. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Ngày soạn: 22/01/2005 Tiết : 77 VĂN BẢN Quê Hương (Tế Hanh) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ II.CHUẨN BỊ. GV: Giáo án – SGK – SGV – Phiếu học tập. HS: Vở soạn bài – vở ghi – SGK. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Đọc thuộc lòng khổ 1 và 4 trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Phân tích giá trị nội dung nghệ thuật của hai khổ thơ này? Đọc thuộc lòng khổ 2 và 3 trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Phân tích giá trị nội dung nghệ thuật của hai khổ thơ này? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài 1’ Ai cũng có một gia đình, một quê hương để lại trong ta biết bao kỷ niệm khó nói thành lời. Mỗi nhà thơ viết về quê hương mình tuy có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều giống nhau ở tình yêu đằm thắm. Tế Hanh sinh ra ở một làng chài nên được mệnh danh là nhà thơ sông nước. Oâng đã gửi lòng mình qua bài thơ Quê Hương. Bài thơ đã góp một tiếng nói vào hồn thơ Việt Nam hiện đại. TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài dạy 5’ 7’ 21’ 4’ HĐ1: - Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung. - Gọi HS đọc phần chú thích SGK trang 17. - Giới thiệu vài nét nỗi bật về tác giả. - Giới thiệu vài nét nỗi bật về tác phẩm. - GV hướng dẫn đọc:- 8 câu đầu đọc với giọng tha thiết, tự hào. - 8 câu tiếp theo: Đọc với giọng sôi nỗi. - 4 câu cuối: Đọc với giọng thể hiện sự tha thiết chân thành. ? Theo em, bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu VB. ? Hai câu thơ đầu đã giới thiệu quê hương tác giả như thế nào? - GV giới thiệu thêm về quê hương của tác giả? ? Nêu nhận xét về hai câu thơ giới thiệu? - GV gọi HS đọc 6 câu thơ tiếp. ? Nội dung 6 câu vừa đọc là gì? ? Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh ntn? ? Tìm những từ ngữ thể hiện khung cảnh đó? ? Khung cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì? ? Những từ ngữ hình ảnh nào nỗi bậc nhất? ? Em có suy nghĩ gì về những từ ngữ hình ảnh này? - GV: Nói thêm: Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa Đáng chú ý là hình ảnh cánh buồm. Miêu tả cánh buồm nhưng làm rõ cái hồn quê, chất quê.đó là sự khỏe khoắn của con người lao động. Đây là hiệu quả của phép so sánh. ? Qua sử dụng các biện pháp nt đó tác giả đã làm nỗi bật nội dung gì? Đọc 8 câu tiếp cho biết nội dung của đoạn thơ này? ? Cảnh đón thưyền cá về bến được miêu tả ntn? ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả này? ? Qua đó em hiểu thêm tình cảm gì của tác giả? ? Đb là hình ảnh trai tráng sau chuyến đi biển về được đặc tả ra sao? ? Những hình ảnh ấy theo em có gì đặc biệt? Đọc 2 câu tiếp và phân tích (ẩn dụ – nhân hóa). Với cách sử dụng các biện pháp nt đó em thấy được tình cảm của tác giả như thế nào đv quê hương. Nội dung nỗi bật những câu thơ vừa tìm hiểu là gì? - 4 câu thơ kết tác giả miêu tả những gì? ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ h.ảnh của nhà thơ? GV phát phiếu học tập thu 3 phiếu – nhận xét. ? Bài thơ được viết theo phương. thức nào? (Biểu cảm). ? Học xong bài này em cảm nhận sâu sắc nhất là gì? Cho HS liên hệ những tác phẩm có liên quan. HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết. HĐ1: - HS đọc tìm hiểu chung. - HS đọc chú thích * SGK. - HS giới thiệu theo SGK. - HS giới thiệu vài nét về tác phẩm. HS nghe GV hướng dẫn cách đọc. - HS phân đoạn. - 2 câu đầu: Giới thiệu làng quê. - 6 câu tiếp: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá. - 8 câu tiếp cảnh thuyền cá trở về bến. - Khổ cuối: Nỗ nhớ làng của tác giả. HĐ2: - HS tìm hiểu VB. - HS dựa vào VB trả lời. - Giản dị tự nhiên nhưng rất đầy đủ. - HS đọc 6 câu thơ tiếp - HS xác định nội dung. - HS trả lời. - HS quan sát trả lời. - Gợi ra sự yên tĩnh, bình dị mà chan chứa vẻ đẹp riêng ở làng chài. - HS quan sát trả lời. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - So sánh con thuyền với con tuấn mã và hàng loạt động từ: bằng, phẳng, vượt diễn tả con thuyền ra khơi đi sóng lướt gió mà băng tới. - HS trả lời. - HS đọc và nhắc lại nội dung. - HS quan sát trả lời. - Cảnh đón thuyền cá rất thật. Nhà thơ tưởng tượng để nhớ lại để miêu tả. + Tình yêu quê hương và tự hào về quê hương của mình. HS đọc 2 câu thơ. Dân chài lưới Cả thân hình Mượn cái bộ phận để nói cái toàn thể, làn da ngăm sám nắng để nói về con người đã từng vật lộn với mưa nắng, sóng, gió, sóng to, gió cả; nồng thở vị xa xăm, diễn tả con người quê hương từng ăn sóng, nói gió. HS đọc và phân tích. HS bộc lộ suy nghĩ của mình HS trả lời. HS suy nghĩ trả lời. HS phiếu học tập. Làm bài tập. Sau đó nghe GV nhận xét. HS tự bộc lộ. HĐ3: HS tổng kết. I. Đọc tìm hiểu chung. 1. Tác giả Tếâ Hanh ( Trần Tế Hanh) sinh 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. 2. Tác phẩm: bài thơ thuộc phong trào thơ mới (1932 – 1945). Thể thơ 8 chữ thơ tự do rất mới. 3. Đọc. 4. Bố cục: 3 đoạn II. Tìm hiểu VB 1. Giới thiệu làng quê tác giả. Đặc điểm: Nghề nghiệp làm nghề chài lưới. Vị trí địa lí : nước bao vây... 2. Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá. Trời trong gió nhẹ nắng mai hồng. hăng phăng mái chèo lướt thâu.. * Bức tranh thiên nhiên tưới sáng cùng với sự khỏe khoắn, trẻ trung của những thanh niên làng chài. 3. Cảnh đoàn thuyền về bến. Ồn ào trên bến đỗTấp nập đón ghe về Những con cá tươi ngon Dân chài lưới cả thân hình * Đoàn thuyền về bến trong một không khí hết sức rộn ràng, tươi vui, thõa mãn. 4.Nỗi nhớ quê hương Nay xa cách tác giả nhớ màu nước, cá bạc , chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng, cái mùi nồng Nỗi nhớ chân thật, đằm thắm. III. Tổng kết. SGK/ 18. 4.Dặn dò:1’ - Học thuộc lòng bài thơ, soạn bài: Khi con tu hú. III.RÚT KINH NGHIỆM. . . 4 Ngày soạn: 22/01/2005 Tiết : 78 Khi con Tu Hú (Tố Hữu) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết. II.CHUẨN BỊ. GV: Giáo án – SGK – SGV – Phiếu học tập. HS: Vở soạn bài – vở ghi – SGK. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu phân tích 2 câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài 1’ Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt. Chúng giam cầm nhà thơ ở nhà lao Thừa Phủ. Tại nhà lao này, Tố Hữu đã viết bài thơ “Khi con Tu Hú”. TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài dạy 5’ 7’ 20’ 5’ HĐ1: - Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung. - Gọi HS đọc phần chú thích SGK * trang 19. ? Giới thiệu vài nét về tác giả? ?Giới thiệu vài nét về tác phẩm? - Hướng dẫn HS đọc. GV hướng dẫn cách đọc. - Xác định bố cục bài thơ. HĐ2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu VB. ? Không gian bên ngoài nhà tù được miêu tả qua những câu thơ nào? ? Đó là không gian thuộc mùa nào trong năm? ? Cảnh vật có gì đáng chú ý? ? Vì sao em nhận ra không gian, cảnh vật mùa hè. ?Em có nhận xét gì về phạm vi miêu tả đó? ?Em có cảm nhận những gì về màu sắc, về âm thanh và hưiơng vị? ? Nhận xét về những biện pháp nt trong 6 câu thơ đầu? ? Qua những biện pháp nghệ thuật đó đã làm nỗi bật điều gì? ? Miêu tả không gian cảnh vật bên ngoài nhà tù, nhà thơ đã biểu hiện điều gì? GV: Càng đối diện với cuộc sống đời thường bên ngoài, nhà thơ cảm thấy cô đơn, uất ức. - Gọi HS đọc 4 câu cuối. ? Nhận xét về cách ngắt nhịp và cách dùng từ của 2 câu thơ 8 và 9? - Tác dụng của biện pháp nghệ thuật dó? ? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của nhà thơ. - GV diễn giải: Tiếng chim tu hú bắt đầu gợi cho nhà thơ nhận ra, mùa hè đã tới, lòng yêu cuộc sống trỗi dậy. Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại đem đến một tâm trạng khác. Đó là tâm trạng muốn thoát ra khỏi nơi tù này,để được tự do cho nên cũng là tiếng chim tu hú kêu mà người nghe lại có 2 tâm trạng khác nhau. ? Em có nhận xét gì về sự khác nhau ở 2 tâm trạng đó? - GV nhận xét. - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV thu phiếu nhận xét và đi vào phần TK. HĐ3: - HD HS ttổng kết. - Học xongbài này em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất? HĐ1: - HS HS đọc tìm hiểu chung. -HS đọc phần chú thích *SGK Tr19. - HS giới thiệu về tác giả. - HS giới thiệu về tác giả. - Hướng dẫn đọc. - HS đọc 2 đoạn. + 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè. + 4 câu cuối: Tâm trạng của tác giả. HĐ2: - HS tìm hiểu VB. - HS đọc các câu thơ đầu (6 câu). - Không gian bên ngoài nhà tù.đó là không gian cảnh vật của mùa hè. Đáng chú ý nhất là tiếng chim tu hú. - Vì có những dấu hiệu mùa hè. - HS trả lời. - Vừa rộng lớn, vừa tỉ mĩ. Từ màu sắc rực rỡ, âm thanh rộn rã, những mùi hương trong trẻo. - Màu sắc: Rực rỡ. - Aâm thanh: Rộn rã. - Hương thơm: Trong trẻo. - Chọn lọc chi tiết, dùng động từ mạnh mẽ: dậy, lộn, nhào, tính từ: chín, ngọt, đầy. rộng, cao. - HS suy nghĩ trả lời. - Lòng yêu cuộc sống sâu sắc. - HS đọc 4 câu cuối - Nhịp 6/2 và nhịp 3/3. - Dùng từ ngữ mạnh đập tan phòng, chết uất những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao). * Tâm trạng ngột ngạt, uất hận. - Sự khát khao đến cháy bỏng ấy khi ngoại cảnh tác động. HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời. HS nhận p ... âu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu thêm về câu trần thuật. TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài dạy 15’ 22’ HĐ1 Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng. - Gọi HS đọc đoạn trích a, b, c, d SGK (trên bảng phụ). ? Các câu trong những đoạn trích trên có dấu hiệu đặc trưng như những câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không? ? Các câu này dùng để làm gì? - GV yêu cầu HS lấy thêm VD về câu trần thuật có các chức năng khác. - GV nhận xét và bổ sung ? Theo em những câu này có chức năng gì? ? Từ các VD trên hãy cho biết câu trần thuật thường kết thúc bằng mấy hình thức. GV tổng kết đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa nêu. HĐ2 Hướng dẫn HS luyện tập - Yêu cầu HS làm bài tập số (1) SGK/46, 47. - GV thu 1 – 2 em chấm điểm. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS tiép tục làm bài tập (3). - Yêu cầu HS làm bài tập (4) trên phiếu học tập GV phát. - GV thu và nhận xét. - Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. HĐ1 - HS tìm hiểu hình thức và chức năng. - HS đọc các đoạn trích trên bảng phụ. - HS suy nghĩ trả lời. - HS đọc kỹ – Trả lời. - HS lấy VD. - HS thảo luận nhóm – Đại diện nhóm trả lời: Đề nghị, mời, hứa, yêu cầu, hỏi. - HS rút ra từ bài tập và trả lời. - HS nghe GV tổng kết. - HS nhắc lại nội dung SGK/46. HĐ2 - HS luyện tập. - HS làm bài tập SGK/46, 47. - HS làm. - HS thảo luận nhóm bài tập (2) – Đại diện nhóm trả lời. - HS làm bài tập số 3 - HS làm bài tập (4) theo yêu cầu của GV - HS nhắc lại nội dung phần bài học SGK/46 I. Đặc điểm hình thức và chức năng. * VD: a. Trình bày suy nghĩ của người viết. b. Kể, thông báo. c. Miêu tả. d. Câu (1) không phải là câu trần thuật, (2) dùng để nhận định, (3) bộc lộ tình cảm, cảm xúc. đ. Tôi yêu cầu anh ra khỏi đây ngay. e. (Cháu) mời bà xơi cơm. g. Tôi xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm. h. Tớ cấm cậu nói ra chuyện ấy. i. Mình hỏi cậu hút thuốc có lợi ở chỗ nào? SGK/46 II. Luyện tập 1. Xác định kiểu câu và chức năng. a. Cả 3 câu 1, 2 , 3 là câu trần thuật, trong đó câu 1: kể; câu 2 và 3: Biểu lộ tình cảm, cảm xúc. b. Câu (1): Trần thuật dùng để kể Câu (2): Câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu (3) và (4): Câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cảm ơn. 2. Câu (2) trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” là một kiẻu câu nghi vấn (Giống với kiểu câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: “Đối thử” trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây xúc động mạnh mẽ cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. 3. Xác định kiểu câu và chức năng. a. Câu cầu khiến. b. Câu nghi vấn. c. Câu trần thuật. Cả ba câu cùng chức năng cầu khiến (giống nhau) Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến ( đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a) 4. Tất cả các câu đều là trần thuật trong đó ở câu (a) và câu được dẫn lại trg (b). (Em muốn cả anh cùng đi nhận giải) được dùng để cầu khiến. Câu (a) dùng để kể. 4. Dặn dò: 1’ - Tiếp tục làm bài tập 5, 6 SGK/47. - Soạn bài: Chiếu dời đô. - Chuẩn bị bài: Câu phủ định. IV. RÚT KINH NGHỆM Ngày soạn : 19/02/2006 Tiết : 90 VĂN BẢN Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước, độc lập thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể Chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô, là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ: GV: SGK – Giáo án. HS: Vở soạn – Vở ghi – SGK III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ngắm trăng”, đọc phiên âm chữ Hán. - Qua bài thơ “ Ngắm trăng” em thấy được những vẻ đẹp gì trong tâm hồn Bác? - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đi đường” qua bài thơ em hiểu được điều gì? 3. Bài mới: GVGT bài 1’ - Khi Lê Ngọc Triều mất, Lí Công Uẩn được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Do nhu cầu đòi hỏi của một quốc gia độc lập tự chủ, năm Canh Tuất 1010 nên hiệu Thuận Thiên thứ 1, Lí Công Uẩn viết bài Chiếu dời đô bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Tức Hà Nội ngày nay). Văn bản viết bằng chữ Hán, được Nguyễn Đức Vân dịch ra Tiếng Việt TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung bài dạy 5’ 10’ 16’ 5’ HĐ1 Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung. - Gọi HS đọc phần chú thích SGK/50. - Giới thiệu vài nét về tác giả? ? Giới thiệu vài nét về tác phẩm? - GV nói thêm về thể loại chiếu? - Chiếu dời đô còn có đặc điểm riêng: bên cạnh tính chất mệnh lệnh có tính chất tâm tình. ? Em có thể lấy dẫn chứng. - GV kiểm tra việc đọc của chú thích. - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu dời đô? GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục. - GV hướng dẫn cách đọc. - Bài chiếu có thể chia thành mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung của từng phần? HĐ2 HS tìm hiểu VB Gọi HS đọc lại đoạn 1: Từ đầu không dời đổi. ? Tại sao mở đầu bài Chiếu Lí Công Uẩn lại viện dẫn sử sách TQ nói về việc các vua TQ xưa cũng thường có những cuộc dời đô? ? Theo suy luận của tác giả vì sao nhà Chu, nhà Thương phải dời đô? ? Theo Lí Công Uẩn việc dời đô của hai nhà Thương, Chu là một việc làm như thế nào? ? Việc nêu mang tính chất tiền đề này có tác dụng gì? ? Sau khi nói đến thời xưa, tác giả đề cập đến hai triều đại Đinh và Lê, so sánh hai triều đại này với nhà Thương, nhà Chu Lí Công Uẩn có nhận xét như thế nào? ? Đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp ấy làm rõ nội dung cần diễn đạt như thế nào? Yù kiến Lí Công Uẩn như vậy, còn các em, bằng hiểu biết về lịch sử với nhận định của người đời nay, chúng ta nhận xét, đánh giá suy nghĩ đó của Lí Công Uẩn như thé nào? - GV nhận xét bổ sung. - Gọi HS đọc câu kết đoạn 1 ? Em nhận xét như thế nào về giọng điệu câu văn -> phong cách cảu tác giả. ? Từ đó em có nhận xét gì về việc dời đô của Lí Công Uẩn? - GV chuyển ý và chuyển sang phần 2. - Gọi HS đọc đoạn 2. ? Theo Lí Công Uẩn, thành Đại La có những thuận lợi gì về địa thế? ? So với kinh đô Hoa Lư, thành Đại La có ưu điểm như thế nào? GV nói thêm: người Việt Nam quan niệm muốn thành công cần có ba yếu tố: thiên thời; Địa lợi; nhân hòa. Đại La hội tụ đầy đủ ba yếu tố. ? Kết thúc bài Chiếu Lí Công Uẩn không ban bố mệnh lệnh mà đặt câu hỏi, theo em như thế nào? ? Chiếu dời đô có tính thuyết phục bởi lý lẽ và tình cảm. Em hãy chứng minh? ? Chiếu dời đô phan ánh điêug gì về đất nước Đại Việt? ? Vì sao như thế? HĐ3 - HS tổng kết HĐ1 - HS đọc tìm hiểu chung. - HS đọc phần chú thích SGK/50. - HS giới thiệu tác giả? - HS giới thiệu tác phẩm? - HS lấy dẫn chứng “Trẫm rất đau sót về việc đó, không thể không dời đổi” và “Các khanh nghĩ thế nào?” - HS trả lời theo yêu cầu cuả GV. - HS nêu hoàn cảnh ra đời. ơ - HS nghe GV hướng dẫn cách đọc. - 2 phần : Từ đầu không dời đổi: Mục đích cảu việc dời đô. - Phần còn lại: Ca ngợi địa thế thành Đại La HĐ2 - HS tìm hiểu VB. - HS suy nghĩ trả lời. - Đưa ra số liệu cụ thể để cho mọi người thấy việc dời đô không có gì khác thường. - Nhằm mưu toan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. - Thuận với mệnh trời và lòng người vận nước phồn thịnh. - Chuẩn bị lý lẽ cho phần tiếp theo. - Nhà Thương, nhà Chu dời đô nhiều lần nên triều đại lâu bền, nhà Đinh, Lê chỉ đóng đô ở Hoa Lư vì vậy vì vậy trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. (Biện pháp đối lập -> Lí Công Uẩn tán thành việc dời đô, định đô ở mọt chỗ là một việc làm không thuận mệnh trời - HS thảo luận – Đại diện nhóm trả lời. - HS đọc câu kết đoạn 1. - Giọng văn từ dõng dạc đanh thép -> trầm lắng -> nỗi xót xa chân thành trước cảnh nguy nan của đất nước - HS nhận xét. - HS đọc đoạn 2. - HS quan sát VB trả lời. - HS so sánh: Hoa Lư hẻo lánh, núi rừng hiểm trở, lại không phải là nơi hội tụ của 4 phương, địa thế thấp, thường xuyên ngập lụt. - Trị nước an dân thu phục lòng người hơn là ban bố mệnh lệnh. - Tác giả đưa ra lý do cụ thể. - Kết hợp với tình cảm. - Là kết quả tất yếu của ý chí tự cường dân tộc đang trên đà lớn mạnh, khác vọng của nhân dân về mọt đất nước độc lập tự chủ. - HS thảo luận. HĐ3 - HS tổng kết. I. Đọc - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Lí Công Uẩn (974 – 1028) là người thông minh nhân ái. 2. Tác phẩm: - Thể loại chiếu. - Năm 1010 Lí Công Uẩn dời đô ra Đại La -> bài Chiếu ra đời. 3. Đọc 4. Bố cục: 2 đoạn II. Tìm hiểu VB 1. Lí do dời đô: - Xưa nhà Thương năm lần dời đô; nhà Chu ba lần dời đô. - Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình. - Trẫm rất đau xót về việc đó. -> Là một việc làm chính nghĩa vì đất nước, vì nhân dân. 2. Ca ngợi địa thế thành Đại La. - Vị trí địa lý: Trung tâm trời đất. - Hình thế núi sông “Thế rồng cuộn, hổ ngồi” - Nơi trung tâm thuận tiện giao lưu: “Xem muôn đời” => Thành Đại La xứng đáng trở thành kinh đô của đất nước. III. Tổng kết SGK/51 4. Dặn dò: 1’ - Xem lại bài. - Soạn bài: Câu phủ định. IV. RÚT KINH NGHỆM
Tài liệu đính kèm: