Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS :

- Ôn tập về các phép biến đổi câu, cấc biện pháp tu từ đã học.

- Luyện tập thực hành củng cố và vận dụng kiến thức.

- Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.

- HS chuẩn bị bài ôn tập theo gợi ý SGK và sách bài tập.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 129: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
tiết 129
Ôn tập tiếng việt
 (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS :
- Ôn tập về các phép biến đổi câu, cấc biện pháp tu từ đã học.
- Luyện tập thực hành củng cố và vận dụng kiến thức.
- Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.
- HS chuẩn bị bài ôn tập theo gợi ý SGK và sách bài tập.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ / sgk.
- HS quan sát.
* GV dựa vào sơ đồ SGK hướng dẫn HS ôn tập từng nội dung kiến thức, mỗi đơn vị kiến thức cho HS lấy ví dụ và phân tích minh hoạ (phương pháp ôn tập đi từ tổng quát đến cụ thể)
- GV phát phiếu học tập theo nhóm.
- HS trả lời bằng cách điền vào phiếu .
- Các nhóm tổ trình bày kết quả.
* GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá kết quả từng bài tập.
Tìm trạng ngữ trong các câu sau đây, cho biết thành phần trạng ngữ đó bổ sung cho câu nội dung gì?
- Dưới bóng cây đa, bọn trẻ quây quần đùa nghịch.
- Dưới ngọn cờ hoà bình, các dân tộc liên kết lại vì mục đích ấm no, hạnh phúc và tiến bộ của loài người. 
- Vì cuộc sống hoà bình, nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
- Chị ấy, tay xách nón, bước lên thềm nhà. 
 Điền thêm trạng ngữ cho phù hợp với nội dung của các câu sau:
- ... trời mưa tầm tã, ... trời lại nắng chang chang. 
- .... những chiếc thuyền chài nhấp nhô khi ẩn khi hiện 
- ... tại hội trường Ba Đình, cuộc mít tinh kỉ niệm ngày quốc khánh đã diễn ra trọng thể. 
- Nó đứng dậy, ...
- ... chúng ta phải cố gắng nhiều. 
- ... nên nó ốm. 
- ... thì tôi đẫ gàn nó rồi.
 Tìm cụm c-v làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong các câu sau đây:
- Con chó ông Giáp cho ông ất đang sủa ngoài kia
- Họ bảo mai họ sẽ trở lại
- Chuột chạy làm đổ lọ hoa
- Giáp thi vào đại học được là ước mơ của cả gia đình Giáp
- Cái bàn nay, bốn chân đều còn chắc.
- Đó là những thứ hàng mà chúng ta đang sản xuất. 
- Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn do UBND xã giao cho đội thiếu niên chăm sóc.
- Anh ấy bảo anh ấy về quê
- Cả lớp nghĩ rằng thầy sẽ cho đi tham quan vào chủ nhật tới.
- Đầu đội mũ dạ, mắt đeo kính trắng, ông ta bước đi mọt cách oai vệ.
- Một đội đặt câu chủ động
- Đội còn lại chuyển thành câu bị động
(sau 5’ đổi công việc cho nhau)
Đội nào chuyển được đúng nhiều nhất và nhanh nhất là đội thắng cuộc.
A. Ôn tập lý thuyết.
I. Các phép biến đổi câu.
1. Thêm bớt thành phần câu
a. Rút gọn câu.
b. Mở rộng câu.
* Thêm trạng ngữ.
* Dùng cụm c-v để mở rộng câu.
2. Chuyển đổi kiểu câu.
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
II. Các biện pháp tu từ cú pháp.
1. Điệp ngữ.
2. Liệt kê.
B. Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
 Tìm các câu rút gọn trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng việt” của tác giả Đặng Thai Mai.
2. Bài tập 2:
 - Dưới bóng cây đa, bọn trẻ quây quần đùa nghịch.
- Dưới ngọn cờ hoà bình, các dân tộc liên kết lại vì mục đích ấm no, hạnh phúc và tiến bộ của loài người. (tình huống)
- Vì cuộc sống hoà bình, nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
- Chị ấy, tay xách nón, bước lên thềm nhà. (cách thức)
3. Bài tập 3. 
- Hôm qua trời mưa tầm tã, hôm nay trời lại nắng chang chang. 
- Dọc bờ biển, những chiếc thuyền chài nhấp nhô khi ẩn khi hiện. 
- Hôm qua, ngày mùng 2/9, tại hội trường Ba Đình, cuộc mít tinh kỉ niệm ngày quốc khánh đã diễn ra trọng thể. 
- Nó đứng dậy trong lúc mọi người đang im lặng làm bài.
- Muốn có kết quả học tập tốt, chúng ta phải cố gắng nhiều. 
- Vì lạnh nên nó ốm. 
- Giá biết trước thì tôi đẫ gàn nó rồi. 
4. Bài tập 4:
- Con chó ông Giáp cho ông ất // đang sủa ngoài kia
- Họ // bảo mai họ sẽ trở lại
- Chuột chạy // làm đổ lọ hoa
- Giáp thi vào đại học được // là ước mơ của cả gia đình Giáp
- Cái bàn nay, bốn chân đều còn chắc.
- Đó là những thứ hàng mà chúng ta đang sản xuất. (Cụm c-v làm định ngữ)
- Chúng tôi // bàn nhau rào lại mảnh vườn do UBND xã giao cho đội thiếu niên chăm sóc (Cụm c-v làm định ngữ)
- Anh ấy bảo anh ấy về quê
- Cả lớp nghĩ rằng thầy sẽ cho đi tham quan vào chủ nhật tới (Cụm c-v làm bổ ngữ)
- Đầu đội mũ dạ, mắt đeo kính trắng, ông ta bước đi mọt cách oai vệ (cụm c-v làm TN chỉ cách thức)
5. Bài tập 5: “Ai nhanh hơn”
4. Củng cố kiến thức : 
- GV cho HS vẽ lại sơ đồ các phép biến đổi câu trên bảng ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướngdẫn về nhà : - Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Chuẩn bị cho bài thi học kì.
************************************
tiết 130
Hướng dẫn làm bài kiểm tra 
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS
- Hình dung được bố cục tổng quát của đề kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Nắm được những nội dung trọng tâm cần chú ý chuẩn bị cho bài kiểm tra
- Có thái độ bình tĩnh, chủ động ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt nhất để bài kiểm tra đạt kết quả cao.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.
- HS chuẩn bị bài ôn tập theo gợi ý SGK và sách bài tập.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Theo em hiểu, bài kiểm tra tổng hợp cuối năm có mục đích gì?
? Em đã được học các kiểu văn bản nào trong ngữ văn 7 tập II ? Đâu là kiểu văn bản trọng tâm?
? Khi học ôn phần này, em cần chú ý những gì?
? Em cần chú ý đến những đơn vị kiến thức gì khi học ôn phần tiếng việt 7 tập II ?
? Trọng tâm phần TLV học kì II là văn bản nghị luận, em cần chú ý những kiến thức và kĩ năng gì ?
? Văn bản hành chính có đặc điểm gì ?
? Cách làm một văn bản đề nghị và báo cáo như thế nào?
(HS xem lại sách ngữ văn 7 tập I)
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý.
1. Về phần Văn:
 Cần chú ý:
* Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản tác phẩm được học
- Văn bản nghị luận: Nắm chắc các luận điểm bao trùm và phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm, luận cứ, cách thức lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, sáng sủa, giàu sức thuyết phục.)
- Văn bản tự sự: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.
- Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương – một di sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc VN.
2. Phần tiếng việt:
* Đặc điểm của các loại câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động và câu bị động
* Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê.
* Cách mở rộng câu bằng cụm c – v và trạng ngữ.
* Công dụng của các loại dấu câu : dấ chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
3. Tập làm văn:
a. Về văn nghị luận.
* Nắm đựơc một số vấn đề chung về văn nghị luận
* Cách làm bài văn nghị luận
- Giải thích, chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.
- Giải thích, chứng minh một vấn đề văn học
b. Về văn bản hành chính công vụ.
- Nắm được đặc điểm của văn bản hành chính.
- Cách làm một văn bản đề nghị và báo cáo.
- Các lỗi thường mắc khi làm loại văn bản trên.
II. Cách ôn tập và hướng kiểm tra đánh giá.
4. Củng cố kiến thức : 
GV động viên nhắc nhở HS về nhà ôn tập kiến thức như đã hướng dẫn.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướngdẫn về nhà : - Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Chuẩn bị cho bài thi học kì.
tiết 131 - 132
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu cần đạt: 
Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
- Đánh giá việc nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản của cả 3 phân môn trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập II.
- Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu đạt đã học để tạo lập văn bản. Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.
- HS chuẩn bị bài ôn tập theo gợi ý SGK và sách bài tập.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới: 
 Đã kiểm tra theo đề của phòng giáo dục 
Ngày 3 tháng 5 năm 2010
* GV phát đề kiểm tra (đề của phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Gia Lộc)
Đề bài
Câu 1:
 Hãy chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau:
Người ta xây ngôi nhà này đã lâu.
Con người làm ô nhiễm môi trường.
Câu 2:
	Tìm và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong đoạn thơ sau:
... “Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi em đã sống
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em người con gái anh hùng !”
 (Trích “Người con gái Việt Nam” – Tố Hữu)
Câu 3: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao sau:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đáp án, biểu điểm
Câu 1 : 2đ
a) C1 : Ngôi nhà này được người ta xây đã lâu. (0.5)
 C2 : Ngôi nhà này xây đã lâu. (0.5)
b) C1 : Môi trường bị con người làm ô nhiễm. (0.5)
 C2 : Môi trường ô nhiễm. (0.5)
Câu 2 : 2đ
- Chỉ ra phép LK tăng cấp thể hiện qua các từ ngữ : điện giật, dùi đâm. dao cắt, lửa nung. 
- Phân tích tác dụng :
+ Tố cáo tội ác dã man của kẻ thù.
+ Gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe về hình ảnh người con gái anh hùng, kiên cường, bất khuất trước kẻ thù.
+ Khẳng định kẻ thù chỉ có thể giết hại được thể xác con người chứ không thể giết được tinh thần ý chí của người chiến sĩ cách mạng.
(HS trình bày thành 1 đoạn văn theo bố cục hợp lí)
Câu 3 : 6đ
- Kiểu bài : NL giải thích
- Vấn đề NL : Tình yêu thương
- Nội dung : 
a. MB : Giới thiệu VĐ cần NL và dẫn câu ca dao.
b. TB :
* GT nghĩa đen và nghĩa bóng : Bỗu, bí là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những người cùng chung 1 dân tộc, 1 đất nước. Từ đó, ông cha ta nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
* Tại sao mọi người phải yêu thương. Giúp đỡ nhau :
- Người VN cùng chung 1 nòi giống con Rồng cháu tiên.
- Mỗi người đều sống trong 1 cộng đồng, luôn cần có sự giúp đỡ nhất là khi hoạn nạn.
- Yêu thương, giúp đỡ nhau là 1 nghĩa cử cao đẹp, là 1 đạo lí ngàn đời của người VN.
(Lấy dẫn chứng trong chiến tranh và cuộc sống để CM)
* Phê phán tư tưởng, thái độ sống của 1 số người đi ngược với đạo lí tốt đẹp đó.
c. KB :
- KĐ tình yêu thương con người là truyền thống, đạo lí tốt đẹp của người dân VN.
- Liên hệ bản thân phải làm gì để giữ vững truyền thống tốt đẹp đó.
Biểu điểm :
- Trình bày đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, mắc 1 vài lỗi chính tả : 6đ
- GT nghĩa đen, nghĩa bóng và lí giải được tại sao phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, chưa liên hệ, ít dẫn chứng, diễn đạt còn vài chỗ chưa lưu loát, mắc 1 vài lỗi chính tả : 5đ.
- Chưa GT được nghĩa đen, nghĩa bóng nhưng đã biết lấy DC để minh hoạ, diễn đạt còn lủng củng, có liên hệ : 3 - 4 đ.
- Thiếu nhiều ý, viết lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả : dưới 3đ.
4. Củng cố kiến thức : (3’)
- GV thu bài kiểm tra.
- Nhận xét ý thức, tinh thần, thái độ trong giờ kiểm tra của HS.
5. Hướngdẫn về nhà : (1’)
- Làm lại bài kiểm tra vào vở.
- Chuẩn bị bài: “Chương trình địa phương – phần văn và tập làm văn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc