Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 12)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 12)

1. Mục tiêu:

 Giúp HS

 a. Kiến thức:

 - Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài ca về chủ đề than thân.

 - Thuộc những câu hát than thân.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc cảm nhận ca dao.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục lòng thương cảm người lao động cho HS.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Tiết: 13	NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
	Ngày dạy:
	1. Mục tiêu:
	Giúp HS
	a. Kiến thức:
	- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài ca về chủ đề than thân.
	- Thuộc những câu hát than thân.
	b. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc cảm nhận ca dao.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục lòng thương cảm người lao động cho HS.
	2.Chuẩn bị: 
	 a.Giáo viên : - Đọc diễn cảm, phân tích nội dung, nghệ thuật những câu hát than thân.
	- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, củng cố luyện tập.
 	 b.Học sinh : - Đọc trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản vào vở soạn. 
	- Xem chú thích SGK.
	- Sưu tầm một số câu hát than thân.
	3. Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
	- Thảo luận nhóm.
	4. Tiến trình:
	 4.1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp	
	 4.2. Kiểm tra bài cũ:
	? Đọc thuộc lòng những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người? (8đ)
	 ê HS đọc thuộc lòng những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
	 GV treo bảng phụ.
	? Cách tả cảnh của 4 bài cao dao về tình yêu quê hương, đất nươc, con người có đặc điểm chung gì? (1đ)
	A. Gợi nhiều hơn tả. *
	B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên.
	C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất.
	D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả.
	Kiểm tra vở soạn của học sinh. (1đ)
HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 
	4.3.Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Trong kho tàng VHDG VN, ca dao – dân ca là 1 bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không chỉ là tiếng hát quê hương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước, con người mà bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo XHPK bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc –hiểu văn bản.	
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
	GV nhận xét, sửa sai.
	Lưu ý một số từ ngữ khó SGK	 
Hoạt động 2:Phân tích văn bản	 
	Gọi HS đọc bài 1.
 ? Nội dung của bài ca dao số 1 là lời của ai? Nói về việc gì?
 ê Lời than của người nông dân trước cuộc sống bấp bênh, lận đận.	 
? Con Cò và người nông dân, phụ nữ xưa có gì giống nhau mà tại sao người ta hay dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận của người nông dân?
ê. Nông dân cần cù, vất vả, cuộc sống lận đận, bấp bênh như cò. 	
 (HS trả lời – GV chốt)
? Trong bài ca dao này có mấy lần tác giả nhắc đến 
hình ảnh con cò?
ê. 2 lần.
? Những hình ảnh, từ ngữ đó gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
ê. Thân cò: Gợi hoàn cảnh, số phận, lẻ loi, cô độc, đầy ngang trái.
 Gầy cò con: Gợi hình dáng bé nhỏ, gầy guộc, yếu đuối.
à Gợi nhiều hơn tả: Hình dáng, số phần cò thật tội nghiệp, đáng thương.
? Bài ca sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả thân phận con cò? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
(HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý).
ê Đối từ lên – xuống (thác, ghềnh).
Sự bấp bênh
Bể đầy – ao cạn.
Môi trường khó kiếm ăn bể (nhiều nước) lại đầy, ao (ít nước) đã cạn.
-Đối nghĩa: một mình – nước non
Thân cò-thác ghềnh
(nhỏ bé- rộng lớn)
Láy:lận đận 
Aån dụ: con cò-người nông dân
?Ngoài cách hiểu về số phận người nông dân, bài ca còn có nội dung nào khác? (gợi ý:tại sao nông dân lại cơ cực)
 (HS trả lời- GV chốt)
ê Lên án xã hội phong kiến thối nát (câu hỏi tu từ:”ai .con? “ hỏi không tả lời) 	 
(HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý)	 
? Ngoài bài 1, chúng ta còn bắt gặp hình ảnh con 
cò trong những bài ca nào nữa?
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
Con cò mà đi ăn dêm cò con.
Gọi HS đọc bài 2.	
? Bài ca bắt đầu từ “thương thay”. Em hiểu thế 
nào là thương thay?
ê. Vừa thương vừa đồng cảm, thương cho người 
cũng thương cho chính mình.
? Bài ca này bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào?	 	
(HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý).
Thảo luận nhóm	
Thời gian 5 phút
? Những hình ảnh tằm, kiến, hạc, cuốc với những
 cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai? 
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung GV chốt ý, ghi bảng.
ê. Những người lao động với nhiều nỗi khổ khác 
nhau: 
+ Con tằm: số phận suốt đời bị bòn rút.
+ Lũ kiến: số phận làm quần quật suốt đời nhưng vẫn nghèo khổ.
+ Con hạc: cuộc đời phiêu bạc và những cố gắng vô vọng của họ trong xã hội cũ. 
+ Con cuốc: thân phân thấp cổ bé họng oan ức kêu khônng ai đói hoài.
? Bài ca dao số 2 thể hiện nội dung than thân gì?
(HS trả lời – GV chốt)
? Đây là cách nói phổ biến trong ca dao, ta gọi đó là cách nói gì?
ê. Ẩn dụ.
? Từ thương thay được lập lại mấy lần? Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca?
(HS trả lời – GV chốt)
ê. Âm điệu tâm tình, thủ thỉ, vừa độc thoại, vừa đối thoại. Bốn lần lặp lại từ “thương thay”.
àNỗi thương cảm xót xa cho người lao động.
Gọi HS đọc bài 3.	
? Hãy sưu tầm 1 số bài ca mở đầu bằng cụm từ 
“thân em”?
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng đồng.
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
? Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật? 
(HS trả lời – GV bổ sung). 
ê. Thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Về nghệ thuật: Các bài hát trên mở đầu bằng cụm từ: “Thân em”.
Là những bài ca có hình ảnh so sánh để miêu tả cụ thể, chi tiết thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.
? Hình ảnh so sánh ở bài 3 có gì đặc biệt?
ê. Tên gọi của hình ảnh trái bần dễ gợi sự liên 
tưởng đến thân phận nghèo khó, gió dập sóng dồi
àsố phận chìm nổi lênh đênh của người phụ nữ.
? Vậy bài ca là lời của ai? Nói về điều gì? 
(HS trả lời - GV nhận xét)
? Qua 3 bài ca dao em có nhận xét về nội dung nghệ thuật của các bài ca dao đó?	 
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập.	
	Gọi HS đọc BT1	
 GV hướng dẫn HS làm.
GV kiểm tra nhận xét.	
I. Đọc –hiểuvăn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Phân tích văn bản: 
Bài 1:
Nghệ thuật :đối từ, đối ngữ, dùng từ láy, ẩn dụ. 
Cuộc đời long đong và bấp bênh của người nông dân, trong xã hội thời lễ giáo xã hội phong kiến thối nát.
Bài 2:
àNỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột,chịu nhiều oan trái.
- Thương thay.
- Con tằm nhã tơ.
- Lũ kiến tìm mồi.
- Hạc hay mỏi cánh.
- Cuốc kêu ra máu.
àẨn dụ.
Bài 3:
Nghệ thuật so sánh: thân em là phụ nữ – trái bần, gió dập sóng dồi.
Lời than của những phụ nữ có thân phận bấp bênh, chìm nổi.Họ không tự quyết định số phận của mình.
* Ghi nhớ: SGK /Tr. 49
III. Luyện Tập:
 VBT
	4. 4 Củng cố và luyện tập:
	? Đọc diễn cảm những câu hát than thân?
	HS đọc.
	GV treo bảng phụ.
	?Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành phần 4 tiếng như: “gió dập sóng dồi”?
	A. Lên thác xuống ghềnh. 
	B. Nước non lận đận. *
	C. Nhà rách vách nát.
	D. Gió táp mưa sa.
	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	-Học bài, làm BT.
	-Soạn bài “Những câu hát châm biếm”: Trả lời câu hỏi SGK
	5. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 14	NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
Ngày dạy:
	1. Mục tiêu:
	Giúp HS
	a. Kiến thức:
	-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài ca chủ đề châm biếm.
	- Thuộc những câu hát châm biếm.
	b. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận ca dao.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục đức tính tốt, tránh xa những thói hư tật xấu cho HS.
	2. Chuẩn bị: 
	 a.GV:-Đọc phân tích các bài ca châm biếm
 -Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, củng cố luyện tập.
 b.HS:-Đọc, trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản vảo vở soạn.
 - Sưu tầm một số câu hát châm biếm.
 3. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở.
 Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
	4. Tiến trình:
	4.1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số lớp.
 	4.2. Kiểm tra bài cũ:
	?Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? (8đ)
	HS đọc thuộc lòng những câu hát than thân.
	GV treo bảng phụ
	?Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca than thân? (1đ)
	A. Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ.
	B. Những thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.
C. Nhiều điệp từ, điệp ngữ. *
	D. Những hình ảnh mang tính truyền thống.
 GV kiểm tra vở soan của HS (1đ)
	4.3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian VN, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong XH. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua VB: “Những câu hát châm biếm”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Đọc –hiểu văn bản.	 
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK	
Hoạt động 2: Phân tích văn bản.	 
HS đọc bài 1 một cách diễn cảm.	
? Qua cách xưng hô trong bài ca dao em thấy đó là lời của ai nói với ai? Nói về ai và nói để làm gì?
ê. Cháu nói với cô yếm đao về chú của mình, nhằm để cầu hôn cho chú mình.
? Người cháu đã giới thiệu người chú như thế nào?Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng tron ... g
- Số cô thì trai
àNói dựa, nói nước đôi, phóng đại.
- Châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tính dị đoan.
Bài 3:
- Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ.
Bài 4:
- Thái độ mĩa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.
* Ghi nhớ: SGK/53
III. Luyện tập:
BT1: VBT
BT2:VBT
4. 4 Củng cố và luyện tập:
? Đọc diễn cảm các bàica dao?
HS đọc.GV nhận xét cách đọc.
GV treo bảng phụ
? Con cà cuống trong bài ca dao châm biếm 3 ngầm chỉ hạng người nào trong XH?
A. Thân nhân của người chết.
B. Những kẻ chức sắc trong làng xã. *
C. Bọn lính tráng.
D. Những người cùng cảnh ngộ với người chết.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học bài: ghi nhớ, các câu ca dao, làm BT
-Soạn bài “Đại từ” theo nội dung SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 15	 ĐẠI TỪ.
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
Giúp HS
a. Kiến thức:
- Nắm được thế nào là đại từ, nắm được các loại đại từ TV.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng đại từ trong nói viết.
c. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
- Giáo dục HS xây dựng trường học thân thiện ở mục II.
2. Chuẩn bị: 
	 a.GV:-Khái niệm đại từ, các loại đại từ.
 -Bảng phụ ghi ví dụ I, củng cố luyện tập.
	 b.HS: soạn bài theo nội dung SGK
	3. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp gợ mở, phương pháp nêu vấn đề, rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm.
	4. Tiến trình:
	4.1. Ổn định tổ chức:
 GV kiểm tra sĩ số lớp.
	4.2. Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là từ láy toàn bộ? Từ láy bộ phận? ( 2đ )
 HS đọc ghi nhớ 1 SGK/ Tr42
	? Nêu nghĩa của từ láy ? ( 2đ)
	 Hs đọc ghi nhớ 2 SGK/ Tr42
GV treo bảng phụ
 ? Điền thêm các tiếng đề tạo từ láy? (2đ)
 ----rào; ----bẩm; ----tùm; ----nhẻ; ----chít; mịn ----
 ê rì; lẩm; um ; nhỏ; chi; màng. 
? Làm BT4, VBT? (4đ)
HS làmbài tập. GV nhận xét, ghi điểm.
-Bạn Lan có dáng người nhỏ nhắn.
-Hoa nói chuyện thật nhỏ nhẻ.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
Trong khi nói và viết, ta thường dùng những từ như: Tôi, tao, tớ, mày, nó, họ, hắn, để xưng hô hoặc dùng: Đây, đó, nọ, kia,  ai, gì, sao, thế nào  để trỏ, để hỏi. Như vậy là vô hình chung ta đã sử dụng 1 số loại đại từ TV để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua tiết học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Thế nào là đại từ?	 
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
? Từ nó ở đoạn văn a trỏ ai?	 
ê Em tôi – người.	 
? Từ nó ở đoạn văn bản trỏ con vật gì?	
ê Con gà – vật.	 
? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của 2 từ nó trong 2 đoạn văn này?
ê Nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế ở 
các câu trước.
?Từ thế ở đoạn văn trỏ sự việc gì?	
ê Trỏ việc phải chia đồ chơi.	 
?Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa từ thế trong 
đoạn văn này?
ê Nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở các câu đầu.
? Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?	
ê Dùng để hỏi.	 
? Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS trả lời .GV nhận xét, chốt ý.
?Thế nào là đại từ? Đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Các loại đại từ.	 
?Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ trỏ gì?	
HS trả lời.	
?Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì?	
 HS trả lời.	
? Các đại từ vậy, thế trỏ gì?	
HS trả lời	? Các đại từ để trỏ dùng để trỏ những cái gì?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	? Đặt câu với các đại từ xưng hô?
HS thực hiện, GV nhận xét.
GV liên hệ HS xưng hô trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè phù hợp với môi trường trường học thân thiện.	
?Các đại từ ai, gì,hỏi về gì?	
HS trả lời.	 
?Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì?
HS trả lời.
? Đại từ sao, thế nào hỏi về gì?
HS trả lời.	
? Đại từ để hỏi được dùng như thế nào?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	 
Hoạt động 3: Luyện tập.	 
Gọi HS đọc BT1, 2, 3.	 
GV hướng dẫn HS làm.
HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: BT1a; Nhóm 2: BT1b; 
Nhóm 3: BT2; Nhóm 4: BT3
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
Gọi HS đọc bài đọc thêm SGK/ Tr57-58
I. Thế nào là đại từ:?
a. nó (đại từ)
àChủ ngữ.
b. nó (đại từ)
àphụ ngữ của danh từ.
c. thế (đại từ)
àphụ ngữ của động từ.
d. ai (đại từ)
àChủ ngữ.
* Ghi nhớ: SGK/55
II.Các loại đại từ:
1. Đại từ để trỏ:
- Trỏ người, sự vật (tôi, tớ).
- Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu)
- Trỏ hành động, tính chất, sự vật (vậy, thế).
* Ghi nhớ: SGK/56
2. Đại từ để hỏi:
- Hỏi về người, vật (ai, gì)
-Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hành động, tính chất, sự việc (sao, thế nào)
 * Ghi nhớ: SGK/56
III. Luyện tập:
BT1: VBT
a) -Ngôi thứ nhất: tôi, tớ, tao, chúng tôi, chúng tớ
-Ngôi thứ hai: anh, chị, ông, bà, các anh, các chị
-Ngôi thứ ba: nó, hắn, y, chúng nó,lũ ấy
b) -Cậu giúp đỡ mình nhé.(ngôi thứ nhất)
 -Mình vềcó nhớ ta chăng.(ngôi thứ hai)
BT2:VBT
-Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm.
-Bố rất yêu con En-ri-cô ạ. 
-Đi đi con, hãy can đảm lên
BT3:VBT
 -Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 -Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thí quên cả mười.
4.4 Củng cố và luyện tập:
GV treo bảng phụ.
? Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu.	C. Nơi đâu.
B.Khi nào. *	D. Chỗ nào.
? Đại từ là gì?
ê Dùng để trỏ người, sự vật, họat động, tính chất  được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 
4.5. Hướng dẫn HS tư ïhọc ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ SGK/ Tr 55- 56
-Làm BT4, 5 VBT.
 -Soạn bài “Từ Hán Việt”: Trả lời câu hỏi SGK.
+Đơn vị cấu tạo từ.
+Từ ghép Hán Việt.
 5. Rút kinh nghiệm:
Tiết: 16	LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN.
Ngày dạy:
1. Mục tiêu:
Giúp HS
 a. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập VB và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập VB.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập VB cho HS
c. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi tạo lập VB.
 2. Chuẩn bị: 
	 a.GV:-Các bước tạo lâp văn bản.
 -Đề văn luyện tập 
 -Bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
	 b.HS:-Chuẩn bị tình huống ở mục 1 SGK/ Tr59
 -Xây dựng bài phát biểu cho tình huống trên.
	3. Phương pháp dạy học:
	Phương pháp gơiï mở, phương pháp nêu vấn đề.
	4. Tiến trình:
	4.1. Ổn định tổ chức:
 GV kiểm tra sĩ số lớp
	4.2. Kiểm tra bài cũ:
GV treo bảng phụ
? Dòng nào ghi các bước tạo lập VB (1đ)
A. Định hướng và xác định bố cục.
B. Xác định bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh.
C. Xác định bố cục, định hướng, kiểm tra diễn đạt thành câu, đoạn.
 D.Định hướng, xác định bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra VB. *
 * Làm BT2 VBTø(8đ)
-Nội dung : báo cáo kinh nghiệm học tập của bản thân.
-Đối tượng: các bạn hs.
-Mục đích : rút ra kinh nghiệm học tập tốt
HS làm bài tập. GV nhận xét, ghi điểm.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
Các em đã làm quen trong tiết “Tạo lập VB”. từ đó có thể làm nên một VB tương đối đơn giản, gần gũûi với đời sống và công việc học tập của các em. Vậy để tạo ra cho mình 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Tiết học này các em sẽ đi vào phần luyện tập tạo lập VB.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị	GV yêu cầu HS nộp vở bài tập vàb kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. GV nhận xét.
GV ghi đề bài lên bảng.
Gọi HS đọc đề.	
 GV hướng dẫn HS định hướng văn bản	 
? Đề bài trên thuộc kiểu VB gì? Do đâu em biết?
ê Dựa vào từ viết thư.
? Nêu nội dung của đề bài?	
HS trả lời. Gv nhận xét.	 
? Em viết cho ai?
ê Bất kì 1 bạn nào đó ở nước ngoài.
? Em viết bức thư ấy để làm gì?
ê Gây thiện cảm tình bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị.
GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý	 
? Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào?
HS trả lời.	 
GV nhận xét, sửa sai.	 
	? Khi miêu tả cảnh thiên nhiên ta cần miêu tả những cảnh thiên nhiên nào?
 ê Chọn cảnh tiêu biểu đại diện cho miền bắc, trung, nam, vừa cảnh rừng vừa biển.	? Hãy kể một số nét văn hóa truyên thống của dân tộc mà em định viết? 
Tìm nhưng phong tục cổ truyền, lễ hội
GV trình bày dàn bài mẫu trên bảng phụ.
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn	
? Viết 1 đoạn văn trong phần chính bức thư?
GV hướng dẫn HS làm.
HS trình bày bài viết.
GV nhận xét, sửa sai	.	
? Viết phần cuối thư?
HS làm, Trình bày.
GV nhận xét, sửa sai.
I.Chuẩn bị:
Đề: Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
1. Định hướng văn bản:
- Thể loại viết thư.
- ND: cảnh thiên nhiên,phong tục tập quán con người Việt Nam.
-Đối tượng:bạn người nước ngoài
-Mục đích:hiểu về đất nước mình
2. Tìm ý, lập dàn ý:
a. Đầu thư.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm.
- Lời xưng hô.
- Lý do viết thư.
b. Phần chính bức thư.
- Hỏi thăm sức khoẻ.
- Ca ngợi tổ quốc bạn.
- Giới thiệu đất nước mình.
+ Con người VN.
+ Truyền thống LS.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Văn hoá, phong tục VN.
c. Cuối thư.
- Lời chào, lời chúc sức khoẻ.
- Lời mời bạn đến VN.
- Mong tình bạn hai nước gắn bó.
II. Thực hành viết đoạn văn:
a. Viết 1 đoạn văn trong phần chính bức thư.
b. Viết phần cuối thư.
4.4 Củng cố và luyện tập:
GV gọi HS đọc bài tham khảo SGK.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Học bài, làm lại bài hoàn chỉnh
 -Soạn bài: Xem lại các lỗi sai để sửa chữa, chuẩn bị tiết trả bài làm văn số 1.
 5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc