Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp)

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm hồn của bà Huyện Thanh Quan.

- Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ, tranh Đèo Ngang.

* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : - Kiểm diện, trật tự

* Kiểm trabài cũ :

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngày soạn:24/09/09
Tiết : 29. Ngày dạy:28/09 - 03/10/09
 QUA ĐÈO NGANG.
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang và tâm hồn của bà Huyện Thanh Quan.
Bước đầu tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ, tranh Đèo Ngang.
* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : - Kiểm diện, trật tự
* Kiểm trabài cũ : 
(?) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Qua 2 bài: Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Chúng ta có thể khái quát ntn về số phận, phẩm chất người phụ nữ VN thời PK ?
Long đong, chìm nổi.
Ba chìm bảy nổi vẫn giữ lòng son.
Xa cách, đợi chờ, chung thuỷ.
Buồn bã, cô đơn, than thân, trách phận.
* Giới thiệu bài: 
 Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát co` bài “ Đăng Hoành Sơn” ( lên núi Hoành Sơn); Nguyễn Khuyến có bài: “ 
“ Quá Hoành Sơn” (Qua núi Hoành Sơn); Nguyễn Thượng Hiền có bài: “ Hoành Sơn xuân vọng” ( mùa xuân trông núi Hoành Sơn)  Nhưng tựu trung, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài: Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1:Tìm hiểu chung về VB
Goi HS đọc chú thích *
(?) Giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ bài thơ?
(?) Hãy cho biết thể thơ? ( số câu, số tiếng và cách gieo vần) 
(?) Tìm những câu đối nhau trong bài.?
-Giới thiệu thêm:
+ Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
+ Luật: 
 - Tiếng thứ 2 (câu 1) thanh bằng là thể bằng, thanh trắc là thể trắc.
 - Tiếng 1,3,5 tuỳ ý (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ lục phân minh)
+ Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
+ Niêm: Câu 1 niêm Câu 8; 2-3; 4-5; 6-7 
không đúng những điều trên là thất niêm, thất luật.
+ Đặc trưng tiêu biểu: Tính cô đúc, súc tích. 
HĐ 2 : Tìm hiểu VB
Đọc văn bản.
Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng trầm buồn thể hiện tâm trạng nhà thơ.
(?) Nội dung chính của bài thơ?
-Cho hs đọc 2 câu đề.
(?) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả thời điểm nào trong ngày?
(?) Đèo Ngang vốn là cảnh núi non hùng vĩ . Nhưng bà cảm nhận Đèo Ngang ntn? Thời điểm chiều tà có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
(?) Cảnh Đèo Ngang được phác hoạ bằng cách nói ra sao? Điệp từ chen có tác dụng gì?
- Cho HS đọc tiếp hai câu thực 
(?) Aán tượng nổi bật của cảnh vật trong hai câu thơ trên là gì ? Vì sao lại có ? Nhận xét cách tả về mặt nghệ thuật ? Hai từ láy lom khom, lác đác có tác dụng gì ? 
* Chuyển ý Ở 4 câu đầu, thông qua những nét miêu tả cảnh để ngụ tình, ta thấy được tâm trạng buồn, cô đơn của bà Huyện Thanh Quan, còn ở bốn câu sau cùng với tâm trạng buồn như thế, ta hãy tìm hiểu xem bà còn có tâm tư nào khác ?
Cho HS đọc 2 câu luận . 
(?) Ta hiểu gì về 2 loại chim quốc và đa đa ? 
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở 2 câu thơ trên ? 
(?) Theo em, những điển tích, truyền thuyết trong bài có ý nghĩa gì trong việc điễn tả tâm trạng của nhà thơ ? 
 -Bình : Nỗi buồn hiu hắt, nhẹ nhàng ở đầu bài thơ trở nên mênh mông, nặng trĩu, đượm một nét thuê lương trước cái khoắc khoải, vô vọng của tiếng chim và ngày tàn trong hốc núi . 
Chuyển ý : Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua hai hình thức . 6 câu trên là mượn cảnh để ngụ tình . 2 câu cuối nhà thơ đã trực tiếp tả tình như thế nào ?
- Cho HS đọc hai câu cuối .
(?) Nói đến 1 mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la thì có gì khác với cách nói 1 mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp ? 
(?) Tìm hàm nghĩa của cụm từ : Ta với ta ? (Là ai với ai?) 
HĐ 3: Tổng kết văn bản
(?) Từ những phân tích trên em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang ?
HS đọc
-Chú thích* SGK.
 + Thất ngôn bát cú.
 + Vần: 1,2,4,6,8.
 - 3 ><6.
-Nghe.
-Đọc văn bản
Tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo trước cảnh tượng hoang sơ của Đèo Ngang.
-Đọc 2 câu đầu.
- Chiều tàn, nắng sắp tắt.
-Đèo Ngang hùng vĩ, thâm u, hiểm trở, càng trở nên hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà xế bóng.
- Điệp từ: chen.®gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi chật hẹp, gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri.
- Điệp âm liên tiếp:tà, đá, là hoa.
- Đọc hai câu thực .
-Thảo luận : Cảnh dưới núi, bên sông đã xuất hiện con người và sự sống vì đứng trên đèo nhìn xuống, cùng với từ láy gợi hình ảnh nhỏ xíu, thưa thớt®vắng vẻ, tăng nổi buồn.
Đọc 2 câu luận.
- Hiện thân những người mất nước. Chim quốc (SGK), chim đa đa (Bá Di, Thác Tề thời nhà Chu cướp nước Thương ) 
-Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ nước, hoài cổ (nhớ thương nuối tiếc triều đại đã qua – triều Lê) Với 1 thời vàng son rực rỡ .
-Nghe
-Đọc hai câu kết 
Tương quan: Đối lập, ngược chiều giữa cái bát ngát, rộng mở bao la bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu
- Bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả
HS trả lờ ghi nhớ SGK
I/Tìm hiểu chung : 
 1)Tác giả, tác phẩm:
 -Bút danh độc đáo:Bà Huyện Thanh Quan.
 -Tên thật: Nguyễn Thị Hinh. (sgk)
2) Thể thơ: 
 + Thất ngôn bát cú.
 + Vần: 1,2,4,6,8.
II/ Tìm hiểu văn bản
 1)Hai câu đề :
- Điệp từ, điệp âm liên tiếp ® cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà .
 2)Hai câu thực :
 - Phép đối, đảo ngữ, từ láy gợi hình ®cảnh hoang sơ heo hút, thấp thoáng có hình bóng con người .
3)Hai câu luận :
- Phép đối, chơi chữ, nhân hoá. 
 ® Sự nối tiếc một thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ, buồn đau .
4)Hai câu kết:
- Đối lập® nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng (ở mức nặng nề)
III/ Tổng kết :
Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
*Củng cố: Ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang?
*Dặn dò: 
-Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang và ghi nhớ 
-Soạn bài : Bạn đến chơi nhà theo câu hỏi THVB SGK 
-Tìm đọc thêm một số bài thơ của bà Huyện Thanh Quan.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc