Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam ; phò giá về kinh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam ; phò giá về kinh

 Giúp học sinh :

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ.

- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Từ Hán Việt” và Tập làm văn qua bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ chữ Hán.

- Giáo dục ý chí và niềm tự hào dân tộc

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 – Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam ; phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 17:
 Văn bản: 
sông núi nước nam ; Phò giá về kinh
a/ Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong 2 bài thơ.	
- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Từ Hán Việt” và Tập làm văn qua bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ chữ Hán.
- Giáo dục ý chí và niềm tự hào dân tộc
B,Chuẩn bị
 - GV : Soạn bài; tham khảo tư liệu; bảng phụ.
 - HS : Đọc 2 bài thơ và trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra 15 phút : 
 I. Đề bài:
 Chép tiếp theo trí nhớ để hoàn thành bài ca dao sau:
 Công cha như núi ngất trời
 .
Phân tích những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao trên.
II. Biểu điểm
- Chép đúng phần còn lại của bài ca dao, trình bày đúng qui cách của một bài thơ lục bát, không sai chính tả(2 đ)
- Phân tích được những nét chính về nội dung nghệ thuật(8đ)
+Nội dung bài ca dao:Công lao vô cùng to lớn của cha mẹ với con cái và lời nhắc nhở bổn phận kẻ làm con(1đ)
 + Chỉ ra được hình ảnh so sánh: Công cha- núi ngất trời, nghĩa mẹ- nước ngoài biển đông(2đ)
+ Phân tích được giá trị tu từ của so sánh: Đó là hai hình ảnh biểu tượng cho sự rộng lớn, vĩnh hằng, bất diệt, không đo đếm được. Qua đó bài ca dao cho thấy công lao vô cùng to lớn của cha mẹ với con cái(2đ)
+ Câu cuối: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!-> Điển tích “ cù lao chín chữ” gợi sự thành kính trang nghiêm và câu cảm gọi giọng điệu tha thiết cho lời thơ. Do đó ý nghĩa khuyên răn càng tha thiết(2đ)
+ Bài học rút ra rừ bài ca dao: Ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, làm trọn bổn phận làm con(1đ )
Yêu cầu bài viết thành một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.
Nếu bài chỉ nêu được những ý chính mà không diễn đạt thành văn thì được 3 đ
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: ở chương trình ngữ văn 6, các em đã học những văn bản Văn học trung đại nào? (Truyện trung đại : con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, mẹ hiền dạy con)
 ở thời trung đại đó, nước ta còn có một nền thơ rất phong phú và hấp dẫn. Vậy thơ trung đại Việt Nam có những đặc điểm gì về nội dung và hình thức. Chúng ta sẽ cùng đến với bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Thơ trung đại Việt Nam được trình bày thông qua hình thức nào?
 (chữ viết, thể thơ?)
- HS trả lời dựa vào chú thích / SGK.
? Nêu hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
? Vậy 2 bài “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” thuộc thể thơ nào ?
- HS trả lời. 
 * GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
 - Đọc giọng chậm, chắc, hào hùng, đanh thép và hứng khởi.
(nhịp 4/3; 2/2/3 - TN; 2/3, 3/2 - NN).
Kết hợp đọc bài nào nêu nhịp thơ và chú thích bài đó).
- HS đọc à GV nhận xét.
- GV giới thiệu về tác giả bài thơ:
- 3 HS đọc phiên âm, đọc phần dịch 
dịch nghĩa, đọc thơ.
? “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta. Vậy em hiểu Tuyên ngôn độc lập là gì?
? Vậy nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này gồm mấy ý? Các ý đó tương ứng với các câu thơ như thế nào?
- HS đọc câu thơ 1 và 2.
? Có ý kiến cho rằng, đọc thơ là phải tìm được nhãn tự của câu thơ, bài thơ.
Và ở bài thơ này nhãn tự nằm ở ngay câu thứ nhất. Đó là chữ gì?
(Nam quốc: nước Nam - đó là 1 nước chứ không phải là 1 quận, huyện của Trung Hoa - (Lịch sử lớp 6).
? Như vậy ở câu thơ thứ nhất, điều gì đã được khảng định? 
? Đọc tiếp câu thơ thứ 2, em hiểu ý nghĩa câu thơ này như thế nào?
 (Chân lý này đã thành sự thật hiển nhiên trong thực tế nhưng càng được ghi chép và ấn định tại "Thiên thư". Tạo hoá - tự nhiên vĩnh hằng đã công nhận như vậy. Thuận thiên, hợp nhân là bất di bất dịch. Nhớ khi xa, cha ông ta chiến thắng quân Minh xâm lược chẳng phải nhờ thế và lực đã mạnh và đã được truyền thuyết hoá qua hình ảnh thanh gươm "Thuận Thiên" của ĐLQ đó sao.)
? Chân lý hiển nhiên và thiêng liêng đã được khẳng định. Sang câu thứ 3 và câu thứ 4, tác giả nêu điều gì?
? Em có thể diễn xuôi hai câu 3 và 4?
? Em nhận thấy giọng điệu của người viết như thế nào ?
? Qua đó thể hiện ý chí cảm xúc gì ?
? Qua việc phân tích chúng ta thấy bài thơ thiên về biểu ý nhưng đồng thời cũng đã bộc lộ cảm xúc của người viết. Vậy theo em cách biêủ cảm này lộ rõ hay ẩn kín?
(Cách biểu cảm ẩn kín. Dường như chỉ có ý tưởng, nhưng cảm xúc, thái độ mãnh liệt, ý chí sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng đó. -> Học tập hình thức biểu cảm.)
+ HS đọc, giới thiệu về tác giả bài thơ.
 + GV nhấn mạnh ý chính.
 ? Trong bài thơ, Trần Quang Khải đã nhắc tới những chiến công gì?
Cách nhắc lại chiến công như thế nào ?
(Mỗi trận thắng chỉ nêu một chiến công nổi bật. Trong thực tế trận Chương Dương xảy ra sau nhưng vị tướng lại đi từ hiện tại để gợi nhớ về chiến thắng trước.)
? Qua đó, em có thể hình dung được tâm trạng của tác giả?
- HS trả lời.
- GV diễn giảng
? Từ tâm trạng đó, tác giả muốn gửi gắm ý tưởng, suy nghĩ gì qua 2 câu thơ tiếp theo ?
 (Đó là ý tưởng thật trong sáng, giản dị, minh bạch xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim yêu nước và hùng khí của 1 nhà quý tộc, vị tướng lĩnh tài ba, nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc đời Trần. Đó là phương châm, là kế sách giữ nước và dựng nước muôn đời của cha ông ta.)
Nói như 1 nhà thơ: "Giặc đã xong rồi trời xanh thành tiếng hát" và "ta nắm tay nhau xây lại đời ta".
? Qua đó em có suy nghĩ gì về mong ước của tác giả ?
 (Tinh thần yêu chuộng hoà bình, hy vọng vào tương lai tươi sáng, tin ở sức mạnh dân tộc. Và tất cả những điều đó đã cùng tạo lên hào khí Đông A - hào khí nhà Trần).
- Như vậy cả 2 bài thơ đều thiên về biểu ý và ẩn kín cảm xúc mãnh liệt. Vậy chúng ta cần ghi nhớ những giá trị nào ở 2 bài thơ?
? Hai bài thơ đã bồi đắp trong em những tình cảm nào?
 * HS thảo luận theo nhóm nhỏ trong bàn và phát biểu ).
 * GV rút ra ghi nhớ sgk.
 I. Giới thiệu chung
* Thơ trung đại VN:
- Viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Có nhiều thể : Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ...
- Thất ngôn tứ tuyệt: 7 chữ/ câu, 4 câu. 
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: 5 chữ/ câu, 4 câu. 
*Sông núi nước Nam : thất ngôn tứ tuyệt.
*Phò giá về kinh : ngũ ngôn tứ tuyệt.
Ii. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK.
3. Phân tích:
Bài 1: Sông núi nước Nam
 (Lý Thường Kiệt).
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước.
Bài Thơ gồm 2 ý:
- ý1: khẳng định chủ quyền của dân tộc VN - câu 1, 2.
- ý2: khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc - câu 3, 4.
* Câu 1 + 2 :
- “Đế”: ý thức độc lập, bình đẳng, ngang hàng, không chịu phụ thuộc vào nước lớn.
- “Nam đế cư”: Vua nước Nam xử lý mọi công việc của nước Nam.
=> Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền của người VN, đó là điều hiển nhiên, là chân lý.
* Câu 3 + 4:
 Lũ giặc tàn ngược lại dám xâm lược, dám làm trái chân lý thì nhất định sẽ phải chuốc lấy sự thất bại thảm hại.
-> Giọng điệu hùng hồn, kiên quyết
=> Lời cảnh cáo đanh thép, kiên quyết -> thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng giữ vững chủ quyền dân tộc.
Bài 2: Phò giá về kinh
 (Trần Quang Khải).
a. Hai câu đầu 
+ Chiến thắng: Chương Dương, Hàm Tử - hai chiến công vang dội năm 1285, sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
"Lời thơ ngắn gọn, ý dồn nén súc tích mỗi trận đánh là 1 chiến công nổi bật.
=> Tâm trạng mừng vui, phấn chấn của vị 
tướng quân đầy mưu lược.
b. Hai câu cuối
+ Động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoàn cảnh hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
" ý tưởng trong sáng dản dị, minh bạch xuất phát từ trái tim yêu thương.
III. tổng kết
* Ghi nhớ : (SGK / 65, 68)
4. Củng cố kiến thức: 
- Đọc diễn cảm 2 bài thơ.
- Kể thêm những bài Tuyên ngôn độc lập khác của dân tộc ta?
( Bài “Cáo Bình Ngô” – Nguyễn Trãi; “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ Tịch 02/9/45).
- Em biết những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay ngũ ngôn tứ tuyệt nào khác?
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’ ) 
- Học thuộc lòng, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 trong 2 bài thơ?
- Nắm chắc nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Côn sơn ca ; Thiên trường vãn vọng.
 + Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK.
****************************************
 Tuần 5 – Tiết 18 
 Tiếng Việt : 
 Từ hán việt 
a/ Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
- Tích hợp phần văn qua văn bản sông núi nước nam, phò giá về kinh và tập làm văn qua bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ hán việt khi nói viết.
- Luyện tập : Tìm những từ Hán Việt có liên quan đến môi trường.
B/ Chuẩn bị
 + GV : Soạn bài tham khảo từ điển Hán – Việt; bảng phụ
 + HS : Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức :: - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Em hiểu thế nào là đại từ? Nêu các loại đại từ? Cho VD?
- Nêu các nguồn vay mượn của tiếng Việt? Cho VD về từ mượn?
à GV dẫn dắt chuyển ý sang bài mới.
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Học sinh đọc lại phiên âm bài “Nam quốc sơn hà” trên bảng phụ.
? Em hãy giải thích ý nghĩa của các tiếng: Nam, quốc, sơn, hà.
? Trong các tiếng trên, em thấy tiếng nào có thể được dùng như một từ? (Có thể dùng độc lập để đặt câu).
? Tiếng nào không thể dùng độc lập để đặt câu?
 ? Tìm những từ ghép HV có những yếu tố trên rồi đặt câu với các từ ghép đó? (quốc kỳ, sơn lâm, hà giang).
? Em hiểu nghĩa của tiếng “thiên” trong “thiên thư” là gì?
? Trong các từ ghép “thiên niên kỷ”, “thiên đô chiếu” yếu tố “thiên” có nghĩa là gì ?
? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các yếu tố “thiên” ?
* GV nhấn mạnh ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS xem lại ví dụ trong SGK.
? Hãy tìm các từ ghép HV trong 2 văn bản thơ trung đại vừa học?
? Giải nghĩa các từ ghép HV đó?
? Dựa vào kiến thức đã học về từ ghép đẳng lập và từ ghép C - P, em hãy gọi tên các từ ghép HV trên?
? Giải nghĩa của các từ “ái quốc, thủ môn, chiến thắng”. Những từ đó thuộc loại từ ghép gì ?
? Xác định yếu tố C, P trong các từ ghép đó và nhận xét về vị trí các tiếng C, P trong mỗi từ ghép?
? Các từ “Thiên thư, thạch mã, tái phạm” thuộc loại từ ghép gì ? Nhận xét về trật tự các tiếng có trong từ ghép đó ?.
? So với trật tự thông thường của từ ghép C - P Tiếng Việt thì từ ghép C– P Hán việt có điểm gì khác ?
? Vậy từ ghép HV có mấy loại ? Trât tự của các yếu tố trong từ ghép C – P Hán Việ ...  trời.
- “thiên”: (thiên niên kỷ) – nghìn.
- “thiên”: (thiên đô chiếu) – dời.
- “thiên”: (thiên vị) – nghiêng lệch.
=> Các yếu tố HV “thiên” đồng âm khác nghĩa.
3. Ghi nhớ: (SGK/69)
Ii. từ ghép hán việt
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- sơn hà: sông núi.
- xâm phạm: lấn chiếm. 
- giang san: sông núi.
=> Từ ghép HV đẳng lập.
- ái quốc: yêu nước - thủ môn: giữ cửa. 
 C P C P
- chiến thắng : cuộc chiến đấu thành công.
 C P 
à Từ ghép C – P (yếu tố C đứng trước, yếu tố phụ đứng sau)
- thiên thư : sách trời
 C P
- tái phạm: lại vi phạm 
 C P
à Từ ghép C - P (yếu tố P đứng trước, yếu tố chính đứng sau) 
3. Ghi nhớ: (SGK/70)
III. luyện tập 
1.Từ ghép Hán Việt về chủ đề môi trường. 
Bài tập 1:
1. - Hoa 1 : Chỉ sự vật, cơ quan sinh sản của cây hạt kín (hương hoa)
 - Hoa 2 : Chỉ sự phồn hoa, bóng bẩy (hoa mỹ).
2. - Phi 1 : bay (phi công).
 - phi 2 : trái với lẽ phải (phi pháp).
 - phi 3 : vợ thứ của Vua ( Vương phi).
3. - Tham 1 : ham muốn (tham lam).
 - Tham 2 : dự vào (tham gia).
4. - Gia 1 : nhà (gia đình)
 - Gia 2 : thêm vào (gia vị)
Bài tập 2:
- Quốc lộ, quốc huy, quốc ca..
- Sơn hà, giang sơn
- Cư trú, an cư, định cư
- Thảm bại, chiến bại, thất bại
Bài tập 3:
a) Chính trước phụ sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phóng hoả.
b) Phụ trước chính sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi .
Bài tập 4:
4. Củng cố kiến thức: 
 ? Từ ghép H-V có gì khác từ ghép Tiếng việt ?
- HS làm 2 câu hỏi trắc nghiêm trên bảng phụ.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc 2 ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học .
- Hoàn thiện tiếp các bài tập vào vở bài tập.
- Tìm, phân loại 1 số từ ghép Hán Việt trong văn bản “ Thiên trường vãn vọng ”.
- Đọc, xem trước bài : “Từ Hán Việt” (tiếp theo).	 
 Tuần 5 – Tiết 19 
 Tập làm văn : 
trả bài Tập làm văn số 1 
a/ Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự , về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan đến đề bài và về cách sử dụng từ ngữ, tạo câu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài.
- Qua đó, có được những kinh nghiệm và quan tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
- Rèn kĩ năng chữa lỗi; kĩ năng viết bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị 
- GV :Soạn bài ; sổ chấm bài; bảng phụ.
 - HS : Chữa lỗi sai trong bài viết.
C. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức :: - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - GV kiểm tra việc chữa lỗi ở nhà của HS
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy- trò
 Nội dung cần đạt
GV chép đề lên bảng
1HS đọc lại đề bài
? Xác định yêu cầu đề bài về :
Thể loại 
Nội dung
Ngôi kể
* HS lên bảng trình bày phần dàn ý đã chuẩn bị ở nhà :
Mở bài
Thân bài
Kết bài
? Bài viết cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
- HS trả lời : đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng
- GV nhận xét ưu điểm bài viết của HS.
- GV chỉ ra những ưu điểm cụ thể của từng bài viết và lấy VD minh họa để HS học tập.
 + Lớp 7 A
 + Lớp 7 B
- GV chỉ ra những nhược điểm của bài viết của HS
- GV lấy cụ thể bài viết HS để minh họa những nhược điểm để HS rút kinh nghiệm.
 + Lớp 7A
 + Lớp 7B
 (GV dùng bảng phụ ghi các lỗi)
 I.Đề bài:
 Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” theo lời kể của anh đội viên.
II. Yêu cầu
- Thể loại : Tự sự
- Nội dung :Kể lại nội dung câu chuyện “ Đêm nay Bác không ngủ” 
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất( Lời kể của anh đội viên)
III. Lập dàn ý
1. Mở bài: - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện hoặc giới thiệu nhân vật
2. Thân bài
Diễn biến của câu chuyện.
Tập trung kể 2 sự việc ứng với 2 lần thức dậy của anh đội viên.
3. Kết bài
 Suy nghĩ của anh đội viên về Bác Hồ
IV. Nhận xét chung
 1.Ưu điểm:
 - Phần lớn bài viết đã kể được câu chuyện theo yêu cầu.
- Một số bài viết đã biết xây dựng sự việc, có sáng tạo trong khi kể(7A: Hạ, Trần Nam, Hằng , 7B: Oanh, Hà)
- Đã biết đan xen yếu tố miêu tả và biẻu cảm vào bài viết.
- Một số bài viết lưu loát, xúc động.
 2. Nhược điểm 
- Nhiều bài viết còn sơ sài 
- Chưa biết đặt tình huống cho câu chuyện. Trình tự sắp xếp còn chưa lô gíc; viết còn lan man chưa tập trung vào làm nổi bật câu chuyện.
- Một số em chưa phân biệt bố cục 3 phần một cách rõ ràng - Chữ cẩu thả khó đọc; sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt lủng củng; viết tắt tùy tiện, viết hoa không đúng quy định (7a: Hai, Tuấn, Huynh, Phong, Chiến, 7b: Bùi Sơn, Cường, Nam, Tùng, Khánh)
V. Chữa lỗi
Lỗi sai
Nguyên nhân
Cách sửa
Câu truyện
Chên đường
Sợ xệt 
Lo nắng
 - ...
 - Lòng xôn xao
 - Đã gần 60 năm trôi qua, nhưng kí ức của tôi về Bác Hồ, qua đêm ở rừng.
Chính tả
Dùng từ
Diễn đạt, câu
Câu chuyện
Trên đường
Sợ sệt
Lo lắng
- Xốn xang
- Đã gần nhiều năm trôi qua, Bác Hồ không còn nữa nhưng kỉ niệm về Người vẫn còn sống mãi trong kí ức tôi.
 - GV cho HS đọc lại những từ ngữ gợi cảm, những hình ảnh gây ấn tượng.
 - HS trao đổi bài chéo cho nhau, cùng đọc, cùng rút kinh nghiệm.
 VI. Kết quả cụ thể:
 Điểm
Lớp
2
3
4
5
6
7
8
7A
7B
4. Củng cố kiến thức: 
 Đọc bài đạt điểm cao : - Hạ
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tự sửa bài của mình.
- Đọc tham khảo 1 số bài văn mẫu.
- Làm đề số 2 sgk.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo : Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
 + Đọc Ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
Tuần 5 – Tiết 20 
 Tập làm văn : 
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm 
a/ Mục tiêu cần đạt 
 Giúp học sinh :
 - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
 - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
- Tích hợp với phần văn qua văn bản “Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh” và phần Tiếng Việt qua bài “Từ Hán Việt”.
- Bước đầu có kĩ năng nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết kiểu văn bản này.
 B / Chuẩn bị 
 * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
 * GV : +Sưu tầm một số bài thơ, văn mang nội dung biểu cảm.
 + Soạn bài, bảng phụ.
C. Tiến trình hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Thế nào là văn miêu tả ? Để làm tốt thể văn miêu tả, người viết cần có năng lực gì ? 
	’ Giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người 
	’ Người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh.
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Đọc các tác phẩm “Cổng trường mở ra, mẹ tôi” chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi bùi ngùi, xúc động trước những tình cảm của con người. Đó chính là tác dụng của văn biểu cảm đem lại. Vậy văn biểu cảm là như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về kiểu loại văn này.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ các câu ca dao và yêu cầu HS đọc.
? Em thấy mỗi câu ca dao trên bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì ?
? Hai bài ca dao trên đã sử dụng thể văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm viết ra nhằm để làm gì ?
- *HS rút ra kết luận dựa vào VD vừa phân tích .
? Qua VD trên, em hiểu thế nào là văn biểu cảm ?
? Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ?
? Người ta biểu cảm bằng những cách nào ?
* HS thảo luận - phát biểu 
? Vậy em hiểu thế nào là văn biểu cảm ? Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm ? 
* GV lưu ý :
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm nhiều thể loại ( thơ, truyện, ca dao ) 
? Trong thư từ gửi cho người thân, bạn bè em có sử dụng văn biểu cảm không ? Với mục đích gì ?
- HS nêu ý kiến.
* 1 HS đọc 2 đoạn văn mục 2 ( SGK – 72)
? Hai đoạn văn này biểu đạt những nội dung gì ?
? Cách biểu đạt có gì khác so với VB tự sự và miêu tả ?
? Cũng là cách biểu cảm nhưng cách biểu cảm của 2 đoạn văn trên có gì khác nhau ?
? Qua VD trên, theo em thì tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm như thế nào ?
? Theo em những tình cảm như thế nào mới là tình cảm đẹp và thấm nhuần tư tưởng nhân văn ?
* HS phát hiện - trả lời.
? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? có mấy cách biểu cảm ?
- HS rút ra nhận xét.
* GV chốt ý, rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
1 HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
? So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm ? vì sao ?
- HS suy nghĩ làm bài – trả lời.
- GV chia lớp thành 2 nhóm - yêu cầu làm trên phiếu học tập. 
? Chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ 
“ Sông núi nước Nam ” và “Phò giá về kinh ” ?
- HS làm theo nhóm trên phiếu học tập
- GV thu phiếu và xử lí phiếu ngay tại lớp.
’ GV nhấn mạnh cho HS : Cả 2 bài đều biểu cảm trực tiếp , không thông qua các phương tiện trung gian ( miêu tả, kể chuyện)
I / Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 
1) Nhu cầu biểu cảm của con người: 
a) Ví dụ : 
b) Nhận xét :
- Bài ca dao 1 : Nỗi đau xót, oan ức của thân phận những con người nghèo khổ.
- Bài ca dao 2 : Ngợi ca đất nước, con người.
’ Để biểu đạt cảm xúc và khêu gợi đồng cảm nơi người đọc.
c) Kết luận :
 Văn biểu cảm :
- Nhằm biểu đạt cảm xúc và khêu gợi tình cảm của người đọc.
- Khi có những tình cảm tốt đẹp muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được.
- Có nhiều cách : Làm thơ , làm văn , viết thư 
2. Đặc điểm chung của văn bản biểu cảm
a) Ví dụ :
b) Nhận xét :
- Đoạn 1: nỗi nhớ bạn gắn với những kỉ niệm. à Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng .
- Đoạn 2: tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. à Thông qua miêu tả bày tỏ cảm xúc.
’ Phải là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
’ Đó là tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, ghét những thói tầm thường, độc ác.
c) Kết luận :
- Tình cảm trong văn biểu cảm 
- Có 2 cách biểu cảm :
+ Biểu cảm trực tiếp.
+ Biểu cảm gián tiếp (thông qua tự sự, miêu tả) 
3) Ghi nhớ : ( SGK - 73 )
II / Luyện tập 
Bài tập 1
- Đoạn (a) : Chỉ kể và tả thuần tuý.
- Đoạn (b) : Từ tả, kể ’ biểu hiện và khêu gợi tình cảm yêu hoađể mong được sự đồng cảm ( có yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức để khêu gợi, bày tỏ cảm xúc ).
’ Như vậy đoạn văn (b) là văn biểu cảm.
Bài tập 2
Nhóm 1 : Bài “ Sông núi nước Nam ”
- Biểu cảm trực tiếp : Niềm tự hào về 1 đất nước có chủ quyền và niềm tin vào sức mạnh chiến thắng.
Nhóm 2 : Bài “ Phò giá về kinh ”
- Biểu cảm trực tiếp: Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình.
 4. Củng cố kiến thức :	
 	? Thế nào là văn biểu cảm ? So sánh với văn miêu tả và tự sự ?
 ? Tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm như thê nào ? Biểu cảm bằng những cách nào ?
 ? Kể tên những văn bản biểu cảm mà em đã học ?
 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm tiếp bài tập 3 , 4 ( SGK ) và bài tập ( SBT ).
 - Soạn bài : “ Côn sơn ca ” và “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ”. 
 + Đọc, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong SGK.
Ngày 5 tháng 10 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc