Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13:  Văn bản: Những câu hát than thân (Tiếp)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 - Thông qua văn bản giúp hs hình dung được nỗi khổ về cuộc đời vât vả và thân phận bé mọn của những người nông dân phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hiểu được niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ

 - Hiểu được tư tưởng phê phán xã hội phong kiến đầy ải con người lương thiện, cách dùng con vật gần gũi, bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm xúc của những bài ca dao trữ tình

 Giáo dục ý thức quan tâm bảo vệ quyền sống con người

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Văn bản: Những câu hát than thân (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 tiết 13 
 Văn bản Những câu hát than thân
 I. Mục tiêu cần đạt:
 - Thông qua văn bản giúp hs hình dung được nỗi khổ về cuộc đời vât vả và thân phận bé mọn của những người nông dân phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hiểu được niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ 
 - Hiểu được tư tưởng phê phán xã hội phong kiến đầy ải con người lương thiện, cách dùng con vật gần gũi, bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người 
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm xúc của những bài ca dao trữ tình 
 Giáo dục ý thức quan tâm bảo vệ quyền sống con người 
 II. Chuẩn bị 
 Thầy: Đọc sgk, sgv soạn giáo án 
 Tìm hiểu thêm tài liệu về văn học dân gian 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học 
 III Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức 
 B. Kiểm tra ? Nêu các bước cần thực hiện trong quá trình tạo lập vă bản?
 C Bài mới 
 *Giới thiệu bài: Ca dao là tấm gương phản chiếu tâm tư, tình cảm của con người, đời sống xã hội nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, nghĩa tình với quê hương đất nước, mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ éo le cơ cực. Để hiểu được nội dung đó, giờ học hôm nay chúng ta tìm hiểu những bài ca dao về tiếng hát than thân 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Gv nêu yêu cầu đọc: giọng nhẹ nhàng đúng nhịp thơ, nhấn mạnh một số từ gợi tả để lột tả được tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ 
 Gv đọc, gọi hs đọc 
? Em hiểu “bể đầy, ao cạn” nghĩa là thế nào?
 - Nghĩa đen chỉ những nơi khó kiếm ăn 
 - Nghĩa bóng: Chỉ những cảnh đời ngang trái 
? Em hiểu con cuốc là loài chim như thế nào?
 - Chim cuốc: Loài chim nhỏ hơi giống gà, sống ở bờ, bụi gần nước, có tiếng kêu cuốc cuốc
Gv: Chim cuốc còn có tên gọi là đỗ quyên, đỗ vũ theo truyền thuyết Trung Quốc: thục Đế mất nước, hồn hoá thành chim cuốc kêu nhớ nước đến nỗi nhỏ máu ra mà chết. Tếng kêu của chim cuốc trong văn bản dùng biểu hiện cho nỗi đau của con người 
? Theo em, những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản nào? - Văn bản biểu cảm 
? Vì sao? - Vì đây là những câu ca bày tỏ nỗi niềm tâm sự đắng cay cô đơn của con người 
 GVgọi hs đọc bài ca dao 1 
? Đối tượng được đề cập đến trong bài ca dao là ai?
- Hình ảnh “Thân cò” “Cò con”
? Cuộc sống của con cò được miêu tả như thế nào?
 - Nước non lận đận một mình 
 - Lên thác xuống ghềnh bấy nay 
G V đây là những hình ảnh thân thuộc đối với người nông dân - là giống chim rất cần mẫn chăm chỉ kiếm ăn 
? Em hiểu nh thế nào về từ lận đận và cụm từ lên thác xuống ghềnh
 - Đều chỉ nỗi vất vả gian chuân, gặp nhiều trở ngại khó khăn trong cuộc đời
? Hình ảnh con cò gợi ta liên tưởng tới hình ảnh nào? - Những người nông dân một nắng hai sương suốt đời làm lụng cơ cực.
 Gv: Cụ thể hơn là nói về những người phụ nữ trong xã hội xưa 
 ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong câu ca dao?
- Dùng từ láy gợi tả, thành ngữ 
- Hình ảnh ẩn dụ: Con cò để nói về con người 
- Hình ảnh đối ngữ nước non > < một mình 
? Từ lận đận có thể được thay thế bằng từ nào?
 - Long đong, khốn khổ 
? Việc sử dụng cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
 - Diễn tả lời than đầy ai oán của thân phận người phụ nữ nông dân về cuộc đời lầm than cơ cực 
? Chinh từ nỗi cơ cực lầm than ấy, người nông dân đã thốt lên ntn? 
 - Ai làm.... Cho ao kia cạn cho gày cò con 
? Lời than được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật nào? - Dùng đại từ phiếm chỉ ai
 - Dùng hình ảnh đối lập : Bể đầy -ao cạn 
 - Câu hỏi tu từ 
? Em có nhận xét gì về lời than này?
 - Lời ca dao giống như một lời than ,một lời oán thán vì nỗi cuộc đời đầy cơ cực đắng cay 
 GV Trong xã hội xa, người nông dân đặc biệt là người phụ nữ, họ phải lao đông khổ cực nhưng lại bị bóc lột năng nề, suốt cuộc đời tần tảo nhưng lại chẳng được hưởng thụ bao nhiêu, thậm chí không tránh khỏi những điều oan trái 
? Như vậy lời than của người xa trong bài ca dao có ý nghĩa gì? 
? Qua bài ca dao em cảm nhận được điều gì?
? Em hãy tìm những câu ca dao có sử dụng hình ảnh con cò để nói về người phụ nữ?
- Con cò lặn lội bờ sông...
- Con cò mà đi ăn đêm...
Học sinh đọc bài ca dao thứ hai 
? Bài ca dao đề cập tới những con vật nào?
- Con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc 
Đọc chú thích 5, 6. 
? Em biết gì về con hạc, con cuốc?
? Khi nói đến những con vật này tác giả cho ta biết gì về đặc điểm của chúng?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của chúng?
- Luôn vất vả cực nhọc thậm chí khồn cùng để sinh tồn 
? Tác giả dùng từ ngữ nào để bày tỏ thái độ của mình đối với những con vật đó?
- Sử dụng điệp ngữ “thương thay” ở đầu mỗi cặp câu lục bát 
? Sử dụng từ nh thể tác giả dân gian nhằm bày tỏ thái độ gì?
- Bày tỏ trực tiếp thái độ xót xa trớc số phận cuộc đời mỗi con vật.
? Từ số phận cuộc đời mỗi con vật tác giả gợi ta liên tưởng đến ai?
- Những thân phận tôi đòi hèn mọn, nhỏ bé sống âm thầm trong xã hội bất công.
? Như vậy ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Dùng những hình ảnh ẩn dụ để nói về những thân phận nhỏ bé quanh năm lam lũ mà cuộc sống vẫn bần hàn, thiếu thốn, từng phải nếm trải những bi kịch đáng thơng.
- Dùng điệp ngữ “thương thay”, “kiếm ăn đợc mấy”
? Ngoài ra em có nhận xét gì về cách sử dụng câu ở bài ca dao?
- Dùng một loạt câu hỏi tu từ 
? Sử dung những biện pháp nghệ thuật đó dân gian muốn gửi gắm điều gì?
? Hs sinh đọc bài ca dao 3 
? Bài ca dao là lời của ai?
- Lời than của cô gái 
? Cô gái đã ví mình ntn?
- Như trái bần trôi 
- Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
? Đọc chú thích 7 sgk, em hiểu ntn về trái bần?
Gv trái bần vừa chua vừa chát không có vị ngọt ngon nên bị coi là vô dụng. Vì bị coi là vô dụng, nên khi rụng nó trôi nổi trên sông bị sóng gió va đập tung lên nhấn xuống dồn dập liên tiếp
? Ví mình với trái bần, ngời con gái có dụng ý gì?
- Dãi bày thân phận nghèo khó đắng cay và tâm trạng xót xa lo lắng về một tơng lai mờ mịt.
? Qua cách ví đó em hiểu gì về thân phận người con gái trong xã hội cũ?
- Họ có cuộc đời nổi trôi phiêu dạt, có thân phận đắng cay chua chát.
? Nói về thân phận người phụ nữ bài ca dao giúp em cảm nhận đợc điều gì?
Gv Họ là những con người hoàn toàn bị lện thuộc vào hoàn cảnh sống mà không hề đợc định đoạt cuộc sống của riêng mình. Chính vì vậy ở nhiều bài ca dao khác, tác giả dân gian cũng đề cập tới số phận xót thương ấy của người phụ nữ:
- Thân em nh hạt ma sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
I. Đọc và giải thích từ khó 
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 
Bài ca dao 1 
- Lời than của người nông dân về thân phận mình 
* Bài ca dao là tiéng than ai oán của những người lao đông thời xa về cuộc đời khổ đau, cơ cực đắng cay. Đồng thời đây cũng là những tiếng nấc, lời nguyền lên án hiện thực tối tăm của xã hội xa.
2. Bài ca dao 2.
- Lời than của những thân phận nhỏ bé trong xã hội cũ 
* Bài ca dao bộc lộ thái độ đồng cảm xót thương cho những số phận cuộc đời tôi đòi nhỏ bé, hèn mọn đáng thương trong xã hội xa. Đồng thời là tiếng nói tố cáo phản kháng sự đối xử bất công đối với người lao động của xã hội cũ.
3. Bài ca dao 3. 
- Lời than của cô gái về thân phận mình.
* Bài ca dao đẫ diễn tả chân thực xúc động về cuộc đời thân phận nhỏ bé, đầy đắng cay, lận đận của người phụ nữ xa.
 III. Tổng kết (5’)
1. Nghệ thuật: 
? Bài ca dao có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
- Sử dụng thể thơ lục bát có âm điệu than thân thơng cảm.
- Sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ truyền thống.
- Dùng những cụm từ thân thuộc thường gặp trong ca dao như “thân em, con cò, thương thay”
2. Nội dung:
? Qua các bài ca dao trên, em cảm nhận được nội dung cơ bản gì?
- Văn bản là những câu hát than thân diễn tả thân phận tâm trạng con người, đồng cảm với những cuộc đời khổ đau cay đắng của người lao động. Đồng thời còn có ý nghĩa phản kháng tố cáo hiện thực của xã hội phong kiến 
D. Củng cố (2’) 
? Hãy đọc diễn cảm một bài ca dao mà em có ấn tượng nhất? Vì sao?
? Hãy chọn ý kiến đúng trong các nhận xét sau giải thích vì sao?
- Người lao động trong xã hội phong kiến than thở vì 
 A. Họ bị lao động khổ sai, bị áp bức đè nén 
 B. Họ không được làm chủ cuộc đời, không bết làm cách nào để thoát khỏi 
E. Hướng dẫn vê nhà (1’) 
- Học thuộc các bài ca dao đã học.
- Làm các bài tập trong phần luyện tập/50 
- Tìm hiểu trước bài “Những câu hát châm biếm”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 14 
Văn bản Những câu hát châm biếm
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Qua một số hình thức nghệ thuật như nói quá, nói nhại, ẩn dụ, bài ca dao phê phán những hiện tượng không bình thường trong xã hội như lười nhác, học đòi làm sang, việc tự nhiên mà thành bí ẩn, việc buồn hoá vui, có danh mà không có thực 
 - Giáo dục ý thức đấu tranh phê phán thói hư tật xấu 
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm nhận ca dao 
 II. Chuẩn bị 
 Thày: Trao đổi trong nhóm, thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy.
 Nghiên cứu soạn bài, hướng dẫn HS chuẩn bị bài 
 Trò: Chẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
III. Tiến trình lên lớp:
* Hoạt động 1 (5')
 A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 B Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc những câu hát than thân?
 ? Các bài ca dao đó có ý nghĩ gì?
* Hoạt động 2 (6')
 C. Biài mới: Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, không thiếu những chuyện buồn cười, những việc đáng phê phán. Cùng với những tiếng hát than thân xót xa ai oán, ca dao còn vang lên những tiếng cười hài hước, châm biếm đả kích rất vui khoẻ, sắc nhọn. Để hiểu được phần nào những tiếng cười lạc quan nhiều vẻ và hấp dẫn ấy, chúng ta tìm hiểu văn bản: Những câu hát châm biếm 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv yêu cầu đọc: Giọng hài hước, hóm hỉnh, vui, có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng, có khi kéo dài ê, a, khi nhấn giọng, kéo dài, khi khẩn trương một cách giả tạo 
- Đọc mẫu, gọi học sinh đọc, nhận xét 
? Dựa vao chú thích sgk hãy giải thích: 
 Tửu Cô yếm đào 
 Cà cuống Đánh trống quân Cai 
* Hoạt động 2 ( 25' )
GVgọi Hs đọc bài ca dao 1 
? Mở dầu bài ca dao, tác giả dân gian gợi ra hình ảnh nào?
 - Cái cò đặc tả chân dung của chú mình 
? Hình ảnh này có gì khác những bài ca dao đã học?
 +Giống: Đều là những hình ảnh ẩn dụ chỉ con người cần cù chịu khó
 + Khác: Cái cò ở đây chỉ dùng để đưa đẩy
 Cái cò trong những bài ca dao trước dùng để chỉ những số phận con người.
 ? Câu ca dao là lời của ai?
Lời của người cháu đi dạm hỏi vợ cho chú
GV Như một người mối lái, câu ca dao là lời người cháuđi dạm hỏi vợ cho chú 
? Vậy đi hỏi vợ cho chú, người cháu đã giới thiệu như thế nào về chú của mình?
 - Cái nết: Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa 
? Qua lời giới thiệu em hiểu gì về chú cái ... điền vào bảng sau những đại từ xưng hô mà em biết?
 Gv sử dụng 4 bảng phụ kẻ sẵn mẫu sau đây, chia lớp thành 4 nhóm 
Ngôi
Số ít 
Số nhiều
Ngôi thứ nhất 
 Ngôi thứ hai
Ngôi thứ ba 
Chia 2 nhóm thảo luận - Cử một đại diện lên làm 
 GV: So sánh kết quả của mỗi nhóm, nhận xét, nêu đáp án hoàn chỉnh 
 GV: Đưa bảng phụ ghi ví dụ
 "Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm chú à 
 ở đồn Mang Cá 
 Thích hơn ở nhà" (Lợm - Tố Hữu)
? Những từ gạch chân trong vd vốn thuộc từ loại nào?
 - Là những danh từ 
? Theo em, trong đoạn thơ trên có thể coi những từ gạch chân trên là đại từ không? Vì sao? 
 - Là những đại từ vì chúng đợc dùng để xưng hô 
? Từ ví dụ trên ta có thể rút ra chú ý gì?
? Sử dụng danh từ như đại từ có tác dụng gì?
 - Tạo ra các sắc thái biểu cảm khi giao tiếp. Vd như: tôn trọng, lễ phép, tế nhị, hoặc bộc lộ thái độ yêu ghét...
? Đặt câu có sử dụng danh từ nh đại từ để giao tiếp?
Gv: Như vậy trong giao tiếp, lựa chọn đại từ xưng hô là vấn đề hết sức quan trọng biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo được hiệu quả giao tiếp. Đúng như ông cha xa đã có câu:
 "Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" 
? Trong tiếng Việt có rất nhiều đại từ để hỏi, hãy tìm xem đó là những đại từ nào?
 - Ai, gì 
 - Bao nhiêu, bao giờ, bằng nào 
 - Thế nào, sao 
? Những từ ai, gì, nào dùng để hỏi về gì?
 ? Những từ bao nhiêu, bao giờ, bằng nào hỏi về gì?
? Từ thế nào, sao dùng để hỏi gì? 
? Đại từ để hỏi có mấy tiểu loại nhỏ? Là những loại nào? 
? Qua bài hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?
 HS đọc ghi nhớ sgk 
Gv Chú ý có một số đại từ để hỏi trong nhiều trường hợp cũng đợc dùng để trỏ 
VD: a. Nơi đây đã gắn bó với tôi bao nhiêu là kỉ niệm 
 b. Tôi chẳng bao giờ muốn xa mẹ tôi cả
I. Thế nào là đại từ (10’) 
 1. Ví dụ Sgk
* Kêt luận: Đại từ 
- Dùng để trỏ ngời, sự vật hoạt động tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi 
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp nh; CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ tính từ 
 II. Các loại đại từ (15’)
 1. Đại từ để trỏ 
 - Trỏ ngời, vật 
 - Trỏ hành động tính chất sự việc 
 - Trỏ số lượng 
* Chú ý: Có một số danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô.
 2. Đại từ để hỏi
- Hỏi về người, sự vật 
- Hỏi về số lượng, thời gian 
- Hỏi về hành động, tính chất, sự việc
 * Ghi nhớ sgk
 * Hoạt động 3 (16')
 III. Luyện tập (12,)
 Bài tập 1: Hãy điền vào ô trống những trờng hợp sử dụng đại từ xưng hô mà em cho là đúng. Gọi hs đọc BT, nêu yêu cầu của bài tập?
 Cho hs lên bảng điền vào bảng phụ đã kẻ sẵn. ở dưới tự làm ra giấy nháp 
 Gọi hs nhận xét, chữa bài tâp 
STT
Trường hợp xng hô 
Ngôi thứ nhất 
Ngôi thứ 2 
đúng hay sai
1
Con với bố mẹ 
 con 
 Tôi, tao 
 bố, mẹ 
 ông, bà, mày 
 Đ
 S
2
Ông bà với cháu 
ông, bà 
cháu, các cháu, 
con, các con 
Đ
3
Học trò với thầy cô 
Em, con 
Chúng tôi, tớ, chúng tớ
 thầy, cô 
anh chị, ông, bà
Đ
S
 Bài tập 2: Nghĩa của đại từ "mình" trong câu: Cậu giúp đỡ mình với nhé có gì khác nghĩa của đại từ "mình" trong câu ca dao sau đây: (1)
 Mình về có nhớ ta chăng (2)
 Ta về ta nhớ hàm răng mình cười 
 ? Xác định yêu cuả bài tập?
 ? Muốn xác định được điểm khác biệt của 2 từ mình trong 2 trường hợp trên ta làm thế nào? - Tìm hiểu đối tượng mà từ trỏ đến là ngôi nào? Số ít hay số nhiều mục đích sử dụng từ của trường hợp đó. 
 - Mình (1) Là đại từ ngôi thứ nhất chỉ người nói (số ít)
 - Mình (2) là đại từ ngôi thứ 2 
? Cách dùng từ mình ở trờng hợp 2 có gì có gì đáng chú ý 
 - Từ mình trong tiêng Việt đáng lẽ chỉ dùng trong ngôi thứ nhất, ở đây lại dùng với ngôi thứ 2 
? Theo em cách dùng này có dụng ý gì không?
 Diễn đạt tình cảm đằm thắm keo sơn, tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa nhau 
? Qua bài tập ta có thể rút ra thêm điều chú ý gì khi sử dụng đại từ?
 -Để tạo ra sắc thái biểu cảm có thể thay đổi ngôi nhân xưng
 Gv: Về sắc thái biểu cảm khi sử dụng từ có lẽ chỉ tiêng Việt mới có đợc .Bởi vậy chúng ta phải luôn gữ gìn bảo vệ để tiêng Việt của chung ta luôn trong sáng 
 Bài tập 3: 
 Viết một đoạn văn có sử dụng đại từ để trỏ hoặc để hỏi theo một chủ đề tự chọn 
 Gợi ý để hs về nhà làm 
 D. Củng cố: (2’) - Gọi hs đọc lại toàn bộ nghi nhớ tron bài học 
 ? Khi sử dụng đại từ chúng ta cần lưu ý điều gì?
 + Những DT dùng như đại từ xng hô 
 + Có những đại từ thay đỏi ngôi theo hoàn cảnh sử dụng 
 + Có những đại từ để hỏi có thể dùng để trỏ...
 E. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm các bài tập 2, 3, 4, 5/57 sgk 
 - Tìm hiểu trước Luyện tập tạo lập văn bản 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 16 
Luyện tập tạo lập văn bản
 I. Mục tiêu cần đạt 
- Thông qua tiết luyện tập giúp Hs ôn tập củng cố lại các kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc và quá trình tạo lập văn bản, nắm chắc các bước có liên quan đến việc tạo lập văn bản 
 - Rèn cho HS có thể tạo lập văn bản tương đối thành thạo về những vấn đề đơn giản có liên quan trực tiếp tới đời sống con người 
 Giáo dục ý thức trình bày một vấn đề hoàn chỉnh, lu loát tránh lủng củng, lộn xộn. 
 II. Chuẩn bị 
 Thầy: Thống nhất nội dung phương pháp giảng dạy trong nhóm, soạn giáo án 
 Bảng phụ chép ví dụ, bài tập
 Trò: Tìm hiểu trớc bài học 
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức (1’) 
 B. Kiểm tra (4’) ? Đại từ là gì? 
 - Có mấy loại đại từ? Đặt 2 câu có sử dụng đại từ?
 Gọi Hs làm bài tập 3 sgk/57 gv nhận xét cho điểm 
 C. Bài mới 
 Giới thiệu bài: ở tiết trước, chúng ta đã làm quen với quá trình tạo lập văn bản, đã nắm được các bước cần thực hiện khi tạo lập văn bản. Để các em có kĩ năng thành thạo hơn về cách lập văn bản, giờ học hôm nay chúng ta cùng tiến hành luyện tập tạo lập văn bản.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Đọc tình huống 1 sgk/59 (gvđã ghi ra bảng phụ)
 ? Xác định yêu cầu cầu của bài tập?
 - Cần viết một bức th......đất nước mình 
?Hãy căn cứ các bớc tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn để viết một bức th về đề tài “thư cho một người bạn ...”
? Cho biết bớc 1 của quá trình làm văn là gì?
 Định hướng cho văn bản 
 GV Còn gọi là bớc tìm hiẻu đề 
 ? Để định hớng cho văn bản ta làm nh thế nào ?
 Trả lời các câu hỏi :
 + Đề bài yêu cầu viết một bài văn theo thể loại nào?
 - Viết th quốc tế 
 + Bức th này sẽ viết cho ai?
 + Để giới thiệu với bạn về đất nước mình, em dự định sẽ giới thiệu những vấn đề gì?
 - Những danh lam thắng cảnh 
 - Những phong tục tập quán đẹp trong nền văn hoá 
 - Những truyền thống quý bấu của lịch sử con người trong cuộc sống ...
 + Để bạn hiểu trọn vẹn nội dung bức thư, em cần phải chú ý gì về cách diễn đạt? (lựa chọn cách viết thư)
 ? Sau bước định hướng cho văn bản, bước thứ 2 ta phải làm gì? 
 - Xây dựng bố cục (hay còn gọi là lập dàn ý) 
 ? Vì sao chúng ta phải thực hiện bước này?
 - Để tạo ra sự rành mạch hợp lí, thực hiện được đúng những định hướng ở bước 1 
? Căn cứ vào những yêu cầu đó, em hãy lập bố cục cho bài văn? 
Gợi ý: Bức thư hoàn chỉnh phải có những phần nào?
 - Bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
? Trong bức thư này, phần mở bài em sẽ có những ý gì 
 ? ở phần thân bài của bức thư em sẽ trình bày những nội dung gì?
? ở Việt Nam có những danh lam thắng cảnh tiêu biểu nào?
 - Hồ Gươm - Động Phong NHa 
 - Vịnh Hạ Long - Tam Cốc, Bích Động 
 - Cố đô Huế - Thành phố Hồ Chí Minh 
? Ngoài những phong cảnh đẹp ấy, em có còn muốn giới thiệu với bạn vấn đề gì nữa?
? Vậy ở Việt Nam Chúng ta có những phong tục gì đặc sắc và hấp dẫn?
 - Tục gói bánh chưng bánh dày ngày tết 
 - Những dịp lễ hội đông vui náo nức: Tết trung thu, Tết thanh minh, giỗ tổ Hùng vương, hội đền cha (giỗ đức thánh Trần...), cúng giỗ ông bà tổ tiên hàng năm...
? ở phần kết bài của bức thư, em sẽ nêu những ý gì?
? Khi đã lập đợc bố cục cho bài văn thì bước 3 ta sẽ làm gì?
? Hãy nêu lại nhiêm vụ của bước này?
 - Viết thành câu đoạn văn chính xác, trong sáng có mạch lạc và liên ktết chặt chẽ với nhau 
? Dựa vào phần dàn ý đã lập, hãy viết những đoạn văn cho phần thực hành viêt văn bản.
 Gv (Chia nhóm thảo luận thời gian 4’- 6’- gọi đại diện các nhóm trình bày ý kến của nhóm mình)
G v nhận xét: Có thể nêu những gợi ý, yêu cầu cụ thể cho từng đoạn văn 
I. Tìm hiểu yêu cầu cuả đề bài 
 1. Tình huống 
 Viết bức thư với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
 * Bước 1: Định hướng cho văn bản 
 Thể loại: Viết thư 
 Đối tượng: Một người bạn 
 Mục đích: Giới thiệu để bạn hiểu về đất nớc mình.
* Bước 2: Lâp dàn ý: 3 phần 
A. Mở bài :
-Lời chào, lời làm quen đầu th
-Lí do viết th: Giới thiệu chung về phong cảnh thiên nhiên Việt Nam 
B. Thân bài:
 - Giới thiệu đặc điểm thời tiết, phong cảnh đẹp đẽ của đất nước Việt Nam 
 - Vẻ đẹp của cảnh sắc 4 mùa 
 - Những danh lam thắng cảnh đẹp 
-Những phong tục tập quán của dân tộc 
C. Kết bài 
 - Nêu cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước 
- Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ 
 Bước 3: Thực hành viết bài văn
GV: Nêu ví dụ về một số đoạn văn 
 * Đoạn văn phần mở bài 
 Anna thân mến!
 Xin chào bạn! Mình là Thu Hương. Mình đến với bạn từ đất nước Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé nhưng tơi đẹp và anh dũng kiên cường. Với mình, Việt Nam chính là máu thịt, là quê hương yêu dấu. Nơi đây chắp cánh cho mình với biét bao là mơ ước. Mình không thể không tự hào về nó. Bởi vậy, mình viết thư cho bạn, muốn được làm quen với bạn. Để rồi qua bạn mình có cơ hội giới thiêụ với bạn về quê hương Việt Nam yêu quý của chúng mình.
 * Đoạn văn phần kết bài 
 Anna, có lẽ, thông qua những dòng chữ ngắn ngủi này bạn đã phần nào hiểu được tổ quốc Việt Nam thân yêu của mình rồi. Dân tộc mình rất cởi mở thân thiện và hiếu khách, mình ước mong một ngày nào đó được đón bạn đến thăm Việt Nam. Mình hứa sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch cho cuộc hành trình của bạn. Chắc chắn bạn sẽ rất thú vị đấy. Thư đã dài, đêm cũng đã khá khuya, mình tạm dừng bút để mai còn dậy sớm đi học. Chúng mình chia tay nhé, chúc bạn luôn vui khoẻ, tơi trẻ và gặp nhiều may mắn mình mong nhận được sự hồi âm của bạn! 
 Chào thân ái và hẹn gặp lại 
 Bạn của Anna 
 D. Củng cố: (3’)
? Khi tạo lập một văn bản, chúng ta cần trải qua những bước nào?
? Nêu cách thực hiện mỗi bước?
? Cho Hs đọc bài tham khảo sgk/60
 E. Hướng dẫn về nhà:(1,) :
 - Tự ôn tập nắm chắc kĩ năng thực hành các bớc tạo lập văn bản 
 - Làm bài tập sau: Viết một văn bản trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:
 Thân em như trái bần trôi 
 Gió dâp sóng dồi biết tấp vào đâu 
 - Tìm hiểu văn bản Sông núi nước Nam
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 4.doc