Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo Ngang (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29:  Văn bản: Qua đèo Ngang (Tiếp theo)

Mục tiêu cần đạt

 - Thông qua tiết dạy giúp HS cảm nhận được cảnh tượng hoang vắng của Đèo Ngang. Cảm nhận được tâm trạng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Nắm được đặc điểm thơ của bà là tả cảnh ngụ tình.

 - Giúp các em nắm được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú, nắm được yếu tố tự sự và bản chất biểu cảm của bài thơ.

 - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, sự đồng cảm với tâm trạng của người khác

 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo Ngang (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 8
Tiết 29 
 Văn bản Qua Đèo Ngang 
 Bà Huyện Thanh Quan 
 I. Mục tiêu cần đạt 
 - Thông qua tiết dạy giúp HS cảm nhận được cảnh tượng hoang vắng của Đèo Ngang. Cảm nhận được tâm trạng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Nắm được đặc điểm thơ của bà là tả cảnh ngụ tình.
 - Giúp các em nắm được đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú, nắm được yếu tố tự sự và bản chất biểu cảm của bài thơ.
 - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, sự đồng cảm với tâm trạng của người khác 
 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình 
 II. Chuẩn bị 
 Thầy: Tìm hiểu sgk, sgv, đọc tài liệu về Bà Huyện Thanh Quan 
 Soạn giáo án. Bức tranh quang cảnh Đèo Ngang 
 Trò: Tìm hiểu trước bài học trả lời câu hỏi ở phần Đọc hiểu văn bản 
 III. Tiến trình lên lớp 
 A. ổn định tổ chức (1’)
 B. Kiểm tra (5’) ? Gọi 1-2 HS đọc bài viết hoàn chỉnh Loài cây em yêu 
 Cho hs nhận xét bổ xung, GV nhận xét, cho điểm 
 C. Bài mới ;
 Giới thiệu bài: Trong văn học cổ Việt Nam, bên cạnh những tứ thơ nổi tiếng của Hô Xuân Hương, ta còn không thể không động lòng xao xuyến trước những bài thơ hết sức độc đáo của bà Huyện Thanh Quan. Một trong số những bài thơ của Bà được đông đảo người đọc yêu thích đó là bài Qua Đèo Ngang. Để thấy được cái hay cái đặc sắc của bài thơ giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ đó.
Hoạt động dạy - học
Cho HS tìm hiểu chú thích SGK.
 ? Trình bày những hiẻu biết của em về tác giả?
GV bổ sung: Bà xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, giỏi nữ công gia chánh, từng được vua Minh Mệnh vời vào kinh đô Phú Xuân làm Cung trung giáo tập
 Bà có chồng là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan tỉnh Thái Bình nên người đời gọi trân trọng bà là Bà Huyện Thanh Quan.
 Đến nay bà chỉ còn để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật 
 ? Cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 GV: Nhà thơ tới Đèo Ngang vào lúc chiều tà, cảm xúc xa quê trao dâng, bà đã sáng tác bài thơ 
Nội dung
I. Giới thiệu tác giả ,tác phẩm (5’) 
 1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan - tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống vào nửa đầu thế kỉ XIX
 - Quê làng Nghi Tàm, ven Hồ Tây - kinh thành Thăng Long 
 - Là người học rộng, tài thơ Nôm
 2. Tác phẩm: Sáng tác trên đườg từ Thăng Long vào Phú Xuân khi đi qua Đèo Ngang 
 ? Hãy nêu nội dung của bài thơ?
 Nội dung: Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nối lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách.
 GV: Hướng dẫn yêu cầu đọc: Đọc bài thơ với giọng trầm lắng, chậm rãi, nhấn mạnh những từ gợi tả. Chú ý ngắt nhịp đúng.
 GV đọc mẫu, gọi Hs đọc, gv nhận xét 
? Em biết gì về Đèo Ngang?
Là một vùng đèo núi thuộc địa giới tự nhiên gữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh 
? Hãy cho biết tiều trong tiều vài chú có ý nghĩa như thế nào? - Tiều: Người đôn củi 
 ? Em có nhận xét gì về số câu số tiếng và cách gieo vần của cả bài thơ?
 - Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng 
 - Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8, 
 GV: Cách sử dụng số câu số tiếng như vậy là cách vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. 
 Ngoài việc quy định về số câu số tiếng như trên, bài thơ còn có một số quy định khác:
 + Toàn bài chỉ gieo một vần 
 + Cả bài có bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết. 
 + Giữa các câu 3 - 4 ; 5 - 6 có đối 
 + Có quy định luật bằng trắc 
Gọi Hs đọc hai câu thơ đầu 
? Nêu nội dung của hai câu thơ ?
? Hai câu thơ cho ta biết nhà thơ đến Đèo Ngang vào khoảng thời gian nào?
 - Bóng xế tà 
? Em hiểu như thế nào về khoảng thời gian này?
 - Đó là lúc trời đã về chiều, ngày đang tàn và đêm sắp đến 
 ? Không gian, thời gian ấy dễ gợi cho ta có cảm giác như thế nầo? 
- Cảnh vật hiu hắt, buồn man mác, mênh mang 
 ? Nhà thơ đứng ở vị trí nào để quan sát cảnh vật?
 -Từ trên đèo núi cận kề với cảnh 
 ? Từ vị trí ấy, nhà thơ đã miêu tả cảnh vật ở Đèo Ngang như thế nào?
 - Cỏ cây chen đá, lá chen hoa 
? Em có nhận xét gì về cách miểu tả của nhà thơ?
 - Nhà thơ sử dụng lối tiểu đối: cỏ cây chen đá / lá chen hoa 
 - Dùng nhân hoá thông qua điệp từ chen 
 - Lối gieo vần lưng: đá - lá; vần chân : tà - hoa 
? Thông qua cách miêu tả đó tác giả giới thiệu cho em hiểu gì về cảnh vật ở Đèo Ngang? 
? Trước cảnh đó ta nhận ra tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
 - Nữ sĩ biểu lộ một trang thái chạnh buồn trước cảnh Đèo Ngang 
GV: Trong ánh chiều tà, cảnh vật lại mênh mang, rợn ngợp và hoang vắng, nữ khách xa quê sao tránh khỏi nỗi niềm. Câu thơ réo rắt ngân nga như một tiếng lòng, khơi gợi sự ngạc nhiên, xúc động trong lòng ta về cảnh vật từ 200 năm về trước 
HS đọc 2 câu thơ tiếp 
 ? Đến hai câu thơ tiếp em thấy nhà thơ đã làm gì?
 - Tiếp tục miêu tả cụ thể hơn cảnh vật ở Đèo Ngang 
 ? Cảnh vật ở Đèo Ngang được tác giả miêu tả cụ thể hơn qua những hình ảnh nào?
 Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 VN TR CN
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
 VN TR CN
? Hãy nhận xét xem cách dùng từ đặt câu của tác giả có gì đặc biệt? Cách sử dụng ấy có dụng gì?
 - Dùng những từ láy gợi hình lom khom, lác đác
 - Thay đổi trật tự thông thường của các thành phần trong câu 
 - Dùng thủ pháp đối của thơ Đường 
? Cách sử dụng hình ảnh của tác giả có gì đáng chú ý?
 - Lựa chọn được những hình ảnh tỉêu biểu: tiều, nhà, chợ 
 Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ nhoi, ít ỏi của con người, sự hoang sơ, vắng vẻ cuộc sống con người 
 GV: Từ trên cao nhìn xuống, nhìn ra xa, song nhà thơ chỉ chọn lựa, điểm xuyết bằng một vài nét vẽ để khắc hoạ cảnh vật. Nhưng ở đó người đọc vẫn nhận ra nét tinh tế, đặc sắc về cảnh vật Đèo Ngang. Tất cả như đang chìm lắng vào cái hiu hắt của chiều tà 
 ? Cách diễn tả đó giúp em hiểu gì về cảnh vật ở Đèo Ngang?
GV: Mặc dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người, của hoạt động song sự xuất hiện ấy chỉ càng làm cho cảnh vật thêm vắng lặng. Cái vắng lặng ấy còn được miêu tả cụ thể hơn như thế nào ta đọc tiếp 2 câu thơ luận
 Cho HS đọc 2 câu thơ luận 
? Câu thơ cho ta biết thêm gì nữa về cảnh Đèo Ngang? 
 - Âm thanh của tiêng chim cuốc, chim đa đa 
 GV: Đó là âm thanh của tiếng chim rừng hoang dã gọi bầy lúc hoàng hôn.
? Cách miêu tả âm thanh tiêng chim của tác giả có gì đang chú ý? Tác giả sử dụng điêp âm quốc quốc, gia gia
? Theo nghĩa Hán Việt hãy giải thích nghĩa của từ quốc và gia? quốc: nước; gia: nhà 
Từ cách miêu tả đó, tác giả giúp em biết gi về âm thanh của những loài chim này?
 - Đó là những tiếng kêu khắc khoải buồn thương, da diết của chim cuốc nhớ nước, chim đa đa nhớ nhà 
? Miêu tả âm thanh đó, tác giả gợi cho ta cảm giác như thế nào về cảnh Đèo Ngang?
 - Cảnh vật vốn hoang vu càng trở nên quạnh vắng, làm não lòng người 
? Miêu tả như vậy là tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 - Nhân hoá tiêng chim như tâm trạng con người 
 - Dùng lối chơi chữ quốc, gia, phép đối gữa 2 câu 5 và 6 
GV: Lấy âm thanh mà tả cái vắng lặng, hoang sơ là cách lấy động để tả tĩnh, lấy cảnh mà bày tỏ hồn người.
? Theo em ngoài việc miêu tả âm thanh của cảnh vật nhà thơ còn có dụng ý gì? 
 Diễn tả tâm trạng của chính mình 
 ? Đó là tâm trạng gì?
 - Tâm trạng cô đơn, nỗi buồn nhớ nước, thương nhà da diết 
 GV: Trong hoàn cảnh buộc phải rời xa quê đi tha hương lữ thứ, lại vào giữa lúc chiều tà hiu hắt, lòng nhà thơ sao tránh khỏi nỗi buồn thương. Tiếng chim quốc, chim đa đa khắc khoải giữa chiều tà càng làm cho nỗi buồn ấy tăng lên gấp bội phần. Nỗi buồn như thấm tận chín tầng sâu. Phải chăng đó chính là nỗi nhớ nhà nhớ quê, nhớ kinh kì Thăng Long đã một thời gắn bó của nhà thơ 
? Như vậy ở hai câu thơ luận nhà thơ muốn biểu đạt ý gì?
GV: Để hiểu rõ tâm trạng cuả nhà thơ như thế nào, ta tìm hiẻu 2 câu thơ kết 
 HS đọc 2 câu thơ kết 
 ? Với cụm từ Dừng chân đứng lại nhà thơ gợi cho ta cảm giác gì? - Nhà thơ đang trong nỗi niềm xúc động đến bồn chồn, sững bước lại giữa đất trời non nước bao la 
 ? Những từ ngữ trời, non, nước có ý nghĩa như thế nào trong câu thơ?
 - Gợi tả một không gian rông lớn, bao la, rợn ngợp.
 Gv: Trời, non, nước còn gợi tả cái nhìn xa, rộng, một cái nhìn mênh mang khắp đất trời. Câu thơ như là một sự thâu tóm toàn bộ cảnh vật, vũ trụ vô hạn mênh mông 
 ? Trước cái mênh mông của cảnh vật nhà thơ đã nghĩ gì?
 Một mảnh... với ta 
 ? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở câu thơ?
 - 2 / 2 / 1 / 1 / 1
 ? Nhịp thơ ấy gợi cho ta suy nghĩ gì?
 - Diễn tả tâm trạng cô đơn trống vắng của người lữ khách
 ? Em có nhận xét gì về cách diễn tả tâm trạng của nhà thơ ở 2 câu thơ kết này?
 - Nhà thơ đặt tâm trạng của chính mình tương phản với cái bao la vô cùng vô tân của trời non nước 
 ? ở câu thơ kết nhà thơ dùng 2 lần từ ta trong cụm từ ta với ta với dụng ý gì?
 - Ta 1 là chính mình; ta 2 cũng là chính mình ta với ta là tự mình đối diện với chính mình 
 GV: Thiên nhiên thì rộng lớn bao la còn con người thì lẻ loi, đơn côi nhỏ bé. Con người lại đối diện với chính mình 
 ? Cách diễn tả đó cho em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?
GV: ở đây ta bắt gặp cảm hứng thiên nhiên trữ tình hoà với cảm hứng của tình yêu quê hương đất nước đậm đà tha thiết.
Tâm trạng của bà Huyện là tâm trạng hoài niệm về một thời đã sống. Vẻ đẹp nhân văn của bài thơ chính là ở chỗ đó. 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích (5’)
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản
(20’) 
 1. Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Đèo Ngang 
* Cảnh vật nơi đây tươi tốt, xum xuê nhưng um tùm và hoang vắng 
*Hai câu thơ thực : Miêu tả cụ thể cảnh vật ở Đèo Ngang 
*Thông qua hình ảnh cụ thể của con người, cảnh vật đang dần chìm lắng vào cái hiu hắt của chiều tà, tác giả đã làm nổi bật hơn cái tĩnh lặng heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang 
3. Hai câu luận 
*Thông qua việc miêu tả âm thanh vang vọng của tiếng chim chiều, nhà thơ làm nổi bật hơn cái vắng vẻ tĩnh lặng của cảnh rừng chiều và qua đó mà gửi gắm nỗi niềm tâm sự 
4. Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ 
*Nhà thơ đã cực tả nỗi buồn cô đơn, lẻ loi xa vắng của người lữ khách: đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê nhớ về một thời dĩ vãng da diết buồn thương
III. Tổng kết (5’) 
 1. Nghệ thuật:
 ? Nêu những nét đặc sắc của bài thơ về nghê thuật?
 - Sử dụng điêu luyện thể thơ Đường luật: thất ngôn bát cú.
 - Lời thơ trang nhã điêu luyện, giầu sức gợi cảm gợi hình 
 - Từ ngữ sử dụng sáng tạo đạt hiệu quả cao 
 - Sử dụng lối chơi chữ, hình ảnh đối lập tương phản, đổi trật tự cú pháp 
 2. Nội dung: 
 ? Những biện pháp nghệ thuật đó đã giúp ta cảm nhận được nội dung gì? 
 - Bài thơ là bức tranh vịnh cảnh ngụ tình miêu tả thế giới thiên nhiên kì thú ở Đèo Ngang: cảnh sắc tuy hữu tình nhưng thấm đượm một nỗi buồn man mác 
 - Thông qua bài thơ, nhà thơ gửi gắm một nỗi buồn cô đơn thầm lặng nhớ nước, nhớ nhà nhớ một thời quá khứ giữa cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà bóng xế.
 GV: Có thể nói Qua Đèo Ngang là bài thơ tuyệt bút  ... đọc kĩ bài thơ và đối chiếu với quy định về bố cục của thể thơ, em có nhận xét gì?
 - Phần đề chỉ có 1câu đầu 
 - Phần thực lại có tới 6 câu tiếp theo 
 - Phần kết chỉ còn lại câu cuối cùng 
GV: Nguyễn Khuyến đã cải biến đặc điểm của thể thơ để có thể dãi bày tâm sự nỗi niềm cảm xúc một cách tự nhiên hơn để thấy được điều đó chúng ta đi tìm hiểu bài thơ
Hoạt động 4
? Hãy đọc câu thơ mở đầu?
? Câu thơ thông báo cho ta biết sự việc gì?
 - Có bạn đến chơi 
? Câu thơ giới thiệu bạn đến chơi trong hoàn cảnh nào?
 - Đã bấy lâu nay bác tới nhà 
 ? Đã bấy lâu nay là thành phần gì của câu? Nó thông báo cho ta biêt sự việc gì?
 - Trạng ngữ chỉ thời gian, nó cho biết khoảng thời gian mà hai người bạn xa nhau là đã rất lâu rồi 
? Em thấy nhà thơ xưng hô với bạn như thế nào?
- Nhà thơ gọi bạn là bác 
? Em có suy nghĩ gì về cách xưng hô này?
 - Đây là cách gọi thân mật của những người cao tuổi vốn đã thân thiết với nhau 
? Qua cách sử dụng từ ngữ, cách xưng hô đó, em có nhận xét gì về cách giới thiệu của nhà thơ?
- Lời thơ mộc mạc tự nhiên như lời nói thường ngày, buột miệng mà nói ra, nói mà như một lời chào đầy phấn khởi, thân thiện khi có bạn đến chơi.
? Qua câu thơ em hiểu gì vè tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến chơi? 
 Gv: Ta hình dung nhà thơ đang tay bắt mặt mừng đón bạn. Bạn đến thăm tận nhà chứ không phải ở dinh quan, không bị gò bó bởi luật lệ chốn quan trường thì hẳn phải người bạn thân thiết nên mới có sự thân mật bình dị ấy.
? Em cảm nhận được gì ở câu thơ đầu?
Gọi HS đọc 6câu thơ tiếp. Nêu nội dung của đoạn thơ 
? Sau lời chào, nhà thơ đã giãi bày gia cảnh nhà mình với bạn như thế nào?
 Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa 
? Câu thơ cho em hiểu nhà thơ đang gặp khó khăn gì khi tiếp bạn?
 - Trẻ đi vắng: thiếu người giúp nhà thơ tiếp bạn.
 - Chợ xa: không thể mua sắm thức ăn ngon
? Câu thơ gợi em suy nghĩ gì về ý định tiếp bạn của nhà thơ? 
- Chắc nhà thơ định tiếp bạn bằng mâm cơm thịnh soạn 
GV: Chắc rằng nhà thơ muốn thết đãi bạn thật thịnh soạn có người sai bảo thật hậu, thật ngon bởi thời ấy chỉ ở chợ mới có đầy đủ những thứ ngon, song oái oăm thay: chợ thì xa lại không người có ai để tiện sai bảo khi tiếp bạn.
? Không thể có món ăn thịnh soạn, nhà thơ đã nghĩ đến những thứ gì để đãi bạn?
 - Gà, cá, cải, cà, bầu, mướp.
? Em có suy nghĩ gì về những thứ thức ăn này?
Là những món ăn cây nhà lá vườn 
? Khi nhắc đến những thứ thức ăn này giọng điệu thơ của nhà thơ có gì thay đổi?
- Từ giọng vui đùa, nhà thơ chuyển sang giọng kể và miêu tả.
? Qua cách kể và tả đó em hiểu gì về gia cảnh của nhà thơ? 
- Mọi thứ đều có nhưng lại rơi vào tình huống thật oái oăm: ao có cá nhưng nước lớn không bắt được, nhà có gà nhưng vườn nhà rộng quá không bắt được. Ngoài vườn có cải, cà, bầu, mướp, thì đều chưa thể ăn được, đến cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
? Em có nhận xét gì về các từ ngữ hình ảnh sắp xếp ở hai câu 3 - 4 và 5 - 6?
- Hai câu 3 - 4, 5 - 6 có phép đối: 
Ao sâu nước cả / khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa / khó đuổi gà
Cải chửa ra cây / cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn / mướp đương hoa
? Em hiểu gì về: Ao sâu nước cả- vườn rộng rào thưa?
- Đây là những thành ngữ 
GV: Cụ Tam Nguyên đã sử dụng rất tự nhiên thành ngữ và phép đối thường thấy trong thơ Đường
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh được nhắc đến ở 6 câu thơ này?
- Những hình ảnh rất bình dị, dân dã quen thuộc ở thôn quê
 GV: ở đây ta không thấy những hình ảnh ước lệ thường thấy trong thơ Đường mà chỉ thấy những hình ảnh dân dã, quen thuộc, thể hiện sự sáng tạo đổi mới trong thơ Đường của Nguyễn Khuyến
? Tất cả những biện pháp nghệ thuật trên ấy đã góp phần diễn tả điều gì?
- Tất cả đã góp phần diễn tả nhà thơ mong muốn tiếp đãi bạn thật thịnh soạn nhưng lại chẳng có gì về vật chât để đãi bạn
? Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây?
- Lời thơ kể nể trình bày hoàn cảnh vừa miêu tả cảnh vườn tược xanh tươi hoa trái đầy vườn
? Đằng sau những câu thơ vừa kể vừa tả ấy ta nhận ra thái độ của nhà thơ như thế nào?
- Lời thơ cứ nhỏ nhẹ tâm tình chân chất thật thà có phần như vừa thanh minh với bạn, vừa như giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình 
? Có người cho rằng, nói như vậy là nhà thơ đang than nghèo, kể khổ với bạn, có người lại cho rằng nhà thơ đang cố ý khoe với bạn cảnh sống sung túc của gia đình mình. Em có đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
 (HS trao đổi nhóm. Cử đại diện trình bày quan điểm)
 - ý kiến 1: Nhà thơ không định than nghèo kể khổ vì thực ra nhà ông có nhiều thứ lắm nhưng chỉ vì không lấy được hoặc không đúng dịp mà thôi 
 - ý kiến 2: Nhà thơ không định khoe với bạn về cuộc sống sung túc của gia đình mình vì gia tài của nhà thơ rất bình dị, dân dã. 
? Em hãy tưởng tượng hình ảnh nhà thơ khi tiếp với bạn? 
- Nhà thơ như đang thì thầm thanh minh, hồ hởi dắt tay bạn ra thăm vườn cây ao cá ẩn chứa một sức sống tiềm tàng gần gũi mến yêu, tận hưởng cái thú vui dân dã ở làng quê nơi ông về ở ẩn .
 Gv: Từ một vị quan đứng đầu trong triều, ông xa lánh cuộc sông chốn quan trường, về ở ẩn và rất vừa ý toại nguyện với cuộc sống ấy thể hiện khí tiết của nhà nho yêu nước. Thực ra thì làm gì có lúc nào mà lại không có hết thẩy những thứ như nhà thơ nói
? Vậy theo em, nhà thơ nói như vậy để làm gì?
- Nhà thơ nói thiếu quá đi để đùa vui với bạn một cách hóm hỉnh, để rồi trong quá trình tiếp bạn có gì không được như ý cũng mong bạn thông cảm
? Như vậy, em cảm nhận được gì ở 6 câu thơ trên?
HS đọc câu thơ kết 
 Bác đến chơi đây ta với ta 
? Em hiêu như thế nào về cụm từ: ta với ta 
 - Chỉ có nhà thơ với bạn 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ viết câu của tác giả? Cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
 - Dùng điệp từ ta, dấu chấm cảm đặt ở cuối câu 
 - Nhấn mạnh, khẳng định tình cảm cao quý giữa nhà thơ và bạn.
? Vì sao em cho rằng đây là tình bạn cao quý?
 - Bạn và nhà thơ tuy hai mà một, đại từ ta cho thấy cái một duy nhất đó của tình bạn 
GV: Nhà thơ lấy cái không tuyệt đối về vật chất để khẳng định cái có về mằt tình cảm
? Em cảm nhận được gì về tình bạn của nhà thơ ở câu thơ kết?
GV: Nhà thơ quan niệm tình bạn cao đẹp không cần phải có mâm cao cỗ đầy, chỉ cần chân thành chân thành khi gặp gỡ là đủ. 
I. Giới thiệu tác giả ,tác phẩm (5’) 
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến
 - 1835 – 1909, quê Bìmh Lục tỉnh Hà Nam 
- Ông là người thông minh, học giỏi đỗ đầu 3 kì thi: Được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ 
- Là nhà thơ lớn của dân tộc 
2. Tác phẩm; Sáng tác sau khi ông đã cáo quan về quê ở ẩn 
III. Đọc và tìm hiểu bố cục (5’)
III. Tìm hiểu chi tiết bài thơ 
1. Câu thơ mở đầu: Lời chào khi bạn đến chơi 
- Giới thiệu nhà có khách quí đến chơi và tâm trạng hồ hởi, vui mừng khôn xiết của nhà thơ. 
2. Sáu câu thơ tiếp: 
Hoàn cảnh tiếp bạn
- Nhà thơ bày tỏ mong muốn tiềp đãi bạn và hoàn cảnh của mình một cách bông đùa dí dỏm.
3. Câu thơ kết:
- Tình bạn chân thành thắm thiết gắn bó là thiêng liêng cao quí hơn mọi thứ vật chất tầm thường.
 * Hoạt động 5 
 IV. Tổng kết: (7’)
 ? Bài thơ có những thầnh công đặc sắc gì về nội dung và nnghệ thuật ?
 1. Nghệ thuật:
 - Sử dụng thể thơ đường luật , ngôn ngữ tinh hoa của dân tộc tài hoa sáng tạo
 - Mạnh dạn đưa những thi liệu dân dã bình dị khác hẳn với thi liệu cổ diển xưa 
 - Vận dụng lối đối cách nói cường điệu liệt kê 
 - Sáng tạo bố cục bài thơ độc đáo
 ? Bài thơ giúp em cảm nhận nội dung gì?
 2. Nội dung: 
 - Bài thơ thể hiện một cách chân thành mà hóm hỉnh tình bạn đậm đà thắm thiết và cảm động của nhà thơ với bạn 
 - Bài thơ còn mang đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống nơi làng quê và ẩn 
chứa tâm hồn trong sáng gắn bó với thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
 V. Luyện tập: 
 ? Tìm những câu tục ngữ ca dao nói về tình bạn cao đẹp?
 (Thảo luận nhóm- Đại diện trình bày)
 VD: Giàu vì bạn sang vì vợ 
 D. Củng cố: 
? Đọc diễn cảm bài thơ?
 E. Hướng dẫn học bài: ( 1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ 
 - Nắm chắc nội dung nghệ thuật và cảm nhận từng phần của bài thơ.
 - Chuẩn bị viết bài văn biểu cảm 2 tiết
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31 + 32 
Viết bài làm văn biểu cảm (Bài viết số 2)
 I. Mục tiêu cần đạt 
 - Qua bài viết gúp HS thực hành làm bài văn biểu cảm. Từ đó gv đánh giá được khả năng làm bài văn biểu cảm và những hạn chế các em còn hay mắc để tiếp tục rèn cách viết văn 
 - Học sinh viết được bà văn biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật, thể hiện tình yêu thương theo truyền thống của nhân dân ta.
 - Rèn kĩ năng viêt hoàn chỉnh bài văn biểu cảm 
 - Giáo dục ý thức biết quý trọng thương yêu loài vật, cảnh vật xung quanh mình 
 II. Chuẩn bị 
 Thầy: Trao đổi trong nhóm, thống nhất ra đề, yêu cầu biểu điểm 
 Trò: Ôn tập về cách làm bài văn biểu cảm 
 III . Tiến trình lên lớp: 
 A. ổn định tổ chức: (1’)
 B .Kiểm tra: ( 1’) Việc chuẩn bị làm bài của học sinh 
 GV chép đề bài lên bảng 
 Đề bài: Cảm nghĩ của em về loài cây em yêu 
 HS làm bài thu bài (85’)
 * Những yêu cầu về hình thức nội dung và cách cho điểm 
 1.Về nội dung: 
 - HS được chọn một trong số những loài cây gần gũi với chúng, trình bày bài văn theo bố cục:
 Mở bài: - Giới thiệu khái quát về loài cây em yêu thích 
 - Lí do yêu thích, cảm xúc ban đầu về loài cây đó 
 Thân bài: Cảm xúc về các đặc điểm gợi cảm của cây : 
 - Lai lịch hoàn cảnh chăm sóc, sự quan tâm của em 
 - Những gắn bó thân thiết của cây trong cuộc sống con người trong đó có em và gia đình em 
 - Những kỉ niệm thân thiết giữa em và cây mà em còn nhớ mãi 
 - Lợi ích, tác dụng của cây 
 Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó 
 2. Yêu cầu về hình thức: 
 - Bài viết thể hiện rõ bố cục từng phần 
 - Biết sử dụng linh hoạt những từ ngữ biểu cảm trực tiếp 
 - Viết câu, phân đoạn rõ ràng mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, không dùng từ ,đặt câu sai ngữ pháp 
 *Cách cho điểm 
 - Điểnm 9 - 10 đảm bảo được yêu càu về nội dung và hình thức, giọng văn truyền cảm dí dỏm, sử dụng linh noạt ngôn ngữ biểu cảm 
 - Điểm 7 - 8 đạt yêu cầu cơ bản về nội dung hình thức, có sai sót, vụng về một đôi chỗ 
 - Điểm 5 – 6 bài viết có nội dung rõ ràng, bố cục đầy đủ, song diễn đạt ý chưa linh hoạt có chỗ vụng về khô khan hoặc có thiếu sót một vài ý nhỏ làm bài văn kém mạch lạc 
 - Điểm 3 - 4 bài viết đã có bố cục nhưng diễn đạt ý sơ sài vụng về nặn về tả kể ít có yếu tố biểu cảm
 - Điểm 0 – 1 - 2 bài viết quá sơ sài, không rõ bố cục diễn đạt vụng về, hoặc lạc đề chưa đúng thể loại văn biểu cảm 
 D. Củng cố: (2’)
 - Thu bài
 - Nhận xét chung về ý thức làm bài 
 E Hướng dẫn hoc bài: (2’) 
 - Ôn tập lại phương pháp làm văn miêu tả 
 - Làm bài tập: Biểu cảm về người thân 
 - Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác núi Lư 
Quỹ Nhất, ngày tháng năm
Hiệu trưởng ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 8.doc