Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Trả bài tập làm văn số 1

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Trả bài tập làm văn số 1

A – Mục tiêu:

 Giúp học sinh nhận ra được:

- Những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình tạo lập văn bản .

- Có ý thức khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm trong quá trình tạo lập văn bả, để bài làm văn sau không mắc phải những lỗi về bố cục, diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả.

B – Chuẩn bị

- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Tiến trình dạy – học .

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Trả bài tập làm văn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 05
TIẾT: 17
NGÀY SOẠN: 11/9/2010
NGÀY DẠY: 13/9/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A – Mục tiêu: 
 Giúp học sinh nhận ra được:
- Những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình tạo lập văn bản .
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm trong quá trình tạo lập văn bả, để bài làm văn sau không mắc phải những lỗi về bố cục, diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả.
B – Chuẩn bị 
- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình dạy – học .
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước quá trình tạo lâp văn bản
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
GV: Chép đề lên bảng
HS: Chép đề vào vở
HĐ 2:
GV?: Xác đinh thể loại, nội dung cần làm của đề?
HS: Thể loại: Kể chuyện
 Nội dung: Một câu chuyện cảm động: Quyên góp quá tặng cho bạn nghèo; Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn
Gv: Lập dàn ý cho đề văn trên.
HS: trình bày, bổ sung, nhận xét.
HĐ 3: Nêu tóm tắt ưu và nhược điểm của Hs qua bài làm văn
GV: đọc bài làm tốt: 
GV cùng học sinh đọc một số bài làm tốt.
Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một chuỵên lí thú (Hoặc cảm động, hoặc buồn cười .) mà em gặp ở trường
I.Tìm hiểu đề:
Thể loại: Kể chuyện
 Nội dung: Một câu chuyện cảm động: Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn
II. Lập dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện. Đó là một câu chuyện cảm động.
2. Thân bài:
- Đang giờ học văn bạ Hương được báo ra cổng gặp người nhà
- Bạn trở vào với đôi mắt buồn rầu và đỏ hoe
- Cô giáo hỏi lí do, Hương cho biết bố mới bị tai nạn giao thông
- Cả lớp lặng đi vì xúc động
- Cô giáo cử hai bạn chở Hương đến bệnh viện.
- Cả lớp nhanh chóng quyên góp để giúp đỡ cho gia đình bạn ấy
3.Kết bài:
- Rất thương người bạn bất hạnh
- Thấm thía bài học về lòng nhân ái
III. Nhận xét ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
2. Nhược điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
IV. Chữa lỗi sai
Sai câu
Sai từ 
Sai chình tả
 4. Sai cách diễn đạt.
Củng cố:
Giáo viên khái quát lại một số nội dung về phần tập làm văn đã học như: liên kết trong văn bản,mạch lạc trong văn bản, bố cục trong văn bản để học sinh nhận ra được vai trò của các nội dung đó trong quá trình làm bài tập làm văn.
Đánh giá:
Hướng dẫn học sinh học bài:
- Rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau
- chuẩn bị bài tiếp theo : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
TUẦN: 05
TIẾT: 18
NGÀY SOẠN: 11/9/2010
NGÀY DẠY: 13/9/2010
TỪ HÁN VIỆT
A . Mục tiêu :
 - Học sinh hiểu thế nào là yếu tố Hán Việ, nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt .
 - Rèn kĩ năngnhận dạng, sử dụng từ ghép Hán Việt . 
 - Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ, dùng từ phù hợp.
 B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + bảng phụ .
 - Trò : Đọc , xem trước bà, trả lời câu hỏi.
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :Thế nào là đại từ? Có những đại từ nào ? Nêu vd?
 3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1:Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán việt .
H: Các tiếng :nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ?
H:Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ?cho ví dụ ?
H:Tiếng không được dùng như từ đơn thì dùng thế nào ? cho ví dụ ?
H: Các tiếng có thể dùng như từ đơn có thể dùng tạo từ ghép H.V được không? cho VD ?
 Gọi HSđọc ,thảo luận và trả lời câu (2)- Nhận xét - bổ sung .
H:Với những hiểu biết của mình em có nhận xét gì về lượng từ H.V?
H:Em hiểu yếu tô H.V là gì ?
H: Trình bày cách dùng yếu tố H.V?
Qua bài 2, em rút ra lưu ý gì ?
Gọi HSđọc toàn bộ ghi nhớ .
HĐ2:Tìm hiểu từ ghép HV.
GVđưa bảng phụ ghi các từ ghép HV trong bài tập1+2.
H:Nêu nghĩa các từ đó ?
H:Qua việc hiểu nghĩa như vậy em hãy phân biệt đâu là từ ghép đẳng lập,đâu là từ ghép chính phụ?
H:Chỉ ra yếu tố chính, yếu tố phụ trong từng từ ghép chính phụ ?
H:So vối cấu tạọ từ ghép Thuần Việt em có nhận xét gì ?
H:Qua tìm hiểu em thấy từ ghép có mấy loại ?
H:Trật tự của các yếu trong từ ghép chính phụ HV?
HĐ3 : Luyện tập .
Gọi hSđọc BT1- cho HS thảo luận (mỗi tổ một nhóm đồng âm )ghi ra phiếu học tập lớn- đưa kết quả- nhận xét- Bổ sung .
gọi HS đọc bài tập - cho HS tìm thi .
Gọi HS đọc bài tập - cho HSthảo luận,g.vđưa bảng phụ gọi HS điền.
Gọi HS đọc bài tập 5- cho HS thi làm nhanh ,thu 7- 10bài .
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt .
1.Tìm hiểu ví dụ .
1.1.Nam có thể dùng như từ đơn .
 Quốc 
 Sơn 
 Hà -> Không thể dùng như từ đơn 
Dùng để tạo từ HV - yếu tố HV
 quốc kỳ, cường quốc 
 giang sơn ,
 sơn hà ,
1.2. Thiên thư -Thiên nghĩa là trời 
 Thiên niên kỷ - Thiên nghĩa là nghìn .
 Thiên đô chiếu - thiên nghĩa là dời .
Đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau .
2.Ghi nhớ :
- Khối lượng từ H.V
- Yếu tố H.V
- Cách dùng (ghi nhớ 2)
 + Một số có thể dùng độc lập tạo từ ghép 
 + Phần lốn không được dùng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép .
- Lưu ý hiện tượng đồng âm khác nghĩa ()ghi nhớ 3 ).
II. Từ ghép Hán Việt 
 1. Tìm hiểu ví dụ 
 1.1. sơn hà Từ ghép đẳng lập 
 xâm phạm 
 giang sơn 
1.2.a.ái quốc 
 thư môn Từ ghép chính phụ 
 b.thiên thư .
 thạch mã 
 tái phạm 
(a):Trật tự giống từ ghép thuần việt .
(b)Trật tự khác (ngược )từ ghép thuần việt .
2. Ghi nhớ :
-Hai loại từ ghép Hán Việt (ghi nhớ1)
-Trạt tự các yếu tố ......(ghi nhớ 2)
III. Luyện tập 
1. Phân biệt 
- hoa 1 :bộ phận của cây .
hoa 2 :t ốt, đẹp.
- phi 1 :bay; phi 2 :trái .
phi 3 :vợ lẽ của vua 
- tham 1:ham muốn: tham 2:dự .
- gia 1: nhà; gia 2: thêm vào .
2 Tìm từ ghép 
- cư xá, cư dân, cư trú, ân cần, di cư .
- bại trận, thất bại .
4. Củng cố:
Giáo viên khái quát lại các nội dung của bài học
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn học sinh học bài:
- Học bài - Làm bài tập Tập đặt câu với một số từ .
- Xem trước bài từ Hán Việt (tt).
- Soạn bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
TUẦN: 05
TIẾT: 19
NGÀY SOẠN: 13/9/2010
NGÀY DẠY: 15/9/2010
VĂN BẢN: SÔNG NÚI NƯỚC NAM (NAM QUỐC SƠN HÀ) 
 (Lí Thường Kiệt)
PHÒ GIÁ VỀ KINH (TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ) (Trần Quang Khải)
A . Mục tiêu cần đạt:
 - Học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ " Sông núi nước Nam &Phò giá về kinh 
 - Bước đầu hiểu 2 thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt & Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 
 - Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích thơ. 
 - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc. 
 B . Chuẩn bị : 
 - Thầy : nghiên cứu SGK, SGV soạn bài. 
 - Trò : Đọc, xem trước bài, trả lời câu hỏi .
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Đọc & tìm hiểu chung văn bản Nam quộc sơn hà 
GV hướng dẫn , đọc , gọi HS đọc 
Gọi HS đọc chú thích *
H : Nêu những nét chính về tác giả , tác phẩm ?
GV đưa bảng phụ cho HS quan sát 
H : Nhận xét số câu , số chữ ở mỗi câu và cách hiệp vần của bài thơ ? 
H : Bài thơ có mấy ý lớn chia thế nào ?
Tìm hiểu văn bản 
GV đọc lại hai câu đầu 
H : N hận xét cách ngắt nhịp và giọng thơ của 2 câu thơ ?
H : Theo em 2 câu thơ đầu muốn nói gì ?
Gọi HS đọc 2câu cuối 
H : Câu 3 thuộc kiểu câu gì dùng với mục đính gì?
H : Em cảm nhận thế nào về mục đích của câu thơ 4 ?
H : Nội ý nghĩa của 2 câu thơ cuối là gì ?
H : Ngoài giá trị thơ ca bài thơ còn có ý nghĩa lịch sử nào ?
H : Ngoài biểu ý bài thơ có biểu cảm không ? Nếu có nó được bộc lộ như thế nào & đó là những tình cảm , cảm xúc gì ?
Tổng kết văn bản Sông núi nước Nam 
H : Tóm tắt lại về thể thơ & giọng điệu của bài thơ?
H : Nội dung ý nghĩa của bài thơ ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Đọc , tìm hiểu chung về văn bản Phò giá về kinh 
G.Vđưa bảng phụ ghi bài thơ,hướng dẫn ,đọc ,gọi H.S đọc 
 gọi H.S đọc chú thích *
H :Nêu những nét chính về tác giả ,tác phẩm ?
G.Vhướng dẫn H.S xem chú thích 
H :Nhận xét số câu trong bài ,số tiếng ở mỗi câu và cách hiêp vần ?
H: Bài thơ có mấy ý lớn ?Chia như thế nào ?
H.Đ5Tìm hiểu văn bản .
 Gọi H.S đọc hai câu thơ đầu.
H: Nhận xét cách dùng từ ,giọng điệu của 2 câu thơ?
(G.Vgiải thích trật tự ngược của 2chiến thắng ).
H: Hai cau thơ đầu nói lên điều gì ?
 H:Gọi HS đọc 2 câu thơ sau 
 H: Nhận xét giọng thơ của 2 câu thơ này ?
H:Em hiểu ý 2 câu thơ này là gì ?
G.V :Không nên say sưa với hào quang chiến thắng .H:Bài thơ có biểu cảm không ? Nếu có thì đó là những tình cảm ,cảm xúc gì ?
H.Đ6 Tổng kết văn bản "Phò giá về kinh".
H:Tóm tắt cách diễn đạt của bài thơ?
H:Nội dung ý nghiã của bài thơ /
 Gọi HS đọc ghi nhớ .
 A. Sông núi nước nam 
I . Đọc , tìm hiểu chung 
 1. Đọc 
 2. Chú thích 
 a. Tác giả 
 b. Tác phẩm 
 c. Từ khó 
 d. Thể thơ : Bốn câu , mỗi câu 7 chữ , hiệp vần ở câu 1, 2, 4-> Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 
* Có 2 ý lớn : + Hai câu đầu 
 + hai câu cuối
II. Tìm hiểu văn bản 
 1. Hai câu đầu :
 _ Nhịp thơ 4/3 ; giọng thơ rắn rỏi ,đanh thép 
 _ Khẳng định nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam , đã có sách trời phân định 
 2. Hai câu cuối 
 _ Câu 3 - câu hỏi -> Khẳng định 
 _ Câu 4- một lời phán xét , cảnh báo 
-> Cảnh báo , khẳng định sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù xâm lược 
=> Bài thơ tuyên bố chủ quyền đất nước & khẳng định không một thế lực nào xâm phạm được 
* Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên viết bằng thơ 
Bộc lộ sâu sắc tình yêu nước , lòng tự hào dân tộc ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật
 2. Nội dung
B. Phò giá về kinh
I . Đọc và tìm hiểu chung
 1. Đọc 
 2. Chú thích 
 a. Tác giả 
 b. Tác phẩm 
 c.Từ khó 
 d. Thể thơ : Bốn cauu , mỗi câu 5 tiếng , hiệp vần ở câu 2,4 ---> Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt 
 Bài thơ có 2 ý lớn 
II. Tìm hiểu văn bản 
 a. Hai câu đầu 
 - Hai động từ mạnh đặt ở đầu 2 câu ; 2 địa danh nổi tiếng ; 2 câu thơ đối xứng 
 - Khẳng định chiến thắng hào hùng của quân dân ta ; sự thất bại thảm hại của kẻ thù 
 b. Hai câu sau 
 Động viên tinh thần, ý thức xây dựng đất nước hoà bình ; Niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước 
* Bài thơ bộc lộ lòng tự hào đan tộc; khát vọng về cuộc sống thái bình ,thịnh trị 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật 
 2. Nội dung 
4. Củng cố:
Giáo viên khái quát lại nội dung của 2 văn bản.
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn học sinh học bài:
 - Học bài và đọc phần ghi nhớ 
- soạn bài Côn Sơn ca và Thiên Trường vãn vọng
TUẦN: 05
TIẾT: 20
NGÀY SOẠN: 13/9/2010
NGÀY DẠY: 15/9/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
 A . Mục tiêu :
 - Học sinh hiểu được nhu cầu biểu cảm &đặc điểm chung của văn biểu cảm ;phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp 
 - Rèn kĩ năngphân tích ,tổng hợp .
 - Bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp ,thoả đáng .
 B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1:Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và đặc điểm chung của văn biểu cảm .
H:Em được điểm 10, em được thưởng, em đạt H.S giỏi ...em thường có tâm trạng gì? Em muốn làm gì trong những lúc ấy ?
 - Vui ,hạnh phúc :tình cảm, cảm xúc .
 - Muốn khoe vối bố mẹ ...nhu cầu biểu cảm 
 - Lời khoe ,vui hát ...cách biểu cảm .
H:Mỗi câu ca dao trong bài bộc lộ tình cảm cảm xúc gì?
 H;Tại sao phải bộc lộ tình cảm, cảm xúc đó ?
 H: Qua tìm hiểu em khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ?
GV:Nhu cầu biểu cảm rất lớn .
H:Người ta có thể biểu cảm bằng những cáchnào ?
GV: Biểu cảm bằng lời văn là một cách phổ biến, quan trọng - văn biểu cảm .
Gọi HS đọc 2 đoạn văn .
H:Mỗi nội dung biểu đạt nội gì ?.
H:Kể cả 2 văn bản ở phần (1)em hãy nêu ý nghĩa (mục đích) khái quát của của các văn bản này ?
H: Những câu hát châm biếm vừa học có phải là văn biểu cảm không ?
H:Ta ganh ghét, đố kỵ một ai đó có phải là tình cảm ,cảm xúc không?
H:Tình cảm đó có nên tồn tại không ?có nên viết ra không ? Tại sao ?.
H:Vậy theo em tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào ?
H:Nhận xét cách biểu đạt tình cảm ,cảm xúc ở các ví dụ trong bài?
Qua đây em có nhận xét gì về cách biểu cảm ? 
H:Qua tìm hiểu em hãy cho biết :
 -Thế nào là văn biểu cảm ?
 -Văn biểu cảm còn gọi là gì ?gồm những thể loại văn học nào ?
 -Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm gì ?
 - Có những cáchbiểu cảm nào ? 
H:Nhận xét cách biểu cảm của 2 văn bản vừa học trong tuần ?
H:Phân tích các đặc điểm của văn bản biểu cảm trong hai văn bản vừa học (Nam quốc sơn hà :Phò giá về kinh ).
HĐ2:Luyện tập .
 gọi HS đọc bài tập 1 - cho hS thảo luận nhóm 2HS - Gọi hs trả lời . Nhận xét, bổ sung 
H:Phân tích các đặc điểm của văn biểu cảm trong một số văn bản đã học ?
H:Nêu một số tình huống, sự việc, đối tượng ...và cảm nghĩ của em về điều đó ?
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm .
 1Nhu cầu biểu cảm của con người .
 a.Ví dụ :
 - Câu 1:Nỗi thương xót ,buồn 
 - Câu 2:Niềm vui ,hạnh phúc 
 - Muốn biểu cảm cho người khác cảm nhận gợi sự đồng cảm -Nhu càu biểu cảm .
b. Nhu cầu biểu cảm của con người :khi có tình cảm tốt đẹp ,chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được -nhu cầu biểu cảm 
2.Đặc điểm chung của văn biểu cảm 
a.Ví dụ ;
 - Đoạn 1:Biểu hiện nỗi nhớ 
 - Đoạn 2:Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương ,đất nước .
 - Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá, khơi gợi lòng đồng cảm .
-Thường là những tình cảm đẹp .
- Đoạn 1:Gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm -Trực tiếp .
 - Đoạn 2: Miêu tả tiếng hát qua một quá trình diễn biến - Gián tiếp .
b.Ghi nhớ :
 -Văn biểu cảm là .....(ghi nhớ 1)
 -Văn biểu cảm bao gồm ....(ghi nhớ 2)
-Tình cảm trong văn biểu cảm ...(ghi nhớ 3) - Cách biểu cảm ...(ghi nhớ 4 )
1. Đoạn b là văn biểu cảm - Nó bộc lộ và khơi gợi tình cảm yêu hoa .
II. Luyện tập
4. Củng cố:
- Giáo viên khái quát lại các nội dung chính của bài học.
- Hs đọc lại phần ghi nhớ
5. Đánh giá:
6. Hướng dẫn học sinh học bài:
- Học bài - Làm bài tập 4
- Xem trước bài: Đặc điểm của văn biểu cảm; Đề văn biểu cảm và .
- Chuẩn bị bài :Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra &Bài ca Côn Sơn .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 20102011.doc