Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 5)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 5)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca về than thân .

- Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.

II. Chuẩn bị:

- Nghiên cứu SGK, SGV.

- Sưu tầm một số câu ca dao cùng chủ đề.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 13
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
NS: 12/09/2010
ND: 14/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca về than thân .
- Thuộc những bài ca dao trong hai văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK, SGV.
- Sưu tầm một số câu ca dao cùng chủ đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc và phân tích bài 1 về tình yêu quê hương đất nước
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu, 2 em đọc lại.
 - Cho hs đọc chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Cuộc đời lân đận của con cò được miêu tả như thế nào trong bài ca?
- Hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến ai trong xã hội cũ?
- Qua đó, em thấy bài ca dao đã sử dụng những nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Từ câu hỏi cuối bài, em thấy bài 1 còn có nội dung nào khác?
- Tìm những bài có hình ảnh “con cò”?
- Bài hai là lời thương cảm cho những nỗi khổ nào?
- Nổi khổ đó được miêu tả qua những con vật nào? Vì sao cuộc đời của tằm và kiến lại đáng thương?
- Khác với tằm và kiến, Hạc và Cuốc có sướng hơn không?
- Trái bần là thứ quả như thế nào?
- Từ “trái bần” này em hiểu gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Qua những nội dung trên, em hiểu như thế nào là “những câu hát than thân” ?
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tìm một số bài ca dao có cùng chủ đề trên?
- HS đọc.
- HS đọc chú thích.
- Một mình kiếm ăn, vẫn không kiếm đủ miếng ăn.
- Người nông dân.
- TL 
- Phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
- TL
- Lao động vất vả nhưng hưởng thụ chẳng đáng là bao. Cuộc đời phiêu bạt và ngang trái.
- Kiến: Bé nhỏ, cần ít thức ăn nhưng phải kiếm sống liên tục, thường xuyên.
- Hạc: Dù bay nhảy nhưng lang thang, vô định. Cuốc: Đau thương, oan trái.
- Mọc ở ven sông, vị chua và chát.
 - Thân phận bé mọn, chìm nổi, trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
 Bài 1:
- Con cò là biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của nguời nông dân trong xã hội cũ.
- Nghệ thuật phong phú: Ẩn dụ, đối lập, câu hỏi tu từ, từ láy.
Bài 2: 
- Là lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ.
Bài 3:
- Diễn tả thân phận bé mọn, chìm nổi trôi dạt của người phụ nữ trong xã hội xưa.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
 - Soạn bài “Những câu hát châm biếm”
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4
Tiết 14
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
NS: 12/09/2010
ND: 14/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề châm biếm trong bài học.
- Thuộc những bài cao dao trong hai văn bản.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, các bài ca dao cùng chủ đề.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài ca dao về than thân, cho biết nội dung của các bài đó?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu, 2 em đọc lại.
 - Cho hs đọc chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
- Bài ca dao 1 giới thiệu chuyện gì đặc biệt? Cách nói ngược đó nhằm dụng ý gì?
- Hai dòng đầu có ý nghĩa gì?
- Em hiểu cô yếm đào là cô gái như thế nào?
- Lấy “cô yếm đào” đối lập với “chú tôi” là có ý gì?
- Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Tại sao nói lời hát là lời nhại ông thầy bói?
- Thầy bói phán những gì? Em có nhận xét gì về lời phán của thầy bói?
- Bài ca dao đã phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
- Hãy tìm những bài cao dao khác có nội dung tương tự ?
- Bài ca dao 3 nói về việc gì?
- Tại sao nói mỗi con vật là tượng trưng cho một hạng người khi dự đám ma.
- Việc chọn những con vật đóng vai như thế có gì lý thú?
- Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám ma không?
- Bài ca dao phê phán, châm biếm cái gì?
- Bài cao dao 4 miêu tả chân dung cậu cai như thế nào?
- Tả chân dung cậu cai như thế có dụng ý gì?
- Bài cao dao đã phê phán, châm biếm hạng người nào?
- Nghệ thuật châm biếm bài này là gì?
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. 
- Cả bài ca dao thể hiện nghệ thuật trữ tình nào?
- Nhìn chung cả 4 bài ca dap chế diễu những thói hư tật xấu nào của xã hội xưa?
- Nhưng thói xấu ngày nay có còn không?
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tìm một số bài ca dao có cùng chủ đề trên?
- HS đọc văn bản.
- Học sinh tìm hiểu chú thích.
- Giới thiệu “chú tôi” để cầu hôn cho chú tôi. Chân dung “chú tôi” toàn cái xấu. Nhằm giễu cợt người lười biếng, thích ngủ trưa, nghiện rượu, nghiện chè.
- Vừa để bắt vần, vừa chuẩn bị để giới thiệu nhân vật.
- Yếm đào tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp.
- TL
- Nhại lời người thầy bói nói với người đi xem bói. Nói theo kiểu nước đôi của thầy bói: Số cô,cố cô....
- Thầy phán về số phận người đi xem bói về giàu nghèo, cha mẹ, chồng con. Những điều này ai cũng biết.
- Nói dựa, nói mò, nói nước đôi.
- Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan.
- Tử vi xem số cho người.
Số thầy thì để cho ruồi nó bu.
- Nói về đám ma.
- Con cò: tượng trưng cho người nông dân làng xã. Cà cuống: Kẻ tai to mặt lớn. Chim ri, chào mào: Cai lệ, lính lệ.
- Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc.
- Không phù hợp, việc buồn mà rượu chè vui vẻ, chia chác, phô trương om sòm, đàn đúm.
- Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
- Học sinh tả chân dung cậu cai coi đám lính lệ, lính gác và phục dịch ở phủ huyện thời xưa.
- Cái vỏ bề ngoài thực chất là của đi mượn nhưng khoe khoang cố làm dáng để lừa người.
- Châm biếm, phê phán bọn người quyền hành chả có nhưng làm oai, làm sang một cách lố bịch để lừa dối dân.
- Nghệ thuật đối lập giữa cái danh và cái tài.
- Học sinh trả lời theo nội dung các bài, ý khái quát trong ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu chi tiết:
 Bài 1:
- Dùng hình thức nói ngược, đối lập để chế giễu những hạng người ngiện ngập, lười biếng.
Bài 2:
- Dùng cách nói phóng nước đại, nước đôi để lật tẩy, phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề bói toán.
Bài 3:
- Phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
 Bài 4:
- Châm biếm, chế giễu hữu danh vô tài.
III. Luyện tập:
 Ghi nhớ: SGK
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
 - Soạn “Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh ”.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4
Tiết 15
ĐẠI TỪ
NS: 13/09/2010
ND: 15/09/2010
I. Mục tiêu:
- Nắm đưọc thế nào là đại từ. Nắm được các đại từ Tiếng Việt
- Có ý thức sử dụng các đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, câu hỏi, bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy loại từ láy? Mỗi loại cho một ví dụ minh họa? 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm.
- Yêu cầu học sinh đọc muc 1 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nó ở đoạn 1 trỏ ai?
+ Nó ỏ đoạn 2 trỏ sự việc gì?
+ Nhờ vào đâu mà em biết nghĩa của hai từ đó?
- Vậy Nó được dùng để thay thế từ nào?
- Từ “Thế” ở đoạn 2 trỏ sự việc gì? 
- Nhờ đâu em hiểu được từ “Thế” trong đoạn văn trên?
- Từ Ai trong bài ca dao dùng để làm gì?
- Các từ vùa phân tích trên được làm gì?
- Vậy thế nào là đại từ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đại từ.
- Các đại từ ở mục a trỏ gì?
- Các đại từ trỏ người này dùng để làm gì?
- Các đại từ: Bấy, bấy nhiêu trỏ gì? Cho ví dụ?
- Các đại từ: thế, vậy trỏ gì?
- Đại từ: ai, gì hỏi về gì? Cho một ví dụ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài 1(a,b). Các bài 2,3,4 (Làm miệng)
- Bài 4 vận dụng ngoại ngữ em đã học.
Hoạt động 4: Củng cố. 
- Cho hs đặt câu với 1 đại từ.
- Nó 1: trỏ “em tôi”
- Nó 2: trỏ con gà của anh Bốn Linh.
- Nhờ vào nội dung ở câu trước giới thiệu sự vật là “em tôi” và “con gà”
- Thay thế cho từ chỉ sự vật “em tôi” và con gà.
- Từ “thế” trỏ sự việc đem chia đồ chơi.
- Thay thế lời nói của mẹ và việc chia đồ chơi là hiểu được.
- Dùng để hỏi.
- Được dùng để trỏ và hỏi người hay sự vật, hoạt động.
- Đọc ghi nhớ.
HS quan sát lại các ví dụ a,b,c.
- Nó 1: là chủ ngữ.
- Nó 2: Phụ ngữ của danh từ.
- Thế: Phụ ngữ của động từ.
- Nó 3: Làm vị ngữ trong câu.
- Hỏi về số lượng
- Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc.
- Bài 1: Làm độc lập trong bảng
- Bài 2: Làm miệng
- Bài 3: Đặt câu: Làm cá nhân
- Bài 4: HS thảo luận, phát biểu.
I. Thế nào là đại từ:
1. Tìm hiểu bài:
- Nó, thế, ai: Là những đại từ.
2. Bài học:
Ghi nhớ: SGK.
II. Các loại đại từ:
1. Đại tù dùng để trỏ:
a. Đại từ xưng hô.
b/ Đại từ số lượng
c. Đại từ dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2. Đại từ dùng để hỏi về người, vật, số lượng, hoạt động, tính chất sự việc.
III. Luyện tập:
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
 - Soạn “Từ Hán Việt ”
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4
Tiết 16
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
NS: 13/09/2010
ND: 15/09/2010
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của qúa trình tạo lập văn bản.
- Có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và học tập của các em.
II. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, đề bài, dàn bài, học sinh chuẩn bị bài viết.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Hướng dẫn hs thực hành trên lớp theo yêu cầu mục I.
+ Định hướng cho bức thư em viết: Viết nội dung gì? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Cùng học sinh xây dựng một dàn bài.
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn mở bài, kết bài.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành trên lớp.
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn xây dựng bài viết trên lớp.
- Nhận xét, bổ sung giúp học sinh sữa bài, hoàn chỉnh bài.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Cho hs đọc đoạn văn hay.
- HS chuáøn bë muûc I åí nhaì.
- Trả lời các mục câu hỏi ở mục gợi ý.
- Câu, ý: Viết hành đoạn văn phần mở bài và kết bài hoàn chỉnh.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện viết thành văn phần mở bài, kết bài (Tham khảo bài đọc thêm)
I. Tình huống:
Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
II. Thực hành trên lớp:
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
a. Viết về nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên, phong tục, văn học truyền thống.
b. Viết cho ai: Tên bạn cụ thể
c. Viết để làm gì: Để bạn hiểu về đất nước mình. Gây cảm tình đối với bạn về đất nước mình. 
- Bước 2: Lập dàn bài:
1. Đầu thư: - Việt Nam ngày...tháng...năm
- Lời xưng hô.
2. Phần chính bức thư:
a. Vài cảm nghĩ về đất nước bạn qua việc xem tivi, đọc sách báo.
b. Giới thiệu cảnh đẹp về đất nước mình với những địa điểm du lịch nổi tiếng.
c. Giới thiệu về con người Việt Nam.
3. Cuối thư:
+ Ước mong bạn có dịp đến Việt Nam.
+ Lời chúc sức khỏe.
+ Ký tên
- Bước 3: Diễn đạt thành văn.
- Bước 4: Kiểm tra đoạn văn viết có phù hợp với bố cục và định hướng của bài.
4. Dặn dò: - học thuộc bài.
 - Chuẩn bi Trả bài TLV số 1.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.Tuan4.doc