Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (tiết 10)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (tiết 10)

Nắm được nội dung ,ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh , ngôn ngữ)

 của những bài ca dao về chủ đề than thân .

 - Từ đó tạo ra sự đồng cảm ,chia sẻ nỗi niềm ,thân phận của con người trong XHPK.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm .

 - HS học thuộc và sưu tầm những bài ca dao thuộc chủ đề trên .

II. CHUẨN BỊ : GV: Thiết kế bài giảng , sưu tầm những câu ca dao thuộc chủ đề trên .

 HS : Đọc văn bản + Soạn bài

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2009 Tuần : 4
Ngày dạy : 8/9/2009 Tiết : 13
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I.MỤC TIÊU . Giúp HS.
 - Nắm được nội dung ,ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh , ngôn ngữ) 
 của những bài ca dao về chủ đề than thân .
 - Từ đó tạo ra sự đồng cảm ,chia sẻ nỗi niềm ,thân phận của con người trong XHPK.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm .
 - HS học thuộc và sưu tầm những bài ca dao thuộc chủ đề trên .
II. CHUẨN BỊ : GV: Thiết kế bài giảng , sưu tầm những câu ca dao thuộc chủ đề trên . 
 HS : Đọc văn bản + Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG .
 1.Ổn định tổ chức : (1’)
 2.KTBC: (4’)
Đọc thuộc 4 bài ca dao thuộc chủ đề :Tình yêu quê hương ,đất nước ,con người .
Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời ,lời nhắn gửi và bức tranh phong cảnh đó là gì ? Hãy phân tích một vài câu để làm sáng tỏ?
 3.Bài mới : GV giới thiệu bài :
 Những bài ca dao than thân chiếm một vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt
 Nam .Đó cũng là nỗi lòng của người nông dân xưa gửi gắm qua những lời ca chua xót , 
đặc sắc , đậm chất trữ tình .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
27’
3’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC ,TÌM HIỂU CHÚ THÍCH . 
GV. HDHS cách ngắt nhịp chẵn 2/4/,4/4 .Khi đọc văn bản
 và nhấn giọng ở các từ ngữ biểu cảm : thương thay ,lên 
 thác xuống ghềnh ,kêu ra máu 
 - Giải thích một số từ khó .
H. Cả 3 bài CD đều thể hiện bằng thể thơ nào ? (Lục bát)
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN.
H.Bài ca dao 1 là lời của ai nói với ai ? Nói về điều gì? 
HS. Lời người lao động ,kể về cuộc đời số phận con cò .
H. Trong bài ca dao có mấy tác giả ,nhắc đến hình ảnh 
 con cò ? (2 lần) .
H. Những hình ảnh ,từ ngữ miêu tả đó gợi cho em liên 
 tưởng đến điều gì ?
H. Thân phận con cò được diễn tả như thế nào trong bài 
 ca dao này ? 
HS. Lận đận một mình ,lên thác xuống ghềnh .
H. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ ,hình ảnh 
 trong bài ca dao ?
H. Sử dụng hình đối lập này để nói lên điều gì ?
HS. Diễn tả cuộc đời ,thân phận của nó .
H. Hình ảnh con cò có phải xuất hiện trong bài ca dao 
 này không ? Chúng ta còn bắt gặp hình ảnh con cò 
 trong bài ca dao nào nữa ?
H. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con cò để nói lên 
 điều gì ?
HS. Để diễn tả cuộc đời ,thân phận mình cũng như những
 con người cùng cảnh ngộ .
H. Cụ thể nói lên tầng lớp nào trong xã hội ? 
HS. Người nông dân lao động ,đặc biệt là người phụ nữ 
 trong xã hội phong kiến .
H. Như vậy , bài ca dao trên em hiểu được số phận con 
 người nông dân xưa như thế nào ?
HS. Số phận cơ cực ,lầm than  gặp nhiều ngang trái, 
 không lối thoát .
GV nhấn mạnh : Con cò gần gũi , gắn bó gợi cảm hứng 
 cho người nông dân : hiền lành ,trong sạch cần cụ lặn 
 lội kiếm sống .
GV: Đọc 2 câu cuối .
H. Em hiểu gì về đại từ “Ai” ? Nhận xét cách diễn đạt 
 này ?
HS. Ám chỉ giai cấp thống trị phong kiến tạo ra những 
 ngang trái vùi dập cuộc đời người nông dân. 
H. Ngoài ý nghĩa than thân ra ,bài ca dao còn có ý nghĩa 
 nào khác ?
HS. Phản kháng ,tố cáo xã hội phong kiến trước đấy. 
 Sống trong xã hội áp bức ,bất công ấy ,thân cò phải
 “ lên thác ” lận đận.
HS đọc bài 2:
H. Bài ca bắt đầu từ “Thương thay” .Em hiểu thế nào 
 là thương thay?
HS. Vừa thương vừa đồng cảm ,thương cho người mà 
 cũng là thương cho mình .
H. Bài ca dao này bày tỏ nỗi niềm thương cảm đến 
 những đối tượng nào ?
H. Hình ảnh : hạc ,cuốc ,tằm , kiến ,với những cảnh ngộ 
 cụ thể em liên tưởng đến ai ?
HS. Những người lao động với những nỗi khổ khác nhau. 
H. Đây cũng là cách nói phổ biến trong ca dao ,ta gọi đó 
 là cách nói gì ? (Aån dụ)
H. Qua hình ảnh “Tằm nhả tơ” người lao động bàt tỏ nỗi 
 thương tâm như thế nào ?
HS. Thân phận bị bòn rút sức lao động của con người .
H. Hình ảnh lũ kiến tìm mồi ra sao ?
HS. Thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược mà vẫn 
 nghèo khó .
H. Thế hình ảnh “Hạc bay mỏii cánh”?
HS. Thương cho cuộc đời phiêu bạt lận đận vô vọng của 
 người lao động .
H. Cuối cùng là hình ảnh con cuốc “Kêu ra máu” người 
 lao động bày tỏ sự thương tâm như thế nào?
HS. Thân phận thấp cổ bé họng ,khổ đau oan trái không 
 được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động .
 Tóm lại:
H. Em có nhận xét gì về âm điệu bài ca dao ? 
HS. Âm điệu tâm tình ,thủ thỉ ,vừa độc thoại, vừa đối 
 thoại : “thương thay” lặp laị 4 lần, mỗi lần diễn tả một
 nỗi thương Þ Tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho cuộc
 đời cay đắng nhiều bề của người dân thường , vừa có 
 ý nghĩa nối kết mở ra những nỗi thương thay khác .
HS thảo luận câu hỏi sau :
H. Tại sao khi người lao động nhìn sự vật ,cảnh ngộ xung
 quanh thường liên tưởng đến cuộc đời của mình ?
HS. Người lao động ngày xưa gần gũi với thiên nhiên , 
 thường mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng , hình 
 ảnh , con vật để diễn tả thân phận cuộc đời .Hoàn 
 cảnh những con vật nhỏ bé gần gũi với cuộc đời vất vả 
 của họ
GV mở rộng : Chúng ta sẽ còn gặp lại tiếng kêu khắc 
 khoải quặn lòng của con chim cuốc trong bài thơ 
 “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan .
HS đọc bài 3 :
GV dẫn : Ở CD miền Bắc ,hình ảnh các con vật tầm 
 thường như : con cò , con kiến  thường gợi đến những
 số phận lam lũ nghèo hèn .
 Ở Nam Bộ hình ảnh (Trái) bần , sầu riêng thường được 
 dùng để nói về những thân phận đau khổ ,đắng cay .
 Trái bần là loại quả bình thường mọc ở ven sông nó có vị 
 chua chát .
VD : Cây bần soi bóng ghe nghèo 
 Qua sông gặp gió em chèo giùm anh .
H. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca 
 dao này ?
GV bình:Trái bần trôi dạt ,lênh đênh trong gió dập sóng 
 vùi cũng giống như thân phận bọt bèo ,yếu đuối của 
 người phụ nữ xưa , không làm chủ cuộc đời mình ,nổi 
 trôi đành phó mặt cho cuộc đời .
H. Qua đó em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội
 phong kiến như thế nào ?
H. Hãy đọc những bài ca dao bắt đầu cụm từ “thân em” 
 mà em biết ? Những bài ca dao này có điểm gì giống 
 nhau ? (nội dung , hình thức ?)
 HOẠT ĐỘNG 3 : HDHS TỔNG KẾT .
H. Ba bài CD có đặc điểm chung gì về nội dung và hình 
 thức nghệ thuật ?
HS. Nghệ thuật : Thơ lục bát , hình ảnh ẩn dụ , âm điệu 
 buồn thương ,đau xót .
HS. Đọc ghi nhớ .SGK/49
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1.Đọc
2.Tìm hiểu chú thích 
 SGK/48,49.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
Bài 1:
 Nước non lận đận một mình
 Thân cò lên thác xuống 
 gềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia cạn, cho gầy cò 
 con?
-Thân cò : Gợi hoàn cảnh éo 
 le, lẻ loi , cô độc.
- Gầy con cò : nhỏ bé ,gầy 
 guộc ,yếu đuối .
Þ Từ ngữ miêu tả hình
 dáng , số phận tội nghiệp
 đáng thương .
- Hình ảnh đối lập :
 Nước non >< một mình .
 Lên thác >< xuống ghềnh.
 Bể đầy >< ao cạn .
Þ Cuộc đời lận dận cơ cực, 
 vất vả , lầm than của người
 nông dân , đặc biệt là người 
 phụ nữ trong xã hội phong 
 kiến .
Þ Phản kháng ,tố cáo xã hội 
 phong kiến không quan tâm
 đến những thân phận nghèo
 hèn .
Bài 2:
Thương thay 
Con tằm ..nhả tơ.
Lũ kiến  tìm mồi .
Hạc  bay mỏii cánh.
Cuốc  kêu ra máu .
Þ Hình ảnh ẩn dụ .
Þ Nỗi khổ nhiều bề của 
 người lao động bị áp bức , 
 bọc lột ,chịu nhiều oan trái .
Bài 3:
 Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp 
 vào đâu.
- Hình ảnh so sánh : trái
 bần – thân phận người phụ 
 nữ .
- Mô tiếp nghệ thuật quen 
 thuộc :Thân em .
Þ Thân phận cay đắng , nhỏ 
 bé , chịu nhiều đau khổ của 
 người phụ nữ .
III. TỔNG KẾT 
* GHI NHỚ : SGK/49.
4.CỦNG CỐ : (3’)
- Những bài ca dao thuộc chủ đề thân phận muốn nói lên điều gì ?
- Ba bài CD trên thuộc văn bản tự sự , miêu tả hay biểu cảm ? Vì sao ?
( Là văn bản biểu cảm .Vì nó giãi bày những tâm sự ,những nỗi đắng cay trong lòng của người nông dân xưa).
 - Bài ca dao số 2 là lời của ai?Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của nĩ?
 - Tìm nét đặc biệt khi so sánh hình ảnh người phụ nữ?
5.DẶN DÒ : (2’)
- Học thuộc bài và sưu tầm CD nói về chủ đề than thân .
- Chuẩn bị : NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM .
Đọc ca dao , chú thích SGK.
 Sưu tầm một số câu ca dao thuộc chủ đề châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13.doc