Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 6)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 6)

- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thưc nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ) của bài ca chủ đề than thân

- Thuộc những bài ca dao trong văn bản

B- Chuẩn bị

- Gv: Giáo án

- HS- soạn bài- sưu tầm những bài ca dao than thân

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/09/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 04 - Tiết: 13
Những câu hát than thân
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thưc nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ) của bài ca chủ đề than thân
- Thuộc những bài ca dao trong văn bản
B- Chuẩn bị 
- Gv: Giáo án
- HS- soạn bài- sưu tầm những bài ca dao than thân
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu1: Đọc thuộc lòng những bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người? Trình bày nội dung của bài ca dao.
Gợi ý: 	Những địa danh với những đặc điểm nổi bật để thử tài hiểu biết. ở đây là những kiến thức về lịch sử, địa lí,... Chàng trai hỏi về các địa danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc Bộ. Các địa danh đó không chỉ có những đặc điểm về địa lí tự nhiên mà còn thể hiện những đặc điểm về lịch sử, văn hoá nổi bật. Cách hỏi đáp như trong bài này vừa là để chia sẻ sự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Cả người hỏi và người đáp đều hiểu rõ và nắm vững những kiến thức về địa lí, lịch sử và văn hoá, điều đó chứng tỏ họ là những người rất am hiểu và yêu mến quê hương mình. 
Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong nhốm bài ca doa về tình yêu đất nước, con người.?
Gợi ý: Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống. 
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đơi sống, tâm hồn ND. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ từng gia đình, quan hệ con người đối với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thân, than thở về những cuộc đời cảnh ngộ khổ cực, đắng cay
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, diễn cảm
- GV giải thích các chú thích khó
- Đọc bài ca dao 1
- Có ý kiến : hình ảnh có tượng trưng cho cuộc đời, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ. ý kiến của em?
- Tìm thêm một số bài ca dao khác để chứng minh?
- Chi tiết nào cho thấy cuộc đời lận đận, vất vả của con cò ?
- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng?
( GV: Như vậy người nông dân đã mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình ( than thân ) 
- Ngoài nội dung than thân bài ca dao này còn có nội dung nào khác?
- Trong bài ca dao ( xuất hiện những con vật,tằm, kiến ) . Hình ảnh con vật ấy gợi cho em suy nghĩ gì ?
( Thân phận những con người nhỏ bé trong xã hội cũ )
- Thân phận những con vật ấy được nói đến ra sao?
- Nhận xét gì về cụm từ “thương thay” 
- Biện pháp nghệ thuật nào được sư dụng ?
- Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ?
( GV: Người lao động ví mình như con tằm, rút ruột nhả tơ - nhả hết tơ rồi chết 
- Thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút hết sức lực ..
+ Con kiến: con người nhỏ bé.
+ Con hạc: cuộc đời phiêu dạt nay đây mai đó
+ Con cuốc: thân phận người lao động không biết kêu ai 
- Nhận xét gì về cụm từ “ thân em “ trong bài ca dao ?
( Mo típ có tính lặp lại, truyền thống nói về thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ)
- Nhận xét so sánh trong bài ca dao này có gì đặc biệt ?
- So sánh ấy gợi cho ta suy nghĩ gì về cuộc đời con người?
( GVMR: Trong ca dao Nam Bộ, những hình ảnh trái bần, mù u, sầu riêng thường gợi cuộc đời, thân phận đau khổ, đắng cay- phản ánh tính đơn phương trong ca dao 
- Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào?( Chịu nhiều khổ cực, đắng cay, bị lê thuộc, không có quyền được quyết định số phận, hạnh phúc của mình)
- Nêu những đặc điểm chung về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao
I- Tiếp xúc văn bản
1, Đọc 
2, Chú thích
- Chú ý chú thích2,5,6 đều có 2 nghĩa
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
( nghĩa ẩn dụ ) – nghĩa chính
II- Phân tích văn bản
* Bài 1
- Hình ảnh con cò: cuộc đời, thân phận người nông dân trong xã hội cũ vì :
+ Cò là loài chim gần gũi gắn bó với người nông dân
+ Có nhiều phẩm chất giống người nông dân ( gắn bó với đồng ruộng, chịu thương, chịu khó, lặn lội kiếm sống 
- Lận đận một mình 
- Lên thác xuống ghềnh 
- Bể đầy ao cạn
- Gầy cò con
- Từ láy, đối lập ( nước non một mình, thân cò nhỏ bé , gầy guộc, thác ghềnh
- Câu hỏi tu từ .
- Khắc hoạ những hoàn cảnh khó khăn, ngang trái và sự gieo neo khó nhọc cay đắng của cò
- Hình ảnh con cò trong bài ca dao là biểu tượng chận thực. xúc động cho cuộc đời vất vả, gian nan của người nông dân trong xã hội cũ
- Lời phản kháng tố cáo xã hội cũ đầy áp bức bất công khiến thâncò phải lên thác xuống ghềnh. Cái xã hội ấy đã tạo nên nhiều cảnh ngang trái khiến thân cò phải gầy mòn, đau đớn
* Bài 2:
- “Thương thay” điệp từ, lời than thở. Biểu hiện sự thơng cảm xót xa ở mức độ cao. ( Lời than của con người – con vật nhưng cũng chính là sự suy ngẫm than thở vè chính mình , về con người có hoàn cảnh như mình)
+ Tằm nhả tơ
+ Kiến tìm mồi
+ Hạc lánh đường mây bay mỏi cánhthôi
+ Cuốc kêu ra máu .nào nghe
- ẩn dụ: miêt tả bổ sung, chi tiết 
- Nỗi khổ cực, xót xa cay đắng nhiều bề cho người dân thường trong xã hội cũ
* Bài 3
- Bị phụ thuộc, khong tự quyết định được cuộc đời mình
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cầy
- Thân em như giếng nước giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
- Thân em như tấm lụa đào..tay ai
đ Nỗi khổ vì không được nhìn nhận đúng phẩm chất
- Thân em như củ ấu gai thì đen
- Em như cây quế ..ai hay.
- Thân em: trái bần trôi
( bần: gợi thân phận nghèo khó)
đ So sánh đặc điểm, miêu tả bổ sung chi tiết
( Trái bần bé nhỏ trôi nổi dập dềnh trên sông nước, bị gió dập sóng xô đẩy quăng quật không biết sẽ dạt vào đâu không thể ( không chống lại được những cơn sóng gió đang chấp nhận số phận
đ Số phận chìm nổi. lênh đênh, sầu khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ 
III-Tổng kết, ghi nhớ
1- Nghệ thuật : thể thơ lục bát, âm điệu than thân, thương cảm, sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ truyền thống.
đDiễn tả cuộc đời thân phận con người hàm súc
2- Nội dung
Cuộc đời thân phận con người trong xã hội 
cũ 
đ ý nghĩa tố cáo, phản kháng mình
* Ghi nhớ : ( SGK )
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
- Đọc các bài ca dao ( phần đọc thêm )
- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- GV khái quát bài
2- HDVN
- Học thuộc 3 bài ca dao; Sưu tầm những bài ca dao có nội dung tương tự
- Đọc, tìm hiểu “ Những câu hát châm biếm”

Tài liệu đính kèm:

  • docT13.doc