I.Mục tiêu cần đạt :
Giúp hs hiểu :
Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và sự hòa nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài Côn Sơn.
II. Chuẩn bị
Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
HS: SGK, soạn bi, học bi
Tuần 6: Ngày soạn 27/09/09 Tiết 21: Ngày dạy 30/09/09 BÀI CA CÔN SƠN ( Nguyễn Trãi) BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA. Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông) (Hướng dẫn đọc thêm) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs hiểu : Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và sự hòa nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài Côn Sơn. II. Chuẩn bị Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học HS: SGK, soạn bài, học bài III. Tiến trình dạy và học : 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài “ Sông núi nước Nam”? Nêu nội dung của bài. ? Đọc và nêu nội dung bài “ Phò giá về kinh”? 3.Bài mới : Giới thiệu bài: Bài ca Côn Sơn ta sẽ cảm nhận được tâm hồn và tính cách của Nguyễn Trãi, một danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa văn học lớn hàng đầu của lịch sử văn hóa, văn hóa dân tộc, từng được Unescô công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Có thể nói Côn Sơn ca là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn sẽ đem lại cho ta những điều lý thú và bổ ích : “ Bài ca Côn Sơn”. VĂN BẢN: CƠN SƠN CA Hoạt động G -H Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. G: gọi H đọc bài G: Gọi H đọc phần chú thích * sgk G: ? Em hãy cho biết những nét chính vế cuộc đời tác giả? G: ? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? H: Trong thời gian ông bị nghi ngờ, chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn. G : Nguyên tác của bài thơ là bằng chữ Hán và theo thể thơ khác nhưng ở đây đã được dịch sang thể thơ lục bát G: ? Em hãy nói vài hiểu biết của em về thể thơ lục bát ? G : Lục bát là một câu 6 chữ tiếp theo 8 chữ Vần : chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 Cụ thể : rầm với cầm, êm với nêm à bằng. Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc, tìm chú thích G hướng dẫn H cách đọc . G đọc trước , gọi H đọc lại. Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản. G: ? Em hãy cho biết nội dung đoạn trích nói về cái gì ? G: ? Trong đoạn trích có từ nào được lập lại nhiều lần ? H: Từ ta lặp lại 5 lần G: ? Vậy ta ở đây là ai ? H: Ta là thi sĩ Nguyễn Trãi . G? Và ta đang làm gì ở Côn Sơn ? H: Ta nghe tiếng suối mà như tiếng đàn Ta ngồi trên đá tưởng ngồi trên chiếu êm. Ta nằm bóng mát Ta ngâm thơ nhàn. G? Tiếng suối chảy rì rầm lại thành như tiếng đàn, đá rêu phơi lại thành chiếu êm- ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? H: So sánh, liên tưởng, tưởng tượng G? Tìm những từ ngữ diễn tả hành động của “ ta” ở Côn Sơn? H: Nghe, ngồi, nằm ngâm G? Qua những từ ngữ diễn tả hành động, em có cảm nhận gì về tư thế, phong thái của “ ta” ở đây ? G cho H thảo luận nhóm: H : Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn trong tâm trạng của một người bị nghi ngờ, bị chèn ép, đành phải cáo quan về. Lẽ ra trong hoàn cảnh đó con người sống trong sự u uất, sự chán chường thế nhưng qua những từ ngữ này cho thấy ông sống rất ung dung, nhàn nhã, tâm hồn thanh thản, thoải mái không vướng bận chuyện đời. Một Nguyễn Trãi sống trong những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn, một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ. G: ? Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi ? H: Suối chảy, đá rêu phơi, rừng thông, bóng trúc . G:? Chỉ với một vài nét chấm phá nhưng Nguyễn Trãi đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên với cảnh trí Côn Sơn theo em đó là một bức tranh như thế nào ? H: Với cảnh trí Côn Sơn là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Ơû đây có suối rầm rì, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh màu xanh của lá che ánh nắng mặt trời tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị . G:? Tại sao dưới ngòi bút của Nguyễn trãi, Côn Sơn lại trở nên sống động, nên thơ và đầy sức sống như thế ? H: Phải là người có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên .Sự giao hòa, hòa nhập giữa cảnh và người . Hoạt động 4 : Tổng kết ? Qua đoạn thơ cho em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi ? H thảo luận trả lời. Gọi H đọc ghi nhớ trong sgk. Hoạt động 5: Luyện tập Bài 1 trang 81 : Cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả hai nhà thơ đều nghe tiếng suối mà như nghe nhạc. Nội dung I. Đọc – hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản 2. Chú thích a. Tác giả b. Tác phẩm 3. Thể thơ: nguyên tác bằng chữ Hán II.Phân tích văn bản : 1.Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. - Cơn Sơn cĩ Tiếng suối - tiếng đàn cầm Ngồi trên đá – ngồi đệm êm Nằm trong bĩng mát Ngâm thơ nhàn Nguyễn Trãi sống rất ung dung nhàn nhã, tâm hồn thanh thản, thoải mái không vướng bận chuyện đời. 2. Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn trãi. - Cảnh trí Cơn Sơn cĩ suối chảy, đá rêu phơi, rừng thơng, bĩng trúc... => Côn Sơn là cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh, nên thơ. => Người có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên .Sự giao hòa, hòa nhập giữa cảnh và người . III.Tổng kết : IV. Luyện tập: VĂN BẢN: THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG (Hướng dấn đọc thêm) Hoạt động G – H Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. G gọi H đọc chú thích * sgk. G cùng H tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ. Hoạt động 2: Đọc, tìm chú thích. G: Hướng dẫn cách đọc . G đọc trước 1 lần , gọi H đọc tiếp. Cho H đọc các chú thích khó. Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết. G:? Cảnh vật miêu tả ở thời điểm nào? H: Buổi chiều. G:? Cảnh tượng chung ra sao? G cho H thảo luận nhóm: G gợi ý: Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư, nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn, mùa thu vùng thôn quê Bắc Bộ. Thôn xóm như có màu khói của sương bao phủ khiến cảnh vật nhạt nhòa trong sương. Vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. G gọi H đọc 2 câu thơ cuối. G:? Cảnh chiều được tả bằng ấn tượng cụ thể nào của thính giác và thị giác? H: Ấn tượng thính giác: Tiếng dáo mục đồng. Ấn tượng thị giác: Cò trắng. G:? Một không gian như thế nào được hình dung từ 2 ấn tượng đó? H: Thoáng đãng, cao rộng, yên ả,trong sạch. G: Cuộc sống bình yên , hạnh phúc. Con người hòa hợp với thiên nhiên. Nội dung I/ Tác giả, tác phẩm: II/ Đọc, tìm chú thích: III/ Phân tích: 1.Hai câu đầu: Cảnh thôn xóm lúc chiều về, sắp tối. 2. Hai câu cuối. Hình ảnh cụ thể, tiêu biểu, gợi tả. à Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê thể hiện sự hài hòa giữa tâm hồn con người với cảnh vật thiên nhiên. IV/ Tổng kết: Ghi nhớ 4. Củng cố: Cho H đọc bài đọc thêm của Trần Đăng Khoa. 5. Dặn dò: Học bài, soạn bài : Sau phút chia li,bánh trôi nước. Từ Hán Việt ------------------------------------------------------------ Tuần 6: Ngày soạn: 27/09/09 Tiết 22: Ngày dạy: 01/10/09 TỪ HÁN VIỆT (TT) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs : - Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt. - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp : II. Chuẩn bị Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học HS: SGK, soạn bài, học bài III.Tiến trình dạy và học : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là cấu tạo từ Hán Việt? Nêu các loại từ Hán Việt? Cho ví dụ. 3.Bài mới : Qua tiết học về từ Hán Việt các em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố Hán Việt, hai loại từ ghép Hán Việt với trật tự của các yếu tố trong từ ghép Hán Việt mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng như thế nào cho phù hợp Tiết học này các em sẽ tìm hiểu nội dung trên. Hoạt động G - H Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần 1đi đến bài học. G gọi H đọc ví dụ phần 1 Quan sát các từ Hán Việt sau đây : - Phụ nữ Việt Nam trung hậu đảm đang. - Tôi đã đến PaRis thủ đô hoa lệ của nước Pháp. - Cụ ... lão thành ... sau khi cụ từ trần nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. G: ? Tại sao trong các từ : đàn bà, rực rỡ( lộng lẫy), chết, chôn không dùng mà lại dùng từ Hán Việt ? H: Vì các từ thuần Việt + Hán Việt khác nhau về sắc thái ý nghĩa . G: Do sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa như vậy mà trong nhiều trường hợp không thể thay một từ thuần Việt bằng từ Hán Việt G: ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ Hán Việt trong các từ trên. H: Mang sắc thái trân trọng biểu thị thái độ tôn kính . G cho các ví dụ H làm nhanh: Không nên tiểu tiện bừa bãi, mất vệ sinh. Bác sĩ đang khám tử thi. G:? tại sao trong các từ trên dùng tiểu tiện, tử thi mà không dùng từ ngữ thuần Việt. H: Vì các từ Hán Việt ấy mang sắc thái tao nhã, lịch sự. Còn thuần việt mang sắc thái ghê sợ, thô tục ... G gọi H đọc phần b : Các từ Hán Việt : kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần tạo sắc thái gì trong hoàn cảnh giao tiếp này ? H: Đây là từ cổ dùng trong xã hội phong kiến ( sắc thái cổ ). G: ? Sử dụng từ ngữ Hán Việt có mấy chức năng ? G cho H đọc ghi nhớ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách sử dụng từ Hán Việt. G: Gọi H đọc phần 2. G: ? Theo em mỗi cặp câu trên câu nào hay hơn? Vì sao ? H: Câu sau của mỗi cặp . G: Bởi vì câu 1 từ đề nghị vừa thừa, vừa thiếu. Câu 2 từ nhi đồng không để trần thuật là không nên. Nó có thể dùng để đánh giá. Hoạt động 3 : Luyện tập : G gọi H đọc yêu cầu bài tập 1 trang 83 - Nghĩa mẹ như ... -Thân mẫu chủ tịch HCM. - Tham dự ... phu nhân. - Thuận vợ ..... - Chim sắp chết - , người sắp chết. - Lúc lâm chung ông cụ còn dặn - Mọi cán bộ ... lời giáo huấn - Con nghe lời dạy bảo của cha mẹ Bài 2 trang 83 : Sở dĩ người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt vì nó mang sắc thái trang trọng. Bài 3 trang 84 : Những từ góp phần tạo sắc thái cổ xưa. 1.Giảng hòa, 2. cầu thân, 3. hòa hiếu, 4. nhan sắc tuyệt trần. Nội dung I.Sử dụng từ Hán Việt : 1. Tạo sắc thái trang trọng thể hiện sự tôn kính. a. Ví dụ 1: - Tạo sắc thái tao nhã tránh cảm giác ghê sợ. - Tạo sắc thái cổ ... 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt : Làm cho lời văn thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng. II. Luyện tập 4. Củng cố: ? Khi nào thì sử dụng từ Hán Việt? ? Có nên lạm dụng từ hán Việt không ? vì sao? 5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị : Quan hệ từ. Đặc điểm của văn bản biểu cảm --------------------------------------------- Tuần 6: Ngày soạn: 27/09/09 Tiết 23: Ngày dạy: 01/10/09 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM. I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs : - Hiểu các đặc điểm cụ thể của bài biểu cảm. - Hiểu đặc điểm thường gặp của phương thức biểu cảm. II. Chuẩn bị Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học HS: SGK, soạn bài, học bài III.Tiến trình dạy và học : 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn biểu cảm? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Như các em đã biết văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ những tư tưởng tình cảm sâu sắc và kín đáo nhất của mình. Nó thuyết phục người đọc ở chỗ chân thật tự nhiên, nói lên những cảm xúc của mình mà không gò bó theo kiểu khuôn khổ nhất định. Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? Chúng ta tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động G - H Hoạt động 1: Đọc bài văn để đi đến bài học. G: Gọi H đọc phần 1. G: ? Bài văn biểu hiện những phẩm chất gì của cái gương ? H: Tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá G: ? Theo em việc nêu lên những phẩm chất ấy nhằm nêu lên điều gì ? H: Biểu dương người trung thực, phê phán người nói dối ? Hãy gạch dưới câu văn biểu hiện tình cảm đó ? ? Bài văn này có đi vào tả một cái gương cụ thể không ? Vì sao ? H: Không, vì mục đích của nó không phải là miêu tả G: ? Vậy để làm gì ? H: Để đánh giá biểu hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ của người Việt . G:? Trong bài có chữ nào lặp lại nhiều lần ? H: Gương G:? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì ? H: Ý nghĩa phẩm chất của gương là chủ đề xuyên suốt bài văn G: ? phẩm chất của gương phù hợp với tình cảm con người ở những điểm nào ? G: Giảng: Tấm gương có 1 đặc tính là phản chiếu sự vật một cách khách quan không vì chìu lòng ai mà thay đổi hình ảnh được nó giúp người thấy vết nhơ mà sửa, nó cho người ta thấy sự thật mặc dầu là sự thật đau buồn bởi vậy tấm gương luôn là người bạn chân thành, gắn bó thủy chung với con người . G:? Như vậy để nói về tính trung thực phê phán kẻ dối trá, người ta mượn gương để bộc lộ suy nghĩ của mình. Từ đó em cho biết muốn biểu cảm người ta làm thế nào ? H: Muốn biểu cảm người ta chọn một sự vật mà tính chất của nó phù hợp với phẩm chất tình cảm của con người G:?Em hãy chia bố cục văn bản và cho biết nội dung mỗi phần? Hoạt động 2: Đọc bài văn HS: ®äc. G:? §o¹n v¨n biĨu hiƯn t×nh c¶m g×? - C« ®¬n, cÇu mong 1 sù ®ång c¶m vµ giĩp ®ì. - T×nh c¶m ë Êy ®ỵc biĨu hiƯn trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp? G:? Dùa vµo dÊu hiƯu nµo ®Ĩ biÕt ®iỊu ®ã? - Lêi h« gäi tha thiÕt: MĐ ¬i! - Lêi than: Con khỉ qu¸ mĐ ¬i !... G:? §Ĩ biĨu ®¹t t×nh c¶m ngêi viÕt, nãi cã mÊy c¸ch? Ho¹t ®éng 3. Híng dÉn luyƯn tËp: HS: ®äc. GV: chia líp thµnh 4 nhãm. HS: th¶o luËn lµm bt, cư ®¹i diƯn tr×nh bµy, líp n.xÐt, bỉ sung. GV: n.xÐt, ®.gi¸. 4. Củng cố - Đọc lại ghi nhớ - Đặc điểm của văn biểu cảm khác tự sự, miêu tả. - Học thuộc ghi nhớ, nội dung bài giảng 5. Dặn dị - Chuẩn bị bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm: Nội dung I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm: 1/ Văn bản: Tấm gương Văn bản “ tấm gương” ... là người bạn ... đời mình ... không bao giờ biết xu nịnh ai dù gương có tan xương nát thịt vẫn giữ nguyên tấm lòng ngay thẳng. =>Biểu hiện tình cảm thái độ sự đánh giá của người viết. - Gương không bao giờ nói dối ai mặc nhọ gương nhắc nhở ngay. - Soi vào tấm gương lương tâm. =>Mượn gương để biểu dương sự trung thực, phê phán người nói dối. Bố cục -Mở bài: Nêu phẩm chất trung thực của tấm gương -Thân bài: +Gương luôn trung thực +Không ai là không soi gương +Hạnh phúc nhất là có tâm hồn đẹp để soi vào gương mà lương tâm không hổ thẹn -Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã nêu. 2. Đọc đoạn văn T×nh c¶m ®ỵc biĨu hiƯn trùc tiÕp. (*) Ghi nhí sgk - 86. II. Luyện tập Bµi v¨n: Hoa häc trß a. Thể hiện tình cảm buồn nhớ khi xa thầy, rời bạn lúc hè về. -Hoa phượng là hoa học trò vì hoa phượng gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn của học trò. b.Tìm mạch ý bài văn: - Phượng nở báo hiệu - Học trò nghỉ hè, hoa mùa chia tay Phượng một mình ở sân trường à Mong chờ các bạn HS Þ Bài văn dùng cả biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp Tuần 6: Ngày soạn: 27/09/09 Tiết 24: Ngày dạy: 02/10/09 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh : - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm. - Nắm được các bước làm văn biểu cảm. II. Chuẩn bị Thầy: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học HS: SGK, soạn bài, học bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm ? ? Tình cảm trong văn biểu cảm phải ntn? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV gọi hs đọc I.1 tr87 G:? Gạch chân dưới các từ nêu đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện trong các đề đó? (Chú ý các từ: cảm nghĩ, vui, buồn, em yêu...) G:? Đề văn biểu cảm gồm mấy bộ phận ? (2) Hãy chỉ rõ trong mỗi đề trên ? GV chép đề lên bảng G:? Đề yêu cầu phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về cái gì ? HS dựa vào gợi ý ở SGK để trả lời câu hỏi G:? Phần mở bài em cần nêu những gì ? ? Phần thân bài ta cần lưu ý điều gì? ? Phần kết bài ta cân lưu ý điều gì? ? Vậy muốn làm bài văn biểu cảm em cần theo những ý nào? HS đọc ghi nhớ (88) GV cho HS đọc bài văn mẫu của Mai Văn Tạo (89-90 SGK) a. Bài văn biểu đạt tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang. Nhan đề: Tình yêu quê hương Đề văn: Quê hương trong trái tim của em. b. Dàn ý: Mở bài: Tình cảm đối với quê hương của mình. Thân bài: + Yêu thương cảnh quê nhà + Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng Kết bài: Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê hương mình càng đẹp hơn. c. Phương thức biểu đạt: Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc. I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm 1. Đề văn biểu cảm: Gồm 2 bộ phận: -Đối tượng biểu cảm (người, vật, sự vật) -Định hướng biểu cảm (cảm nghĩ, buồn, yêu...) 2. Các bước làm bài văn biểu cảm Đề: Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ a. Định hướng -Đối tượng: Nụ cười của mẹ -Mẹ cười khi thấy em: vui chơi, ngoan ngoãn, học hành tiến bộ à Nêu tình cảm, suy nghĩ khi nhìn thấy nụ cười đó. b. Lập dàn bài -Mở bài: Nêu cảm xúc với nụ cười của mẹ à Mẹ cười ấm lòng -Thân bài: Nêu biểu hiện, sắc thái của nụ cười: -Mẹ cười vui, yêu thương -Nụ cười an ủi -Những khi vắng nụ cười của mẹ. - Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. c. Viết thành văn: Theo mạch cảm xúc, tâm trạng d. Kiểm tra * Ghi nhớ /88 II. Luyện tập 4. Củng cố - Đọc lại ghi nhớ. -Nêu các bước làm bài văn biểu cảm. - Học bài, ghi nhớ. 5. Dặn dị - Chuẩn bị bài: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm. Bánh trơi nước - Chú ý: Dựa vào gợi ý SGK để lập dàn bài cụ thể cho đề bài: Loài cây em yêu.
Tài liệu đính kèm: