Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 3)

Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:

- Vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của mỗi người .

- Bước đầu tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc, hiểu, phân tích văn bản thơ nôm Đường luật.

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . 
Tuần : 7
Tiết: : 25
 	 HỒ XUÂN HƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
- Vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của mỗi người .
- Bước đầu tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc, hiểu, phân tích văn bản thơ nôm Đường luật.
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, hỏi đáp, thảo luận, đọc sáng tạo 
 2.Phương tiện:
	- Thầy : Tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án, bảng phụ.
 - Trò : Học bài , chuẩn bị bài trước khi đến lớp
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 H: 1/ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca Côn Sơn”. 
 2/ Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi.
 - Trả lời: 1/ HS đọc thuộc lòng
 2/ Thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ; Tâm hồn giao hòa, gắn bó với thiên nhiên bằng nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ.
 H : Tình cảm yêu quê hương đất nước trong 2 bài thơ “Thiên trường vãn vọng” và “Bài ca Côn Sơn” của Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi là :
Buồn man mác.
Giao hòa cùng thiên nhiên.
Vui cùng rừng suối.
 d. Ẩn dật lánh đời.
3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 Trong sự nghiêp thơ ca của Hồ Xuân Hương , “ Bánh trôi nước “ là một trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà .Bài thơ nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ .
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
7’ 
26’
3’
I. Giới thiệu: 
1. Tác giả :
 Hồ Xuân Hương ( Bà chúa thơ Nôm ). Con của Hồ Phi Diễn. Quê ở Nghệ An.
2. Thể thơ :
 - Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Hình ảnh bánh trôi nước (nghiã đen) :
- Tả đúng và chính xác hình ảnh chiếc bánh trôi:
+ Màu sắc: trắng
+ Hình dáng: tròn
+ Cách làm bánh: rắn ,nát
+ Quá trình luc: chìm, nỉi
+ Nhân bánh: lòng son
2. Phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ:
- Hình thể đẹp trong trắng nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.Nhưng luôn giữ gìn phẩm chất sắc son thủy chung của người phụ nữ.
3. Ý nghĩa:
 Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết VN thời PK, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ và thể hiện lòng cảm thương sâu sắc số phận của họ 
III. Tổng kết :
( Ghi nhớ SGK ).
HOẠT ĐỘNG 1 : Đọc và tìm hiểu chú thích. nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, đọc sáng tạo 
- Gọi học sinh đọc văn bản và phần chú thích.
- H : Nêu số câu, số chữ của bài thơ ? Cách hợp vần ? Bài thơ của ai ?
- H : Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản 
nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp
- H : Em hiểu thế nào về bánh trôi nước ?
- Bài thơ mang tính đa nghĩa.
- H : Vậy em hiểu như thế nào về tính đa nghĩa ? ( ngoài miêu tả bánh trôi nước ra bài thơ còn miêu tả gì khác ).
- H : Em hãy cho biết nghĩa nào là chính ?
- Nghĩa trước chỉ là phương tiện chuyển tải, nghĩa sau mới là nghĩa chính.
- H : Bánh được miêu tả như thế nào ?
- Như vậy đó là hình thể.
- H : Từ đó nói lên điều gì ở phụ nữ ?
HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết. gợi mở, hỏi đáp, thảo luận 
Thảo luận
- H : Em có nhận xét gì về cách dùng ngôn ngữ của nhà thơ về người phụ nữ.
- H : Bài thơ có ý nghĩa gì ? Đọc lại diễn cảm bài thơ.
- Đọc.
- Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Tác giả : Hồ Xuân Hương.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Bột nếp + Đường.
- Nghe.
- Nói lên phẩm chất và thân phận của người phụ nữ.
- Nghĩa sau.
- Trắng, tròn, chìm nổi lênh đênh.
- Màu trắng của bột :
 + Nặn thành viên tròn.
 + Ít nước cứng, nhiều thì nhão.
 + Bánh chín nổi lên.
- Phẩm chất cao quí, sắc son của người phụ nữ.
- Trân trong đối với hình thể xinh đẹp, trong trắng, son sắc, thủy chung cảm thương thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
- Trả lời.
4 Củng cố: (3’)
 5 Nội dung củ bài thơ “Bánh trôi nước” là gì ?
 a. Miêu tả cái bánh.
 b. Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ .
 c. Phản ánh thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ .
 d. tất cả đều đúng
	5 Từ đó cho thất thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào?
	HS trả lời.GV nhận xét.
5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: - Học thuộc lòng thơ, nội dung, nghệ thuật.
 Bài mới: - Soạn bài “Sau phút chia li”: Trả lời câu hỏi SGK:
 +Đọc văn bản.
 +Phân tích bài thơ.
Tuần : 7
Tiết: : 26
 Ngày Soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . 
 ĐẶNG TRẦN CÔN- ĐOÀN THỊ ĐIỂM
 ( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM )
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
 - Cảm nhận nỗi sầu chia li, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi. 
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch chinh phụ ngâm khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa đựoc thể hiện trong văn bản.
- Giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ dịch tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”. 
b. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch “Chinh phụ ngâm khúc”. 
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, hỏi đáp, thảo luận 
 2.Phương tiện:
	- Thầy : Tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án, bảng phụ.
 - Trò : Học bài , chuẩn bị bài trước khi đến lớp
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
5Bài văn “Hoa học trò” biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? 
	A. Trực tiếp.
	(B.) Gián tiếp.
	5Bài văn biểu cảm có bố cục mấy phần?Nộp VBT?
 -Bố cục ba phần như các bài văn khác.
 GV nhận xét ghi điểm.
3.Giới thiệu bài mới: (1’) Ta đã từng nghe những câu hò, điệu hát, những làn điệu dâu ca mượt mà, gợi cảm. Thế nên thơ ca VN sáng tạo ra không chỉ có các bài trữ tình mà có thể là bài ngâm khúc của tác giả văn học Việt Nam thời trung đại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “Sau phút chia li”
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
7’
25’
 3’
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Tác giả Đặng Trần Côn.
- Dịch giả : Đoàn Thị Điểm(1705- 1748). Quê xứ Kinh Bắc, nay thuộc Hưng Yên. 
2. Tác phẩm: 
Trích trong “Chinh phụ ngâm khúc”
3. Thể loại :
- Thể thơ song thất lục bát dưới hình thức là ngâm khúc.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Khổ 1 :
- Chàng đi
- Thiếp về.
à Đối lập tương phản è Người đi người ở đều mang nỗi sầu dằn vặt miên man, xoáy sâu vào lòng người và cảnh vật.
2. Khổ 2 :
- Sử dụng nghệ thuật tương phản, đối nghĩa, điệp từ, đảo vị trí.
è Nỗi sầu càng day dứt cách xa vời vợi nghìn trùng.
3. Khổ 3 :
- Điệp từ : Cùng, thấy ngàn dâu, xanh.
à Nỗi sầu sâu thăm thẳm mênh mông, mịt mù không chỉ nhuốm vào mây trời núi non mà còn trải rộng vào ngàn dâu.
4. Ý nghĩa: 
- Nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ 
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khác khao hạnh phúc của người phụ nữ.
III. Tổng kết :
 SGK
HOẠT ĐỘNG 1 : Đọc và tìm hiểu các chú thích . đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp
- Gọi học sinh đọc đoạn trích và chú thích.
- H : Bài thơ này của tác giả nào và dịch giả nào ?
- H : Em hãy cho biết vài nét về tác giả cũng như dịch giờ.
- H : Em hiểu như thế nào về chinh phụ ngâm khúc.
- H : Bài thơ này thuộc thể loại gì ?
- Treo bảng phụ, đọc và hỏi cách ngắt nhịp.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận
- Gọi học sinh đọc 4 câu đầu.
- H : Em hãy nhận xét về cách hiệp vần, nhịp ở khổ thơ 1.
- H : Em hãy cho biết chàng và thiếp có ý nghĩa gì ?
- H : Chàng và thiếp đang ở hoàn cảnh nào ?
- H : Cách nói chàng đi thiếp về là cách nói như thế nào ?
- H : Ý nghĩa của cách nói đó ?
- H : Hoàn cảnh chia li được gợi tả ra sao ?
- H : Trong câu “Đoái trông theo đã cách ngăn” theo em đoái là gì ? Tại sao là đoái trông theo ?
- H : Ở khổ thơ này hình ảnh mây biếc, núi xanh xó tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Như vậy ảnh đã góp phần gợi lên cảnh mênh mang bao la của nỗi sầu chia li.
- H : Như vậy nỗi sầu chia li được miêu tả như thế nào trong khổ thơ ?
- Chuyển ý : Ở khổ 1 là nỗi sầu chia li thì sang khổ 2 cũng là diễn tả tiếp nỗi sầu chia li; là sự lặp lại tâm trạng ở khổ trước nhưng nỗi sầu ở đây có gì khác khổ 1 ? Cho 1 học sinh đọc khổ 2.
- Treo bảng phụ khổ 2.
- H : Nỗi sầu chia li được gợi tả bằng cách nói như thế nào ? 
- H : Từ nào thể hiện tâm trạng của người chinh phụ ?
Thảo luận
- H : Em có nhận xét gì về hình ảnh đối ý nghĩa ?
- Không nở lìa xa nhưng vẫn phải chia phôi, chàng phải đến chốn MD mà lòng còn vấn vương nhìn lại, mong thấy được hình ảnh người vợ nơi quê nhà.. Còn ở bến Tiêu Tương nàng vẫn dõi theo bóng chồng ngày càng khuất nẽo mờ xa.
- H : Em hiểu gì về 2 địa danh Hàm Dương và Tiêu Tương ?
- H : Ở khổ thơ này sử dụng điệp từ, đảo ngữ có ý nghĩa gì ? Trong việc gợi tả nỗi sầu chia li.
- H : Cũng nói đến sự ngăn cách những khổ 2 có gì khác với khổ 1 ?
- Chuyển ý : Sang khổ 3 cũng tiếp tục nói lên tâm trạng sầu muộn của người chinh phụ. Ta hãy tìm hiểu xem nỗi sầu ấy có gì khác với 2 khổ trên.
- Mời học sinh đọc khổ 3.
- H : Khổ 3 được diễn tả bằng cách nói như thế nào ?
- Cách sử dụng điệp từ đó có ý nghĩa gì ?
- H : Từ những phân tích trên em hãy phát biểu cảm xúc của em về đoạn thơ ?
- H : Vì sao mà họ bị chia cách ?
- Chúa Nguyễn đàn áp khởi nghĩa của nhân dân.
HOẠT ĐỘNG 3 :
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- H : Em thấy khúc ngâm này có ý nghĩa gì ?
- Đọc.
- Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.
- Trả lời phần chú thích.
- Là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận.
- Song thất lục bát.
- 3/4, 3/2/2.
- Đọc.
- Nhịp 3/4; 2/2/2; 4/4.
- Chàng : Chồng hoặc người yêu trẻ tuổi.
- Thiếp : Cách xưng hô với chồng.
- Đã chia tay, đã chia cách 2 nơi.
- Đối lập tương phản.
- Cả 2 người đều mang một nỗi sầu dằn vặt miên man.
- Đọc 2 câu tiếp theo.
- Đoái là ngoảnh lại người vợ đã quay về nhưng còn ngoảnh lại nhìn cái nhìn đầy nỗi luyến lưu, bịn rịn không muốn rời xa.
- Nỗi sầu không chỉ xoáy sâu vào lòng người mà còn nhuốm sâu vào cảnh vật.
- Nỗi sầu sâu thẳm trong lòng người chinh phụ.
- Đọc.
- Chàng còn ngoảnh lại.
- Thiếp hãy trông sang.
à Nói đối nghĩa.
- Điệp từ : cách.
- Đảo vị trí.
- Hàm Dương, Tiêu Tương.
- 2 người luyến lưu, bịn rịn không nở lìa xa.
- Trả lời SGK/102.
Thảo luận nhóm
- Cách : Nhấn mạnh giữa hai địa danh, làm cho nỗi nhớ và nỗi sầu càng da diết như xoáy vào tim gan của kẻ ở người đi ... ương tiện:
 - Thầy : Tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án, bảng phụ. 
 - Trò : Học bài , chuẩn bị bài trước khi đến lớp
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
 5 Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”? 
HS đọc.
5 Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người PN? 
A. Vẻ đẹp hình thể. C. Số phận bất hạnh.
B. Vẻ đẹp tâm hồn. D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
HS trả lời.GV nhận xét, ghi điểm
3.Giới thiệu bài mới: (1’) Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách giữa hai địa giới Hà Tĩnh và Quãng Bình , là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ Vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát ; “ Đăng Hoành Sơn” ( Lên núi Hoành Sơn ) – Nguyễn Khuyến; Quá Hoành Sơn ( Qua núi Hoành Sơn) . Nhưng tựu trung , được nhiều người biết đến và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
10’
23’
I. Giới thiệu :
1, Tác giả :
Bà huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống thế kỷ xix Là nữ sĩ tài danh hiếm thấy trong xã hội phong kiến .
2. Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật .
II Tìm hiểu văn bản :
1, Cảnh thiên nhiên đèo Ngang 
Thời gian : “xế tà “ – chiều 
Cảnh vật : cỏ , cây , hoa , lá , dãy núi .
Từ láy : lom khom , lác đác 
Từ tượng thanh : Quốc quốc , gia gia => cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng hoan sơ vắng vẻ .
2. Tâm trạng của tác giả :
- Buồn, cô đơn da diết của tác giả trước không gian rộng lớn.
- Cụm từ “ta với ta” đã gợi sự cô đơn gần như tuyệt đối.
3. Nghệ thuật:
 Tả cảnh ngụ tình, sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, thể đối điêu luyện.
4. Ý nghĩa: 
 Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh đèo Ngang.
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở 
- Đọc mẫu - hướng dẫn hs đọc 
- Lệnh đọc văn bản .
- Lệnh đọc chú thích .
H. Dựa vào chú thích nêu tóm lược về tiểu sử tác giả ?
H. Thể thơ ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận 
H. Cảnh đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
H. cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết nào ? (chú ý không gian , thời gian , cảnh vật , âm thanh , con người , chú ý tác dụng của các từ láy).
H. Nhận xét cảnh đèo Ngang ?
H. Hình dung tâm trạng của tác giả trong lúc này ? tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức mượn cảnh và trực tiếp tả tình như thế nào ?
Thảo luận
H. Nói đến 1 mảnh tình riêng giữa cảnh trời , non, nước , bao la ở đèo Ngang có gì khác với cách nói 1 mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp ?
- Cả lớp nghe.
- Cá nhân đọc . (2hs)
- Cá nhân đọc .
- Dựa vào chú thích Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời . – chiều 
Bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn ,
- Cá nhân trả lời - cảnh rộng lớn mênh mông núi đồi , thấp thoáng bóng người ít ỏi , cây cối chen chút .
- Cá nhân trả lời - cảnh hoang sơ quạnh vắng .
- Cá nhân trả lời - buồn cô đơn , hoài cổ tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà . – tiếng lòng thiết tha , da diết .
 Câu thơ cuối bộc lộ cảm xúc trực tiếp , càng thấy rõ nổi buồn cô đơn thầm kín .
- Cá nhân trả lời : cụm từ “ta với ta” bộc lộ cô đơn tuyệt đối .
3’
III. Tổng kết : 
Ghi nhớ sgk 104
Hoạt động 3: Tổng kết. gợi mở, hỏi đáp
Gvhd hs tổng kết – rút ra ghi nhớ .
Chốt ý : cảnh đèo Ngang và tâm trạng của tác giả .
- Cá nhân đọc ghi nhớ 
4 Củng cố: (3’)
 H. Câu thơ 3 và 4 trong bài thơ “Qua đèo Ngang” sử dụng nghệ thuật gì ?
 a. So sánh b. An dụ 
 c. Phép đối d. Nhân hoá 
 5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ .
 Bài mới: - Soạn bài “Bạn đến chơi nhà” . Đọc văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi tìm hiểu bài .
Ngày Soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . 
Tuần : 8
Tiết: : 30
 NGUYỄN KHUYẾN
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
- Hiểu được tình bạn đậm đà , hồn nhiên , dân dã mà sâu sắc , cảm động của Nguyễn khuyến đối với bạn .
- Bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt nam 
- Nụ cười hóm hỉnh thân mật nhưng ý tứ sâu xa .
- Tiếp tục tìm hiểu về thơ thất ngôn bát cú đường luật . 
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
b. Kĩ năng:
 -Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc, hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận 
 2.Phương tiện:
 - Thầy : Tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án, bảng phụ. 
 - Trò : Học bài , chuẩn bị bài trước khi đến lớp
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
5Đọc thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang? Thể loại ? cảnh và tình trong bài thơ được thể hiện như thế nào? 
5 Bài Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ nào? 
	A. Song thất lục bát. (C). Thất ngôn bát cú.
	B. Lục bát. D. Ngũ ngôn.
 HS trả lời.GV nhận xét, ghi điểm
3.Giới thiệu bài mới: (1’)	Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều bài thơ thật hay về làng cảnh, về nỗi buồn những niềm vui trong cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Về tình bạn ông đã để lại cho đời 2 bài đặc sắc: Khóc Dương Khuê và Bạn đến chơi nhà. Mỗi bài một vẻ. Nếu “Khóc Dương Khuê” đau đớn, xót xa, thống thiết, nghẹn ngào khi nghe tin bạn qua đời đột ngột, thì “Bạn đến chơi nhà” là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền vàhóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn gì mới đến thăm.
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
11’
23’
I. Giới thiệu: 
1.Tác giả : 
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) Tam nguyên Yên Đỗ .
- Nhà nho , nhà thơ của làng cảnh Việt Việt nam , nhà thơ trữ tình , trào phúng. Lớn cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx.
2.Thể thơ : Thất ngôn bát cú .
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Tình huống khi bạn đến chơi nhà:
a. Câu thơ đầu :
Lời thông báo rất tự nhiên, tâm trạng viu mừng khi bạn đến thăm.
b. 6 câu tiếp theo : 
Sự tiếp đón rất ngạc nhiên vì mọi thứ có cũng như không .
2. Tình bạn của tác giả:
Bằng giọng thơ hóm hỉnh tác giả cho thấy tình bạn thấm thiết sẽ bất chấp mọi điều kiện.
3. Nghệ thuật: 
Lập ý bất ngờ, ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
4. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn có giá trị cao cả cho cuộc sống.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp
- Đọc mẫu – gọi học sinh đọc .
- Lệnh hs đọc thầm chú thích .
H. Tóm tắt tiểu sử tác giả Nguyễn khuyến ?
H, Thể loại bài thơ ? nhịp các câu thơ, giọng điệu tình cảm trong bài là gì ? cách ngắt nhịp ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp, thảo luận
H. cách mở đầu bài thơ có gì thú vị qua giọng điệu, , nhịp thơ .
Bình : thời gian này tác giả đã cáo quan về ở ẩn ông tự cho mình là đã già bạn ông cũng vậy .
“muốn đi lại tuổi già thêm nhác “ . Già , nghèo , sống ẩn dật chốn quê thôn dã ít giao du bạn bè càng ít nên rất mừng khi có bạn đến thăm 
Lệnh : Nhận xét lời thanh minh , phân bua của nhà thơ với bạn và cách tiếp khách đạm bạc của mình ? vì sao lại như vậy ? có thật tác giả nghèo đến thế không ? hay bạn đến thăm không đúng lúc .
Giảng : Nghèo đến nổi miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có . tác giả cường điệu sự việc với cá tính hóm hỉnh vốn có của tác giả ., mọi thứ không có để cái có được thì giá trị càng cao .
H. Đọc thầm câu thơ thứ 8 và cho biết ý nghĩa của cụm từ “ta với ta”?
Thảo luận
So sánh 2 câu cuối của 2 bài thơ “Quan đèo ngang”, “Bạn đến chơi nhà “.
- Nghe và 2hs đọc văn bản .
- Đọc thầm.
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời , dựa vào chú thích . nhịp 4/4; 2/2/3; câu 6 4/1/2. giọng chậm rãi , ung dung hóm hỉnh , như thấp thoáng một nụ cười .
- HS đọc diễn cảm câu đầu tiên với giọng vui hồ hởi 
- HS lắng nghe lời bình để phát biểu : vừa là lời thông báo , vừa là một tiếng reo vui phấn khởi lâu ngày gặp lại bạn.
- HS đọc 5 câu tiếp theo , Cá nhân trả lời . không có người sai bảo , không có thứ gì dùng được . (cá ,gà không bắt được, cải , Cà , bầu , mướp còn nhỏ chưa ăn được ), trầu cũng không có 
- Cá nhân trả lời . Tình bạn đậm đà thấm thiết thất hiếm có
QĐN: Mình với chính mình, cô đơn tuyệt đối.
BD9CN: có chủ và khách tuy hai mà một vì tình bạn thấm thiết.
3’
III. Tổng kết : Ghi nhớ sách giáo khoa /105
Hoạt động 3: Tổng kết. Hỏi đáp
Hướng dẫn hs thực hiện phần ghi nhớ 
2 học sinh đọc ghi nhớ .
4 Củng cố: (3’) Trình bày một phút
5 Với tình bạn của mỗi chúng ta , chúng ta phải đối xử với bạn như thế nào?
=> Yêu thương bạn thật lòng , giúp đỡ bạn khi khó khăn trong hoàn cảnh có thể. Ví dụ : lớp mình những bạn học tốt giúp đỡ bạn học yếu, xây dựng tình bạn trên tinh thần yêu thướng hoà hợp không vụ lợi để chúng ta có thể có những người bạn thân cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
5Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?	
 (A). Ao sâu nước cả. C. Bầu vừa rụng rốn.
 B. Cải chửa ra cây. D. Đầu trò tiếp khách.
5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ .
 Bài mới: - Soạn bài chuẩn bị viết tập làm văn số 2 . 
Tuần : 8
Tiết: : 31, 32
Ngày Soạn : . . . . . . . 
Ngày dạy : . . . . . . . . 
I. Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
 Viết bài văn biểu cảm về thiên nhiên ,thực vật ,thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta .
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
 Nắm được kiến thức và áp dụng vào bài TLV biểu cảm.
b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, biết dùng từ để đặt câu.
 - Vận dụng việc học lí thuyết để thực hành 
III. Chuẩn bị :
 1.Phương pháp:
 Phương pháp nêu vấn đề, gợi mở
 2.Phương tiện:
 - Thầy : Tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án, đề kiểm tra. 
 - Trò : chuẩn bị bài trước khi đến lớp, Chuẩn bị giấy kiểm tra
IV. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3.Giới thiệu bài mới: (1’)
 Chúng ta đã học lý thuyết, hôm nay ta cùng thực hành viết TLV số 2
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
86’
2’
Đề : Loài cây em yêu 
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc đề. nêu vấn đề, gợi mở
- Ghi đề lên bảng 
- Gợi ý cho hs chọn các loại cây : Lúa ngô , cau , dừa , bưởi , cam chuối , đa , 
Hoặc cây cảnh .
- Theo dõi nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc, thực hiện đúng kiểu bài văn biểu cảm.
- Tránh bôi xóa, hạn chế lỗi chính tả.
HOẠT ĐỘNG 2: Thu bài.
Nhắc HS đọc bài trước khi nộp
Kiểm số bài nộp
Nhận xét lớp
- Chép vào giấy kiểm tra .
- Nghe hướng dẫn
- Suy nghĩ làm bài nghiêm túc .
4 Củng cố: không
5. Hướng dẫn HS tự học: (1’)
 Bài cũ: không .
 Bài mới: - Soạn bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” . 
 Đọc văn bản , chú thích , trả lời câu hỏi tìm hiểu bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7 4 COT TUAN 78 NAM 20112012.doc