Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (Tiếp)

1.1. Kiến thức:

-Hiểu biết ban đầu về thơ trung đại.

-Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

-Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước kẻ thù xâm lược.

-Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.

-Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dan tộc ta thời đại nhà Trần.

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Văn bản: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÔNG NÚI NƯỚC NAM
HDTH: PHÒ GIÁ VỀ KINH
TUẦN 5
Tiết 17
Văn bản	 
Ngày dạy: 11/9/2012
1. MỤC TIÊU: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
-Hiểu biết ban đầu về thơ trung đại.
-Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước kẻ thù xâm lược.
-Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
-Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dan tộc ta thời đại nhà Trần. 
1.2. Kĩ năng: Rèn kĩõ năng
-Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Đọc- hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
* KÜ n¨ng sèng: - Giao tiÕp: trao ®ỉi, tr×nh bµy suy nghÜ vỊ niỊm tù t«n d©n téc vµ ý chÝ quyÕt t©m chiÕn th¾ng kỴ thï x©m l­ỵc; ý thøc tù c­êng cđa d©n téc, ý chÝ quyÕt t©m chiÕn th¾ng kỴ thï x©m l­ỵc vµ kh¸t väng th¸i b×nh thÞnh trÞ cđa d©n téc ta.
- X¸c ®Þnh gi¸ trÞ b¶n th©n: cã tr¸ch nhiƯm víi vËn mƯnh ®Êt n­íc, d©n téc.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước cho HS.
2. TRỌNG TÂM: Nội dung, nghệ thuật hai bài thơ.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV : -Đọc phân tích văn bản.
 -Bảng phụ ghi nội dung thảo luận, củng cố luyện tập..
3.2. HS: - Đọc trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản vào vở soạn. 
	 - Xem chú thích SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV kiểm tra sỉ số HS 
 Lớp 7A1: / Lớp 7A2: / Lớp 7A3: / 
4.2: Kiểm tra bài miệng:
Câu 1: ? Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? (6đ)
HS đọc thuộc lòng những câu hát than thân.
Câu 2: Tiết học hơn nay, ta tìm hiểu về những văn bản nào? ( 2đ)
- Sơng núi nước Nam, Phị giá về kinh.
GV kiểm tra vở soạn của HS (2đ)
4.3: Bài mới:
Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung	
(?) Em hiĨu g× vỊ th¬ trung ®¹i?
Hoạt động 1: Đọc- hiểu văn bản
* Sông núi nước Nam:
GV hướng dẫn HS đọc: chú ý thể hiện được sự hùng hồn của bài thơ. 
GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
GV yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ, các yếu tố hán việt trong bài.
(?) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?	
(?) Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
HS trả lời, GV chốt.
GV treo bảng phụ: nguyên văn chữ hán bài thơ.
- Nam quốc sơn hà là một bài thơ chữ Hán viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt .
(?) Hãy nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
- Một thể thơ Đường luật qui định mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ, gieo vần ư ở cuối câu 1, 2, 4.	
(?) Em hãy nêu nội dung của 2 câu thơ đầu?
- 2 câu đầu: Nước Nam là của người Nam có vua riêng, được sách trời định sẵn, rõ ràng.
HS thảo luận nhóm, trình bày.	
GV nhận xét, chốt ý.	
(?) Từ “đế” và “vương” đều có nghĩa là vua nhưng tại sao tác giả không dùng “vương” mà dùng “đế”?
- “đế” là vua của một nước lớn, “vương” là vua của một nước phụ thuộc " Tác giả xưng “đế” thể hiện rằng nước Nam không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào. 
GV chốt: 2 câu thơ khẳng định chủ quyền của dân tộc, bằng cách biểu đạt chắc nịch, rành rẽ giọng điệu thể hiện sự tự hào hiên ngang, chân lý đúng đắng nước Nam là của người Nam ở, có vua Nam cai trị, đó là điều hiển nhiên đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
(?) Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ cuối?
 -Chắc nịch, hùng hồn, quả quyết.
(?) Nếu 2 câu đầu khẳng định chủ quyền của dân tộc thì 2 câu thơ sau bằng giọng điệu hùng hồn, tác giả đã khẳng định điều gì? ? Thái độ của tác giả ở hai câu cuối như thế nào?
HS trao đổi, trả lời – GV nhận xét.
GV diễn giảng: Tiệt nhiên (là hiển nhiên không khác được) như hà  nhữ đẳng (nếu như  chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại). Khẳng định sự bất khả xâm phạm của kẻ thù đối với độc lập chủ quyền của dân tộc và ý chí kiên quyết bảo vệ Tồ quốc và độc lập dân tộc. Bằng thái độ rõ ràng, quyết liệt, coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”; chỉ rõ bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
(?) Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS trao đổi, trả lời – GV nhận xét.
-Sử dụng thể thơ thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
-Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
-Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ giõng dạc, hùng hồn đanh thép.
(?) Nêu ý nghĩa của bài thơ?
HS nêu ngắn gọn ghi nhớ SGK/tr 65
 (?) Sông núi nước Nam được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là Tuyên ngôn độc lập?
-Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và
 khẳng định không 1 thế lực nào xâm phạm.
* Phò giá về kinh:
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa sai.
GV yêu cầu HS giải thích nghĩa các yếu tố:sáo, quan, vạn cổ GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của các yếu tố hán việt trong nhan đề “ Tụng giá hoàn kinh sư”.
(?) Nêu vài nét chính về tác giả Trần Quang Khải ? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
HS trả lời, GV diễn giảng.
- Dưới thời Trần, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang. Thượng tướng thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là người có công lờn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này. Đây cũng là một trong số những bài thơ tỏ chí của văn học trung đại, gười viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng, tình cảm qua tác phẩm.
(?) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Đặc điểm, cách gieo vần của thể thơ như thế nào?
HS trả lời- GV nhận xét.
-Ngũ ngôn tứ tuyệt: một bài thơ Đường luật qui định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có năm tiếng, có niêm luật chặt chẽ, gieo vần “an” ở cuối câu 2, 4..
Thảo luận nhóm: 5 phút
GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận, trình bày- GV nhận xét.	
 Nhóm 1: Em hãy nêu nội dung chính của hai câu thơ đâu? Tác giả muốn nói gì khi kể về những chiến thắng oanh liệt ở Chương Dương và Hàm Tử?
HS trả lời- GV nhận xét.
-Hào khí của dân tộc ta thời Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên xâm lược: chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương " Tự hào về chiến thắng.
Nhóm 2: Theo tác giả để giữ vững thái bình thịnh trị của nước nhà thì phải làm như thế nào? Qua đó em có nhận xét gì về tác giả Trần Quang Khải?
HS trả lời- GV nhận xét.
- “tu trí lực” "phương châm giữ nước vững bền.
-Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị, sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững nề hòa bình, bảo vệ đất nước.
Nhóm 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS trao đổi, trả lời – GV nhận xét.
-Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô động, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
-Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
-Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả. 
-Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào. 	
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của bài thơ?
HS nêu ngắn gọn ghi nhớ SGK/tr 68
HS đọc phần đọc thêm SGK/ Tr65, 68 - 69.
1.Tìm hiểu chung
- Th¬ trung ®¹i ViƯt Nam ®­ỵc viÕt b»ng ch÷ h¸n vµ ch÷ n«m cã nhiỊu thĨ : Th¬ ®­êng luËt , song thÊt lơc b¸t .. §­êng luËt lµ luËt th¬ cã tõ ®êi §­êng ë Trung Quèc.
2.Đọc- hiểu văn bản:
* Sông núi nước Nam:
a. Đọc:
b. Chú thích:
* Giải thích yếu tố Hán Việt:
-8 yếu tố Hán. 
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Tống của Lí Thường Kiệt.
* Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt
c. Nội dung:
-Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
-Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc 
d. Nghệ thuật:
-Sử dụng thể thơ thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
-Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
-Giọng thơ giõng dạc, hùng hồn đanh thép.
3. Ý nghĩa:
-Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
 * Ghi nhớ : SGK/ Tr65.
* Phò giá về kinh:
a. Đọc
b .Chú thích:
* Giải thích yếu tố Hán Việt:
-8 yếu tố Hán. 
* Tác giả- tác phẩm:
-Bài thơ được Trần Quang Khải viết khi đi đón vua về Thăng Long.
* Thể thơ:
-Ngũ ngôn tứ tuyệt
c. Nội dung:
-Niềm tự hào về chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. 
-Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
-Sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững nề hòa bình, bảo vệ đất nước.
d. Nghệ thuật:
-Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô động, hàm súc.
-Diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng
-Nhịp thơ phù hợp, giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào.
3. Ý nghĩa:
- Hào khí chiến thắng và khát vọng về một 
đất nước thái bình thịnh trịcủa dân tộc ta ở thời nhà Trần.
 * Ghi nhơ ù: SGK/68.
4. 4: Câu hỏi, bài tập củng cố: 
* Câu hỏi:GV treo bảng phụ:
* Đánh dấu “x” vào những câu mà em cho là điểm tương ...  cđa b¶n th©n vỊ c¸ch viÕt v¨n miêu tả.
1.3. Thái độ:
- RÌn ý thøc phª vµ tù phª cho HS.
2. TRỌNG TÂM: bài làm của HS
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV : - GV chấm bài, phát bài cho HS.
3.2. HS: - Xem lại bài làm, sửa lỗi.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV kiểm tra sỉ số HS 
 Lớp 7A1: / Lớp 7A2: / Lớp 7A3: / 
4.2: Kiểm tra bài miệng:
Khơng KT
4.3: Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
1. Đề bài:	
- Gọi HS đọc lại đề, GV ghi đề bài lên bảng.
2.Phân tích đề:
* Xác định yêu cầu của đề bài, thể loại?
- Thể loại: Miêu tả.
- Yêu cầu: Tả về người bạn thân của em.
3. Nhận xét bài làm của HS.
Ưu điểm:
- Một số em đáp ứng yêu cầu đề, ND tương đối 
hoàn chỉnh, có những lời văn, câu văn hay.
- Một số HS trình bày rõ ràng, chữ viết đẹp, cẩn 
thận.
GV nêu ra một số em khá tốt.
GV đọc bài văn, đọan văn hay cho cả lớp tham khảo.
Tồn tại:
- Còn 1 số bài làm sơ sài,tả về hình dáng, tính tình chưa hoàn chỉnh.
- Một số em dùng từ, đặt câu chưa chính xác, sai 
nhiều lỗi chính tả.
GV nêu ra một số em còn chưa đạt.
 GV đọc các bài chưa đạt.
4. Điểm, tỉ lệ.
GV công bố điểm ,tỉ tệ cho cả lớp biết.
-Dưới TB:
-Trên TB:
5.Phát bài:
GV gọi đại diện 1 em học sinh lên phát bài cho các bạn.
6. Dàn bài:
GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài theo yêu cầu của đề bài.
 Gọi HS lập dàn bài.
GV treo bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
Gv nhận xét,sửa sai
* Phần mở bài cần giới thiệu điều gì?	
* Phần thân bài tả như thế nào?	 
* Phần kết bài ra sao?	
7. Sửa lỗi sai.	
	GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.	 
	HS sửa.	 
	GV nhận xét, sửa sai.	
Đề: Tả chân dung một người bạn thân của em
*Dàn bài:
1. Mở bài:(2đ)
- Giới thiệu khái quát người bạn thân của em.
2. Thân bài:(6đ)
 -Miêu tả chi tiết hình ảnh bạn em
+ Ngoại hình.
+ Cử chỉ, hành động
+ Lời nói, việc làm
+Kỷ niệm giữa em và bạn
3. Kết bài:(2đ)
- Nêu cảm nghĩ của em đối với người bạn đó.
*Sửa lỗi:
- Sửa lỗi chính tả.
Xuyên năngà siêng năng
Dản dịà giản dị.
Diệu hiềnà dịu hiền
Khuông mặtà khuôn mặt
Đùa dỡnàđùa giỡn
- Sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
+ Vào năm học mới em được biết 1 người bạn đó là bạn Nghĩa.
àVào năm học mới em quen1 người bạn mới, đó là bạn Nghĩa.
+ Bạn ấy tính nết hay đùa giỡn nhưng lại hay giúp đỡ mọi người.
àBạn ấy rất vui tính và thường giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn .
4. 4: Câu hỏi, bài tập củng cố: 
GV nhắc nhở HS khắc phục các khuyết điểm, phát huy ưu điểm ở bài sau.
4.5: Hướng dẫn học sinh tự học: 
* Đối với tiết học này:
-Xem lại kiểu bài văn miêu tả.
* Đối với tiết học tiếp theo:
-Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”: Trả lời câu hỏi SGK
+ Nhu cầu biểu cảm của con người.
+ Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
*Ưu điểm:
 - Nội dung:	
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng ĐDDH, TBDH:	
*Tồn tại:
 - Nội dung:	
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng ĐDDH, TBDH:	
 *Khắc phục:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.
Tiết 20
Tập làm văn	 
Ngày dạy: 14/9/2012
1. MỤC TIÊU: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong bản biểu cảm.
1.2. Kĩ năng: Rèn kĩõ năng
* KÜ n¨ng bµi d¹y: NhËn biÕt ®Ỉc ®iĨm chung cđa v¨n biĨu c¶m & hai c¸ch biĨu c¶m trùc tiÕp & biĨu c¶m gi¸n tiÕp trong c¸c v¨n b¶n biĨu c¶m cơ thĨ . §ång thêi biÕt t¹o lËp VB cã sư dơng yÕu tè biĨu c¶m.
* KÜ n¨ng sèng: 
- Giao tiÕp: tr×nh bµy ý t­ëng, trao ®ỉi vỊ ®Ỉc ®iĨm c¸h t¹o lËp bµi v¨n biĨu c¶m.
- øng xư: biÕt sư dơng v¨n b¶n biĨu c¶m víi mơc ®Ých giao tiÕp, hoµn c¶nh giao tiÕp vµ ®èi t­ỵng giao tiÕp.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS sÏ rung ®éng biĨu c¶m tr­íc mét vÊn ®Ị nµo ®ã.
- Lồng ghép giáo dục môi trường.
2. TRỌNG TÂM: bài làm của HS
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV : - Khái niệm văn biểu cảm.
 - Đặc điểm văn biểu cảm.
 - Bảng phụ ghi ví dụ 1.
3.2. HS: - Soạn bài theo nội dung SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV kiểm tra sỉ số HS 
 Lớp 7A1: / Lớp 7A2: / Lớp 7A3: / 
4.2: Kiểm tra bài miệng: 
GV kiểm tra vở soạn của HS
4.3: Bài mới:
Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm đối với cảnh, với vật, với người. Tình cảm con người lại rất phức tạp và phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm. 
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK/71
Gọi HS đọc 
(?) Câu ca dao 1 thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- Sự đồng cảm, thương xót cho con cuốc cứ kêu 
hoài, kêu mãi mà người đời vẫn không nghe, không chú ý.
(?) Câu ca dao 2 thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
- Cảm xúc hạnh phúc của tác giả- 1 người đang đứng giữa cánh đồng dưới nắng mai ấm áp thấy mình như chẽn lúa đồng đồng được phơi mình tự do dưới ánh nắng ấy.
(?) Người ta biểu lộ tình cảm để làm gì?
- Để người khác hiểu và đồng cảm với mình.
(?) Vậy theo em lúc nào người ta cần làm văn biểu cảm?
- Khi có những tình cảm đẹp chất chứa muốn biểu hiện, thổ lộ cho người khác biếtà biểu cảm, có thể là ngô ngữ nói hoặc bằng ngôn ngữ viết.
(?) Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là văn biểu cảm?
HS trả lời. Gv nhận xét.
(?) Theo em văn biểu cảm còn gọi là gì?
-Văn thơ trữ tình
Gọi HS đọc ví dụ trên bảng phụ.
“Công cha nặng lắm ai ơi.
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
(?) Sử dụng biểu cảm bằng thể loại nào?
- Ca dao
(?) Ngoài ca dao, người ta còn có thể biểu cảm bằng phương tiện nào?
- Thơ, văn, những bức thư.
GV chốt ý.	
Gọi HS đọc ví dụ SGK./72
GV cho HS thảo luận 1 phút,theo bàn.
HS thảo luận trình bày, các nhóm nhận xét- GV bổ sung chốt ý.
(?) Đoạn văn 1 biểu đạt nội dung gì?
- Nỗi nhớ bạn bè và nhắc lại những kỷ niệm.
(?) Đoạn văn 2 biểu đạt nội dung gì?
- Tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương đất nước.
(?) Nội dung 2 đoạn văn trên có gì khác với nội dung của đoạn văn bản tự sự và miêu tả?
- Nội dung không kể, không miêu tả 1 việc gì hoàn chỉnh mà chỉ chú ý đến đặc điểm tình cảm. 
(?) Em có nhận xét gì về tình cảm trong hai đoạn văn trên?
-Đó là những tình cảm đẹp, vô tư, trong sáng, giàu tính nhân bản.
(?) Ở đoạn 1, 2 tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
- Đoạn 1: Thương nhớ ơi, thế mà, xiết bao mong 
nhớàbiểu hiện trực tiếp.
- Đoạn 2: Các chuỗi hình ảnh tiếng hát đêm khuya trên đài, tiếng hát tâm tình, tiếng hát cô gái, tiếng hát quê hươngà biểu hiện gián tiếp.
(?) Như thế sự khác nhau giữa 2 cách biểu hiện ở đây như thế nào?
 HS trả lời.	
(?) Thế nào là biểu cảm trực tiếp?
- Là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa thầm kín bằng cách dùng những từ ngữ trực tiếp (tiếng kêu,lời than) gợi tình cảm ấy.
(?) Thế nào là biểu cảm gián tiếp?
- Là cách thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua 1 phong cảnh, 1 câu chuyện, 1 sự việc hay 1 suy nghĩ nào đó mà không gọi bằng tình cảm đó ra (sử dụng biện pháp tự sự miêu tả).
(?) Thế nào là văn bản biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
HS trả lời, GV chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Thảo luận nhóm:5 phút
(?) Trước thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm nghiên trọng, liên hệ với địa phương em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của mình?
 HS thực hiện, GV chọn nhóm làm nhanh nhất trình bày đoạn văn, GV sửa, tuyên dương nhóm là tốt.
GV liên hệ giáo dục môi trường.
Hoạt động 2: Luyện tập.	
Gọi HS đọc BT1, 2.	
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm bài tập.
GV nhận xét,sửa sai
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người:
Là văn được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
- Bao gồm nhiều thể loại văn học: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút
- Văn biểu cảm thường biểu lộ những tình cảm, cảm xúc, thường thấm nhuần tư tưởng nhân văn của con người.
- Có hai cách biểu cảm:
- Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp.
- Đoạn 2: Biểu cảm gián tiếp.
* Ghi nhớ: SGK/72.
II. Luyện tập:
BT1: Nhận biết đoạn văn biểu cảm.
b. Văn biểu cảm, vì sử dụng ngữ điệu cảm thán.
-Nội dung: lời yêu thích của tác giả đối với hoa hải đường, đó là tình cảm chân thật mộc mạc trước vẻ đẹp của loài hoa này.
BT2:Xác định nội dung biểu cảm trong 1 văn cụ thể.
- Cả 2 bài đều là biểu cảm trực tiếp.
BT3:Kể tên một số văn bản biểu cảm đã học.
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
-Những câu hat về quê hương đất nước
4. 4: Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu hỏi: Văn biểu cảm còn gọi là văn gì? Gồm các thể lọai nào?
- Văn trữ tình, bao gồm các thể lọai: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút
4.5: Hướng dẫn học sinh tự học: 
* Đối với tiết học này:
-Học thuộc ghi nhớ, làm BT 3 SGK/ Tr74
-Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản.
-Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiểu văn bản biểu cảm đã học.
* Đối với tiết học tiếp theo:
-Soạn bài: Hướng dẫn đọc thêm “ Côn Sơn ca”, “Thiên trường vãn vọng” 
Trả lời câu hỏi SGK/ Tr 76-77; Tr80-81
5. RÚT KINH NGHIỆM:
*Ưu điểm:
 - Nội dung:	
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng ĐDDH, TBDH:	
*Tồn tại:
 - Nội dung:	
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng ĐDDH, TBDH:	
*Khắc phục:
 - Nội dung:	
 - Phương pháp:	
 - Sử dụng ĐDDH, TBDH:	
***************************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc