Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo (Tiếp)

1. Kiến thức:

- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.

- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra nhữg lỗi thường gặp, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường gặp khi viết 2 văn bản trên.

2. Kĩ năng:

- Viết văn bản báo cáo và đề nghị theo mẫu.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 125, 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 34
Tiết : 125- 126
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
VÀ BÁO CÁO
NS: 24/04/2011
ND: 26/04/2011
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
1. Kiến thức:
- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.
- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra nhữg lỗi thường gặp, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường gặp khi viết 2 văn bản trên.
2. Kĩ năng:
- Viết văn bản báo cáo và đề nghị theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: HDHS ôn tập phần lí thuyết. 
 Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lí thuyết về văn bản đề nghị và báo cáo trên cơ sở so sánh 2 loại văn bản.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 38 phút.
- Gọi HS đọc những yêu cầu của phần lí thuyết. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. 
- GV kiểm tra kết quả thảo luận của HS. 
- GV nhận xét. 
Hết tiết 125 chuyển sang tiết 126.
Hoạt động 3: HDHS phần luyện tập. 
Mục tiêu: Giúp học sinh làm tốt các bài tập.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 38 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 SGK.
- Hãy nêu 1 tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là cần viết văn bản đề nghị và báo cáo ?
- Gọi HS đọc yêu cầu 2. 
- Yêu cầu HS làm việc độc lập thực hành viết 2 văn bản trên. 
- GV gọi 1 vài HS kiểm tra. 
- GV chọn mỗi loại 1 văn bản để sửa trước lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu 3. 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét. 
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 5 phút.
- Văn bản đề nghị, văn bản báo cáo là gì ? Cách làm 2 loại văn bản trên ?
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 2 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị "Ôn tập phần TLV".
- HS đọc.
- Lớp hình thành 4 nhóm thảo luận: 
+ Nội dung: Nhóm 1 câu 1, nhóm 2 câu 2, nhóm 3 câu 3, nhóm 4 câu 4.
+ Hình thức: Nhóm thảo luận và cử nhóm trưởng ghi vào bảng phụ. 
- HS đọc.
- Báo cáo: Kết quả việc tham gia các phong trào ngày 20/11 của đội.
- Đề nghị: Chuyển lịch học bù. 
- HS đọc. 
- HS viết văn bản trên cơ sở đã chuẩn bị sẳn ở nhà. 
- HS trao đổi 2 văn bản trên cho nhau để bạn kế bên ghi và sửa chữa lỗi cho vb của mình. 
- HS đọc và làm.
- Lớp thảo luận theo bàn BT3. 
- Đại diện nhóm trình bày: 
a : Đơn xin giảm học phí. 
b : Cần viết báo cáo.
c : Giấy đề nghị. 
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT VỀ VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO: 
 1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo khác nhau ở điểm:
- Đề nghị: Là đề xuất ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể lên cấp cao giải quyết. 
- Báo cáo: Trình bày kết quả của cá nhân hay tập thể.
2. Nội dung của văn bản báo cáo có thêm phần trình bày rõ ràng cụ thể kết quả đã làm được của tập thể, cá nhân còn đề nghị thì không 
3. Hình thức:
+ Giống: là đều theo mẫu qui định sẳn.
+ Khác: Tên văn bản: 1 là đề nghị, 1 là báo cáo. 
4. Cả 2 khi viết cần chú ý những lỗi hình thức trình bày, cỡ chữ, kiểu chữ, thứ tự các phần:
- Những mục cần chú ý: Gửi ai, ai gửi, nội dung gửi. 
II. LUYỆN TẬP:
Thực hành viết văn bản: 
- Đề nghị: GV bộ môn đổi lịch học bù. 
- Báo cáo: Kết quả của lớp trong việc tham gia các phong trào ngày 20/11.
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 34
Tiết : 127- 128
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
NS: 26/04/2011
ND: 28/04/2011
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
1. Kiến thức:
- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận. 
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập. 
2. Kĩ năng:
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, nhận xét.
- So sánh, hệ thống hóa các kiểu loại văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: HDHS ôn tập lí thuyết văn biểu cảm.
 Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lí thuyết văn biểu cảm.
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận.
Thời gian: 38 phút.
- Gọi HS đọc yêu cầu 1 SGK
- Văn biểu cảm là gì ?
- Kể tên các văn bản biểu cảm đã học ở lớp 7 ? 
- Gọi HS đọc và làm yêu cầu 2 SGK. 
- GV nhận xét chốt và ghi bảng. 
- Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong văn bản biểu cảm ?
- Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng biện pháp tu từ như thế nào ?
- Đối với câu hỏi 7, 8 yêu cầu học sinh trình bày trước lớp GV chỉnh sửa và cho HS ghi vào tập. 
- GV sử dụng bảng phụ có kẻ sẳn nội dung của 2 yêu cầu trên. 
Hết tiết 127 chuyển sang tiết 128.
Hoạt động 3: HDHS ôn tập phần nghị luận. 
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập phần nghị luận. .
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận.
Thời gian: 38 phút.
- Nhắc lại khái niệm văn bản nghị luận ?
- Hãy kể tên các văn bản nghị luận đã học và đọc trong ngữ văn 7 tập 2 ?
- Gọi HS đọc và trình bày câu hỏi 2 SGK.
- Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào ? Yếu tố nào là chủ yếu? 
- Luận điểm là gì ?
- Trong 4 ví dụ SGK, trường hợp nào là luận điểm ? Vì Sao ?
- Gọi HS đọc và làm yêu cầu 5 SGK.
- Gọi HS đọc yêu cầu 6 
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào ?
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 5 phút.
- Văn bản biểu cảm là gì ? Các đặc điểm của văn biểu cảm ?
Hoạt động 5 Dặn dò.
Thời gian: 2 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Ôn tập tiếng Việt
- HS đọc. 
- TL.
- Kể
- HS đọc và trình bày. 
- Khêu gợi cảm xúc. 
- Phương tiện tu từ: Giàu hình ảnh, biểu cảm, sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cảm. 
- TL. 
- HS liệt kê.
- HS trình bày. 
- Luận điểm, luận cứ, lập luận, luận điểm là chủ yếu.
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết chỉ đạo cho bài viết. 
- Trường hợp a, d là luận điểm vì nó thể hiện tư tưởng quan điểm của người viết còn b là câu cảm thán. 
- HS làm.
- HS đọc
- TL
I. VĂN BIỂU CẢM: 
 1. Đặc điểm văn biểu cảm.
 2. Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò khêu gợi cảm xúc trong văn biểu cảm.
 3. Ngôn ngữ biểu cảm: Thường sử dụng các biện pháp tu từ giàu hình ảnh, cảm xúc: VD: ẩn dụ, tượng trưng..
VD: Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi
4.
ND biểu cảm
Cảm xúc con người đv TN, SV, sự đánh giá của con người đv TN
Mục đích biểu cảm 
Khêu gợi lòng đồng cảm đv người đọc
P.tiện biểu cảm 
Ẩn dụ, tượng trưng, bộc lộ trực tiếp
II. VĂN NGHỊ LUẬN: 
1. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe 1 tư tưởng quan điểm nào đó.
 2. VD các văn bản nghị luận trong đời sống: Báo cáo các bài xã luận, bình luận văn học, xã hội 
 3. Trong vb nghị luận phải có những yếu tố: luận điểm, luận cứ, lập luận trong đó luận điểm là quan trọng. 
 4. Luận điểm.
 5. CM trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên điều mình muốn chứng minh. 
6. Giải thích: Chủ yếu là dùng lí lẽ để diễn giải cho người đọc, nghe hiểu vấn đề cần giải thích, chứng minh là yếu tố phụ phục vụ cho giải thích. 
- Chứng minh: Chủ yếu là dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình nói, giải thích là yếu tố phụ phục vụ cho CM.
4. Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc