ thể từng cảm xúc , tâm trạng , tình cảm
- Nhận xét , đánh giá cụ thể hay tổng quát
Kết bài
 - Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nhận xét tiết luyện tập 
- Học thuộc kiến thức vừa luyện tập 
- Soạn bài “ chuẩn bị các câu hỏi tiếp theo”
VI. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................
 ******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V7 TUAN 33MOI NHAT.doc