Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm

A- Mục tiêu cần đạt :

* Giúp HS :

- Hiểu rõ thế nào là văn biểu cảm và văn biểu cảm xuất phát từ nhu cầu biểu cảm của con người

- Hiểu được thế nào là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. Phân biệt được yếu tố đó trong văn biểu cảm

B – Chuẩn bị

- GV : SGK + SGV + bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 20: Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/09/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 05 - Tiết: 20
Tìm hiểu chung về 
văn bản biểu cảm
A- Mục tiêu cần đạt :
* Giúp HS :
- Hiểu rõ thế nào là văn biểu cảm và văn biểu cảm xuất phát từ nhu cầu biểu cảm của con người 
- Hiểu được thế nào là biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. Phân biệt được yếu tố đó trong văn biểu cảm 
B – Chuẩn bị 
- GV : SGK + SGV + bài soạn
- HS: SGK + Vở ghi 
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Qúa trình tạo lập văn bản gồm mấy bước?Kể tên từng bước?
Gợi ý: 	 4 bước.	
Câu 2: Khi tạo lập văn bản phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Dàn bài đó:
	A. Phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.
	B. Những câu đó phải liên kết chặt chẽ với nhau.
	C. Chỉ cần tìm đủ ý và sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý.
	D. Chọn A và B.	
Gợi ý: C
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Văn biểu cảm là gì ? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào ? và nó có những cách biểu hiện nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay nhé .
* HĐ2- Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
¯Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
*NL1/T71: GV cho HS xem 1 số bài thơ, bài báo có nội dung biểu cảm
- Từ những tài liệu vửa xem em có suy nghĩ gì về nhu cầu biểu cảm của con người ?
- Người ta có thể biểu hiện tình cảm bằng những cách nào
- Một bức thư có phải là một văn bản biểu cảm không ?
- Hãy kể 1 số bài văn biểu cảm hay mà em đã được học ?
* ML1,2/T72:
- Gv sử dụng bảng phụ có 2 đoạn văn ( 72 ) 
- Hãy đọc 2 đoạn văn trên. Cho biết 2 đoạn văn ấy biểu đtạ những nội dung gì ?
( Đoạn 1 : Nỗi nhứ bạn, nhớ lại những kỉ niệm.
Đoạn 2 : Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước )
- Gọi 2 văn bản trên là văn bản biểu cảm. Em hiểu thế nào là văn bản biểu cảm.
- Nội dung chủ yếu trong văn biểu cảm có gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ?
( Tự sự : kể chuyện 
Miêu tả: Tả cảnh vật con người
Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc )
- ở 2 đoạn văn trên; đoạn 1 : không kể 1 chuyện gì hoàn cảnh dù có gợi lại những kỷ niệm
Đoạn 2: Có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả nhưng mục đích là gợi lên cảm xúc )
Em có nhận xét gì về yếu tố tình cảm trong văn biểu cảm ?
- Cách biểu đạt tình cảm ở 2 đoạn văn trên có gì khác nhau ?
( Cách biểu cảm khác nhau.
Đoạn 1: người viết nói thẳng tình cảm, cảm xúc của mình- những câu cảm, câu hỏi..)
Đoạn 2: Thể hiện tình cảm gắn bó, tình yêu quê hương đất nước thông qua miêu tả tiếng hát )
(GVgiảng thêm về 2 loại biểu cảm; Đồng thời cho HS thấy trong cùng một văn bản, đoạn văn này biểu cảm trực tiếp, đoạn văn khác biểu cảm giáp tiếp 
- Hai VB: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh “ là VB biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ? ( trực tiếp ) 
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- So sánh 2 đoạn văn ? Xác định đoạn văn biểu cảm và chỉ ra nội dung biểu cảm 
- Khoanh tròn chữ số thuộc văn bản biểu cảm?
I- Bài học 
1, Nhu cầu biểu cảm của con người;
- Biểu cảm là lĩnh vực rộng lớn, gắn bó với toàn bộ đời sống con người
- Phương tiện biểu cảm: Bài thơ, bài văn, bức thư, bản nhạc.
2, Khái niệm : Văn bản BC là văn bản biểu đạt tình cảm, cảm xúc suy nghĩ của người viết đối với con người, cảnh vật, quê hương, đất nước
3, Đặc điểm chung của văn biểu cảm
Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, trong sáng vô tư, gìau gía tr ị nhân văn
- Có 2 cách BC :
 - Biểu cảm trực tiếp: người viết nói thẳng tình cảm, cảm xúc tình cảm của mình không qua 1 phương tiện chung gian như miêu tả tự sự )
 - Biểu cảm gián tiếp: Người nói, viết bày tổ tình cảm thông qua các phương thức biểu đạt khác ( TS,MT)
* Ghi nhớ: SGK ( 73 )
 Luyện tập
Bài tập 1: Đoạn 2 là văn BC vì đoạn văn bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu quý loài hoa hải đường của tác giả ?
 - Nội dung biểu cảm
+ “ Rộ lên hàng trăm đóa.. chào hạnh phúc ,
+ Hải đường rạng rỡ, nồng nànmá lúm đồng tiền “ 
- Cách BC; trực tiếp
Bài tập 2; BT trắc nghiệm
Khoanh tròn trước chữ số đứng trước VB thuộc VB BC 
1, Xã luận 5, Điện mừng
2, Thư chúc tết 6, Nhắn tin
3, Tuỳ bút 7, Thơ trữ tình
4, Cảm xúc mùa xuân 8, Bài hát
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
+ Văn bản biểu cảm là gì ? Cách biểu hiện của văn bản biểu cảm
2- HDVN
- Làm bài tập 2,3, 4 ( 74 )
- Viết đoạn văn cảm xúc với chủ đề : cảm xúc mùa xuân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc