. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
TUẦN 8 Ngày soạn: 8/10/2011 Ngày dạy:11/10/2011 TIẾT 29 Văn bản :QUA ĐÈO NGANG ( Bà Huyện Thanh Quan ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn bã. *Trọng tâm :Nội dung ,nghệ thuật của bài thơ . *Tích hợp : Tiếng Việt: Trật tự từ (lớp 8), Điệp từ, ẩn dụ. Tập làm văn: văn biểu cảm. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC 1.Kĩ năng tự nhận thức:Nhìn nhận ,đánh giá nhân vật ,hoàn cảnh để tự nhận thức về bản thân có khả năng trải nghiệm trong cuộc sống 2.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông:Biết cảm thông,chia xẻ trước nỗi buồn của người khác. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - §Æt c©u hái,tr¶ lêi,®éng n·o suy nghÜ,tr×nh bµy 1 phót,®äc hîp t¸c, Đàm thoại.,thảo luận nhóm, bình giảng, nêu vấn đề, khai thác kênh hình IV.CHUẨN BỊ 1.Thầy: -Phương tiện máy chiếu:SGK, soạn giáo án, Tranh ảnh,bảng phụ. 2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :5’ ? Đọc thuộc lòng bài Bánh trôi nước ? Nêu ý nghĩa bài thơ? Y/C: HS đọc và nêu được ý nghĩa bài thơ 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Đèo ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình .Nếu chúng ta đi từ Bắc vào Nam,đi bằng tàu hoả sẽ vừa đi ngang qua đèo vừa chui vào hầm núi. Nếu đi bằng ô tô thì sẽ vượt qua đỉnh đèo rồi đổ dốc sang phía Quảng Bình.Còn nếu mở cửa sổ máy bay sẽ thấy đèo ngang như một sợi chỉ xanh mờ cắt ngang bờ biển xanh xanh nhạt nhạt.Còn trong con mắt người xưa,trong cảm nhận của BHTQ xa quê vào kinh đô làm việc,ĐN được tái hiện ntn? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Tg NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : HD học sinh đọc-Tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - GV nêu yêu cầu đọc:Đọc với giọng trầm buồn,nhẹ nhàng thể hiện tâm trạng nhà thơ - Chiếu văn bản trên máy GV: Đọc ,sau đó gọi HS đứng dậy đọc lại - HS nhận xét ? Dựa vào phần soạn bài ở nhà , em hãy nêu một vài nét về tác giả? ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Sáng tác theo thể thơ gì?. ? Bài thơ có bố cục mấy phần? nội dung từng phần? Gv : bổ sung- chiếu trên máy tư liệu về tác giả, Đèo Ngang, cách gieo vần, bố cục bài thơ - HS giải nghĩa các từ: Đèo Ngang, tiều, con cuốc cuốc, cái gia gia... * HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu văn bản Hs : Đọc 2 câu đầu ? 2 câu đầu tả cảnh gì? Cảnh đó được tả vào thời điểm nào? ? Thời điểm đó có ý nghĩa ntn? ? cảnh tượng Đèo Ngang được hiện ra qua những chi tiết nào? Chúng ở trạng thái ra sao? Hs : Phát hiện trả lời. ? Điệp từ như vậy có tác dụng gì ? Hs : Thảo luận(2’) Gv : Định hướng. (cái hay của tác giả là đã đưa đến 5 sự vật chen chúc trong một câu thơ->Gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi chật hẹp , cằn cỗi . Chen còn là chen lẫn,gợi vẻ hoang dã , hiu hắt , tiêu điều ) ? Qua đó em cảm nhận được gì về khung cảnh đèo Ngang lúc này ntn ? . GV Cho hs đọc tiếp 2 câu thực GV Trong không gian hoang vu nơi đây vẫn mang sự sống, không phải hoàn toàn xa cách với cuộc sống của con người ? Sự sống ở đây được tác giả miêu tả ntn? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong hai câu thực? Hs :Thảo luận (3’),trình bày. ? Những nghệ thuật đó có sức gợi ntn về sự sống ở Đèo Ngang? Gv giảng.: Cảnh thưa thớt,lơ thơ làm tăng thêm nỗi buồnTuy có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng không làm cho phong cảnh thiên nhiên đỡ hiu quạnh, ấm áp Þ vì vậy càng tăng thêm tâm trạng buồn,cô đơn của tác giả. GV : chiếu trên máy HS đọc 2 câu luận ? Trong khung cảnh hoang sơ đó nhà thơ đã nghe thấy gi? ( Tiếng chim cuốc và chim gia) ? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim cuốc và chim gia? Vài chú tiều lom khom dưới núi CN VN TN Mấy nhà chợ lác đác ở bên sông CN VN TN GV giảng để học sinh hiểu được tâm trạng hoài cổ của nhà thơ. ? Tiếng chim quốc và chim gia diễn tả tâm trạng gì của tác giả? ? Qua 6 câu đầu em có nhận xét gì về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả? HS khái quát GV chiếu toàn cảnh Đèo Ngang trên máy ?Tâm trạng của bà HTQ khi qua đèo ngang được thể hiện qua 2 hình thức ở 6 câu trên là mượn cảnh để ngụ tình còn Trong 2 câu cuối nhà thơ còn tả cảnh không ? ? Ta với ta là ai với ai? Cụm từ này thể hiện ý nghĩa gì? ( Cực tả nỗi cô đơn trong lòng thi sĩ, một mình đối diện với chính mình) GV: đọc thêm câu cuối bài Bạn đến chơi nhà,phân biệt sự giống,khác nhau ở cụm từ ta với. Hs :Dựa vào nội dung của câu thơ để phân tích. Gv :Chốt. ? Vậy bài thơ tả cảnh hay tả tình ? Hs : Phát biểu. ( Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. ) GV cho HS khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - HS đọc ghi nhớ. * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn luyện tập - HS làm bài tập trắc nghiệm * HOẠT ĐỘNG 4 :Hướng dẫn tự học 10’ 23’ 5’ 2’ I. ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: - Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn thị Hinh. Sống TK XIX, quê Hà Nội. b. Tác phẩm: - Bài thơ sáng tác trên đường vào Nam giữ chức cung trung giáo tập. - Thơ thất ngôn bát cú đường luật C. Từ khó II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN * Hai câu đề : Bước tới . ..bóng xế tà Cỏ cây chen đá ,lá chen hoa Không gian : Đèo Ngang Thời gian : bóng xế tà ® Gợi nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhung - Cảnh vật : có, cây, lá, hoa, đá Điệp từ « chen » Þ Cảnh hoang sơ, rậm rạp gợi sự vắng vẻ hiu quạnh . * Hai câu thực : Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ® Phép đối,đảo ngữ, từ láy gợi hình Þ Con người và sự sống của con người ở đây quá ít ỏi, vắng vẻ hoang sơ. * Hai câu luận : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ® Phép đối , chơi chữ Þ Tâm trạng hoài cổ : nhớ thương, tiếc nuối thời vàng son đã qua * Hai câu kết ..trời,non,nước Một mảnh tình riêng ta với ta ® Tương phản : Một bên là trời non, nước>< ta với ta Þ Tâm trạng cô đơn,nỗi niềm cô quạnh,tâm sự thầm kín III. Tổng kết : a. Nghệ thuật : - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảng, tả tình. b. Nội dung: - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. III. LUYỆN TẬP IV. CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Đọc bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” - Học thuộc phần ghi nhớ ; Học thuộc bài thơ . - Soạn bài “ Bạn đến chơi nhà” ****************************************************** Ngày soạn: 10/10/2011 Ngày dạy:14/10/2011 Tiết 31 + 32 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I - Mục tiêu cần đạt: 1.KT: HS vận dụng KT về văn b/cảm viết bài TLV số 2 tại lớp. 2.KN: Rèn kỹ năng viết văn b/cảm. 3.TĐ: *Trọng tâm:Viết bài *Tích hợp:- Các biện pgáp tu từ so sánh ,sử dụng từ ngữ ,câu ,đoạn -Phương thức biểu cảm tự sự ,miêu tả . II -Các kỹ năng sống cơ bản 1.Kĩ năng thể hiện sự tự tin vào bản thân,mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và chứng kiến của mình,quyết đoán trong trong công việc và giải quyết vấn đề. 2.Giao tiếp:Biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh giao tiếp 1 cách phù hợp III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực - Thực hành viết văn biểu cảm IV-Chuẩn bị 1. GV: Đề bài 2.HS:Vở,bút ,nháp V.Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài : - GV chép đề bài lên bảng. * HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: - GV: Nêu yêu cầu chung: ? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập? ? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết ? ? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì? - GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh. - Nghiêm túc trong giờ viết bài. - Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...) - Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến các loại cây và có ý thức bảo vệ môi trường. 2. Hình thức: - Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Biểu cảm. - Hình thức viết bài: Văn biểu cảm. - Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học. 3.Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ viết bài. - Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...) - Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý các loại cây và biết chăm sóc bảo vệ môi trường. * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học I. ĐỀ BÀI - Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM 1. Nội dung: a. Thể loại: Văn biểu cảm b. Nội dung: - Viết về một loài cây bất kỳ mà em yêu thích - Lưu ý: Phải bộc lộ được tình cảm của mình đối với loài cây đó.phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? 2. Đáp án chấm: a. Mở bài (1,5đ) - Nêu loài cây mà em yêu thích - Lý do em yêu thích b. Thân bài(6đ) - Các phẩm chất của cây (2đ) - Gía trị của loài cây đó đối với đời sống con người(2đ) - Loài cây trong cuộc sống của em (2đ) c. Kết bài: (1,5đ) - Tình yêu của em đối với loài cây đó ( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ ) . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV thu bài - Nhận xét giờ viết bài của H/s - Xem lại các bước làm văn biểu cảm - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập - Học bài và làm bài tập bài Quan hệ từ và chuẩn bị bài Chữa lỗi quan hệ từ Tân Thanh, ngày....tháng 10 năm 2011 BGH duyệt Đỗ Thị Thảo Ngày soạn:13/10 Ngày dạy: 17/10 Văn bản :BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ TIẾT 30 ( Nguyễn Khuyến ) I. MỨC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường Luật.Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được thể loại văn bản. - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: - Trân trọng tình bạn. *Tích hợp : Tiếng Việt:Đại từ Tập làm văn: văn biểu cảm. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC 1.Tự nhận thức giá trị tình cảm bạn bè là trên hết không gì so sánh được. 2.Giao tiếp,phản hồi lắng nghe tích cực ,trình bày suy nghĩ ý tưởng ,cảm nhận của thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - §Æt c©u hái,tr¶ lêi,®éng n·o suy nghÜ,tr×nh bµy 1 phót,®äc hîp t¸c, Đàm thoại.,thảo luận nhóm, bình giảng, nêu vấn đề, khai thác kênh hình IV.CHUẨN BỊ 1.Thầy: -Phương tiện máy chiếu:SGK, soạn giáo án, Tranh ảnh,bảng phụ. 2.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :4’ ? Đọc thuộc lòng bài Qua đèo Ngang và cho biết vài nét về tác giả? ? Hãy nêu nhận xét của em về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan? Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang? Y/c : HS đọc thuộc lòng được văn bản - Nêu được một số nét chính về tác giả - Nêu được tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ cuả nhà thơ 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tình bạn là một đề tài rất phổ biến trong văn học Việt Nam. Có nhất nhiều nhà thơ đã thanh công khi viết về đề tài này. Một trong những nhà thơ viết về tình bạn hay, độc đáo, giàu cảm xúc đó là Nguyễn Khuyến. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu một bài thơ viết về tình bạn rất độc đáo của ông đó là bài thơ « Bạn đến chơi nhà » HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS TG NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu vài nét về tác giả ,tác phẩm GV nêu cách đọc: - Đọc giọng chậm rãi,ung dung,hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười - Đọc mẫu, học sinh đọc lại ? Dựa vào phần soạn bài ở nhà em hãy nêu một số nét về tác giả Nguyễn Khuyến? ? Bài thơ sáng tác vào thời gian nào? ? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?(Số câu:8 câu;số chữ: 7chữ/ câu,hiệp vần câu 1,2,4,6,8 – vần “a” ) GV chiếu trên máy, giới thiệu bổ sung về tác giả, tác phẩm -Giải thích một số từ khó: nước cả: nước đầy, lớn; khôn: không thể,khó, e rằng kho; rốn: cuống, cánh hoa bao bọc ? Bài thơ có chia bố cục làm mấy phần ?đó là những phần nào và nêu nội dung từng phần? GV Đây là một văn bản viết theo mạch cảm xúc: cảm xúc khi bạn đến chơi, cảm xúc về hoàn cảnh của mình, cảm xúc về tình bạn. Em hãy tìm các câu thơ tương ứng với các nội dung đó? - GV chiêu trên máy- HS sắp xếp ? Vậy bài thơ này chúng ta có thể chia làm mấy phần? Em có nhận xét gì về bố cục này? GV Hai câu đề thường gồm phá đề và thừa đề, nhưng Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng một câu thơ, câu 2 dã chuyển sang phần thực. Phần thực- luận trong bài thơ này không có ranh giới rõ rệt- câu 7 là câu kết nhưng lại gắn liền với phần thực và chỉ có câu 8 là câu kết. Cấu trúc bài thơ này cho thấy NK sáng tạo, sử dụng thơ Đường một cách uyển chuyển làm cho bài thơ có một vẻ đẹp mới. *HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản HS chú ý câu 1 ? Em hãy cho biết bài thơ nói về chuyện gì? ? Đọc câu thơ đầu em thấy có gì giống và khác với lời nói tự nhiên hàng ngày? HS: Lời chào hỏi,một lời nói tự nhiên GV: giống lời nói tự nhiên nhưng khác lời nói ở chõ tuân theo luật thơ thất ngôn bát cú. Ta có cảm giác như nhà thơ không cần nghĩ, cớ buột miệng ra là thành thơ. Chào bạn thật tự nhiên, lời chào thành câu thơ, chỉ có nhà thơ bậc thầy như NK mới “xuất khẩu thành thơ như vậy” ? Qua lời chào,em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn của mình? ( họ có gặp nhau thường xuyên không? Họ gặp nhau ở đâu? Xưng hô với nhau ntn? HS: Một người bạn thân lâu ngày mới gặp,nên rất quý nhau ? Qua đó em hình dung ra tâm trạng của tác giả ntn? GV theo phong tục của làng quê thì anh ruột của bố được gọi là bác, người ngoài được gọi là bác, người xưng hô có ý tôn xưng thân mật. Bạn đến thăm NK ở nhà chứ không phải ở dinh quan. Phải quý nhau lắm mới đén tạn nhà thăm nhau như vậy HS đọc câu 2 đến câu 7 ? Theo cách giới thiệu như ở câu 1 thì Nguyễn Khuyến sẽ tiếp đãi bạn ra sao khi bạn đến nhà chơi? (đàng hoàng,chu đáo). ? Vì sao nhà thơ lại nhắc đến chợ? Nhắc đến chợ ngay sau lời chào cho ta hiểu gì về tình cảm của NK đối với bạn? GV: Nhắc đến chợ trước tiên vì ông muốn tiếp đãi bạn đàng hoàng vì thời đó chí có chợ mới có các thứ ngon và sang. Ngay sau lời chào nói đến chuyện ăn uống liền điều đó thể hiện sự thân tình, chỉ có thân tình mới nói chuyện ăn uống đời thường một cách như vậy ? Vậy không thể đi chợ mua được các thứ ngon, sang thì NK định tiếp bạn những sản vật như thế nào? ? Em có nhận xét gì vế các loại thực phẩm đó?(Gà và cá là những thức ăn ntn ở nông thôn?) ? Ý định đó có thực hiện được không? Vì sao lại không thực hiện được? * Thảo luận 3p: Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy theo em có phải ông định kể khổ than nghèo với bạn không?tại sao? - Nhà thơ không than nghèo,vì: + thứ nhất các thứ đều có nhưng không lấy được,chưa dùng được chứ không phải là không có. + Thứ hai: Sự việc không có trầu là chìa khóa cho thấy sự không may chỉ là nói cho vui, nói quá lên ? Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì?Mục đích của cách nói đấy? GV Cái không có về vật chất được đẩy lên đến tận cùng đó là miếng trầu : thực tế mọt người nghiện trầu như NK lại sồng ở vườn quê nhiều trầu như vậy thì không thể có chuyện miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Đây là một dụng ý của tác giả tác giả nói quá lên cái không có để nhấn mạnh một cái “có”- có rất nhiều đó là cài gì cúng ta tìm hiểu tiếp câu cuối HS đọc câu cuối ? Câu thơ cuối và cụm từ “ta với ta’ nói lên điều gì? “Ta với ta” ở đây là ai? - Tình bạn cao hơn vật chất,dù vật chất thiêú hoặc không đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau,vẫn vui mừng khi gặp gỡ - Không Chính việc nhắc nhiều đến chuyện ăn,các thứ ăn ở trên cho ta thấy Nguyễn Khuyến mong muốn có vật chất đầy đủ để tình cảm hài hòa là quý giá nhất.Nếu không thì tình cảm, lòng thành vẫn là yếu tố cót lõi giỡ cho tình bạn lâu bền. ? Qua đó em thấy NK đã điều gì về tình bạn của nhà thơ? GV bài thơ lập ý một cách độc đáo: dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi không có gì để tiếp bạn để rồi hạ một câu kết bác đến chơi đây ta với ta *HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết - HS khái quát những giá trị nghệ thuật và nội dung tiêu biểu của văn bản *HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn luyện tập ? Em hãy so sánh cụm từ ta với ta ở bài này với bài Qua đèo Ngang? ( Đại từ “ta” trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. BHTQ dùng với nghĩa chỉ số ít, NK dùng với ý chỉ cả số ít, số nhiều. ở bài thơ này hiểu theo ý nào cũng được: ta là hai người, ta là một thể thống nhất điều đó nói được sự gắn bó chan hòa của 2 người bạn. ? Vậy có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất, coi vật chất là tầm thường,không có ý nghĩa gì chăng? - Chiêu đoạn video bài hát về NK 5’ 28’ 5’ 3’ I. ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH: 1.Đọc. 2. Chú thích a Tác giả: - Nguyễn Khuyến: ( 1835- 1909) quê ở Hà Nam. - Đỗ đầu ba kì thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. b. Tác phẩm: - Sáng tác ở giai đoạn ông cáo quan về ở ẩn. - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. c. Từ khó 3. Bố cục:Chia làm ba phần - Câu 1: Giới thiệu sự việc bạn đến chơi - Câu 2 đến câu 7: Trình bày hoàn cảnh của mình - Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà,chân thật,tự nhiên,dân dã ->Bố cục độc đáo, sáng tạo II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Câu thơ đầu - Đã bấy lâu nay bác tới nhà ® Lời chào hỏi tự nhiên - TG: đã lâu (ít gặp nhau) -Xưng hô: bác -> thân mật, gần gũi => Tâm trạng hồ hởi, vui sướng 2. 7 câu thơ tiếp Trẻ đi vắng . chợ xa NK định tiếp bạn đàng hoàng, chu đáo - Nhưng tình huống oái oăm: chợ xa, trẻ để sai lại không có nhà. - Thịt gà, bắt cá ->ngon và sang nhất ở nông thôn - Cải, cà, bầu mướp-> cây nhà lá vườn -> bình dân -Trầu: => Không thực hiện được vì lí do khách quan: chợ xa, ao sâu, vườn rộng, rau củ chưa dùng được ® Nói quá,ngôn ngữ giản dị Þ Khẳng định hoàn toàn không có một chút gì về vật chất 3. Câu thơ cuối. - Bác đến chơi đây ta vối ta ÞKĐ Tình bạn chân thành cao hơn vật chất. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. - Giọng thơ hóm hỉnh, hài hước 2. Nội dung. - Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con người ngày hôm nay. Ghi nhớ sgk/12007 III. LUYỆN TẬP IV.CỦNG CỐ- HDVN: - Hướng dẫn HS làm bài luyện tập; - Soạn bài
Tài liệu đính kèm: