Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1, 2: Văn bản : Tôi đi học

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1, 2: Văn bản : Tôi đi học

. MỤC TIÊU :

- Kiến thức : HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Kĩ năng : Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị man mác của Thanh Tịnh.

- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập cho HS.

II. CHUẨN BỊ :- Giáo viên : Soạn bài + Tìm hiểu thêm về văn phong của Thanh Tịnh.

- Học sinh : Trả lời những câu hỏi đọc – hiểu văn bản trang 9 SGK. Hồi tưởng những cảm giác trong ngày đi học đầu tiên của mình.

III. KIỂM TRA : - KT vở sách + bài soạn.

 

doc 112 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1360Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1, 2: Văn bản : Tôi đi học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 15/08/2010. Ngày dạy: 17/08/2010 
BÀI 1
 Tiết 1,2 VĂN BẢN : TƠI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) 
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Kĩ năng : Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị man mác của Thanh Tịnh.
- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập cho HS.
II. CHUẨN BỊ :- Giáo viên : Soạn bài + Tìm hiểu thêm về văn phong của Thanh Tịnh.
- Học sinh : Trả lời những câu hỏi đọc – hiểu văn bản trang 9 SGK. Hồi tưởng những cảm giác trong ngày đi học đầu tiên của mình.
III. KIỂM TRA : - KT vở sách + bài soạn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới : Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt, càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật “tôi”, ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên - học sinh
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
 Xem chú thích (SGK) tr 8 
II. Tìm hiểu văn bản :
 1. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” :
 Đó là những tâm trạng, cảm giác của nhân vật khi trên con đường cùng mẹ tới trường; khi nhìn ngôi trường, nhìn mọi người vào ngày khai giảng; lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp; lúc ngồi vào chỗ của mình đón nhận giờ học đầu tiên.
(Hết tiết 1)
 2. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” :
 - Cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
 - Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn.
 - Vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình.
 - Cảm thấy mình bé nhỏ và lo sợ vẩn vơ vừa hồi hộp.
 - Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
 - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật.
 3. Nghệ thuật :
 - Bố cục sắp xếp theo dòng hồi tưởng.
 - Các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
- Tự sự kết hợp với biểu cảm-cảm xuc tâm trạng của nhân vật
- Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
III. Tổng kết :
 Ghi nhớ tr.9.
IV. Luyện tập :
* Hoạt động 1:
- Nêu vài nét về tác giả.
Bổ sung : Tác giả đổi tên là Trần Thanh Tịnh lúc 6 tuổi; sáng tác trên nhiều lĩnh vực (truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học ). Tôi đi học là một trường hợp tiêu biểu cho văn phong của tác giả.
- Gọi HS đọc văn bản: 
(3 HS lần lượt đọc 3 đoạn : Từ đầu ® “ngọn núi”, “Trước sân trường  cả ngày nữa”, Phần còn lại.)
Nêu nghĩa các chú thích 2,3,4?
* Họat động 2:
- Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? - Kể theo ngôi kể nào?
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
- Trình tự ấy có thống nhất với chủ đề của văn bản không? Và giúp ta hiểu được những kỉ niệm mà tác giả muốn nhắc đến là những kỉ niệm như thế nào?
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- So sánh phạm vi nghĩa của các từ : tâm trạng, hồi hộp, ngỡ ngàng, lúng túng, vui vẻ, phấn chấn, sảng khoái, hoài nghi, chán nản.
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ?
( + Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em đến trường. Ơng đốc là hình ảnh người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn và bao dung.)
- Qua các chi tiết trên, em thấy họ là những người như thế nào đối với thế hệ trẻ vào ngày tựu trường? 
* Hoạt động 3:
- Nhận xét về cách sắp xếp ý của văn bản.
- Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn. Các hình ảnh so sánh ấy đã dem lại điều gì?
- Phương thức biểu đạt của văn bản có phải chỉ thuần tuý tự sự không? Vì sao?
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
* Trắc nghiệm : Nhân vật “tôi” được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
I. Lời nói. III. Ngoại hình.
II. Tâm trạng. d. Cử chỉ.
Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật.
 V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Bài vừa học :	- Học thuộc đoạn “Hằng năm  hôm nay tôi đi học” + ghi nhớ.	- Nắm vững những nội dung đã phân tích.
	 - Viết đoạn văn ghi ấn tượng trong buổi đến trường đầu tiên của em.
	 2. Bài sắp học : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” - Trả lời các câu hỏi a,b,c tr.10 SGK.
 VI. Bổ sung:
Ngày soạn : 15/ 08/ 2010 Ngày dạy : 18/08/ 2010 
Tiết 3 –Tiếng Việt CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Kĩ năng : Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
- Thái độ : HS yêu thích việc tìm hiểu nghĩa của từ.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ.
- Học sinh : Trả lời các câu a, b, c tr.10 SGK.
III. KIỂM TRA : KT bài soạn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Ở lớp 6, các em đã được học về nghĩa của từ. Các em hãy nhắc lại : Nghĩa của từ là gì? (là nội dung mà từ biểu đạt).
	Phạm vi nghĩa của từ có thể rộng hay hẹp tuỳ theo cấp độ của nó. Hôm nay, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên - học sinh
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp :
 1/ Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: “Động vật” có nghĩa bao hàm cả: cá, chim, thú,
 2/ Từ ngữ có nghĩa hẹp: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ: hươu, nai,voi, được bao hàm trong nghĩa của từ “Thú”
* Ghi nhớ: SGK trang 10 
I. Luyện tập :
Y phục
Quần
Áo
Vũ khí
Súng
Bom
 1 BT 1 (SGK) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 a
 quần đùi, quần dài áo dài, sơ mi
 b
 súng trường, đại bác bom ba càng, bom bi
2. BT2 (SGK) Từ ngữ cĩ nghĩa rộng:
 a Chất đốt. b Nghệ thuật. c Thức ăn. 
3. BT 3(SGK) Từ ngữ cĩ nghĩa được bao hàm:
 a Xe cộ : xe đạp, xe máy, xe hơi 
 b Kim loại : sắt, đồng, nhôm 
4. BT4 (SGK) Từ ngữ khơng thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhĩm:
 a Thuốc lào. b. Thủ quỹ. c. Bút điện. d. Hoa tai.
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
- PP: Trực quan, phát vấn, quy nạp
- GV treo bảng phụ kẽ sẵn sơ đồ (như SGK tr 10) 
- GV ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? Vì sao?
- GV ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
- GV ? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV giảng theo mơ hình
- GV ? Từ mơ hình trên, em hiểu thế nào là một từ cĩ nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
- ? Một từ ngữ cĩ thể vừa cĩ nghĩa rộng, vừa cĩ nghĩa hẹp được khơng? Tại sao?(vì t/c rộng-hẹp của nghĩa từ chỉ là tương đối)
- GV chỉ định HS trả lời
- GV nhận xét, chốt, gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- PP: Thực hành, thảo luận nhĩm
- GV phân lớp thành 4 nhĩm và yêu cầu
- Nhĩm 1 thảo luận BT 1 a SGK
- Nhĩm 2 thảo luận BT 1 b SGK
- Nhĩm 3 thảo luận BT 2 SGK
- Nhĩm 4 thảo luận BT 3 SGK
-GV nhận xét, sửa, bình điểm
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	1. Bài vừa học : - Nắm vững các kiến thức vừa tìm hiểu. - Ôn lại các bài tập đã làm. - Làm BT5 SGK tr11.
	2. Bài sắp học : “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” - Đọc lại văn bản “ Tơi đi học. - Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.12 SGK.
VI. Bổ sung :
Ngày soạn :17/08/2010. Ngày dạy: 21/08/2010
Tiết 4 – Tập làm văn: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Kĩ năng : Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
- Thái độ : Chú ý xác định chủ đề khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ.
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.12 SGK.
III. KIỂM TRA : KT bài soạn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* BÀI MỚI: 
 Giới thiệu bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để có thể viết một văn bản tốt.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên - học sinh
I. Chủ đề của văn bản :
Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
 - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, khơng xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Tính thống nhất thể hiện ở hai phương diện:
 + Hình thức: Nhan đề, đề mục...
 + Nội dung: Mạch lạc, từ ngữ, chi ti
III. Luyện tập :
Bài tập 1, 2, 3 SGK
* Họat động 1: Tìm hiểu k/n chủ đề của vb
PP vấn đáp, quy nạp
Qua văn bản Tôi đi học, cho biết :
- GV ? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
- Chủ đề của văn bản này là gì?
Þ Chủ đề của văn bản là gì?
- GV chốt ý, ghi bảng
* Họat động 2: Tìm hiểu tính thống nhất...
- GV ? Tìm những căn cứ cho biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên. ... ước.
Tâm trạng của tác giả thể hiện qua lời kể về truyền thống lịch sử của dân tộc, về tình hình đất nước thời quân Minh xâm lược – tình hình tương tự như tình hình đất nước thời của tác giả đang sống.
Nhằm “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi người” (Xuân Diệu).
Ghi nhớ.
V.Hướng dẫn tự học:
Ngày dạy :	
Tiết 67,68	
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức đã học ở HK1.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng làm một bài tổng hợp.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc làm bài.
II. ĐỀ KIỂM TRA :
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
* Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữI. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay sở sống bằng cách đó.
Một hôm, cô tôi gọi đến bên cười hỏi:
Hồng! Mày muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ tôi và tôi nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắt vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thựIII. Nhưng đời nào tình thương yêu và kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: 
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
1.Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
I.Trong lòng mẹ
II.Lão Hạc
III.Tắt đèn
d.Cô bé bán diêm
2.Đoạn trích trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
 I.Tự sự + miêu tả
II.Miêu tả + biểu cảm
III.Biểu cảm + lập luận
d.Tự sự + miêu tả +biểu cảm
3.Ý nào thể hiện rõ nội dung chính của đoạn trích?
 I.Rắp tâm của bà cô về mẹ bé Hồng.
 II.Hạnh phúc của Hồng khi nghĩ về mẹ.
 III.Thái độ của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô về mẹ.
 d.Cuộc sống cơ cực đáng thương của Hồng khi xa mẹ.
4.Người xưng "tôi" trong đoạn trích là ai?
 I.Mẹ bé Hồng III.Bà cô
 II.Người kể chuyện d.Người họ nội
5.Các từ: "hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, rắp tâm" thuộc trường từ vựng nào?
 I.Thái độ III.Trạng thái
 II.Cảm xúc d.Tính chất
 6.Từ "lấy" trong câu: "Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm hỏi tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà" thuộc:
 I.Từ nối III.Trợ từ
 II.Tình thái từ d.Thán từ
 7.Dấu hai chấm trong phần trích:
"Một hôm, cô gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày
không?
dùng để làm gì?
 I.Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
 II.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 III.Đánh dấu phần có chức năng chú thích
 d.Đánh dấu lời đối thoại
8.Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
 I.Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữI.
 II.Nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trong nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp.
 III.Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha hương cầu thực.
 d.Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
9. Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
 I.Là chú bé chịu nhiều đau khổ, mất mát.
 II.Là chú bé dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm.
 III.Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ.
 d.Cả ba đáp án trên đều đúng.
10. Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh?
 I.Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
 II.Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 III.Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
 d.Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
11.Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
 I.Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
 II.Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
 III.Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
 d.Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
12.Nối cột A với cột B tương ứng:
I. Tác phẩm
II.Tác giả
1.Chiếc lá cuối cùng
2.Đôn-ki-hô-tê
3.Người thầy đầu tiên
4.Cô bé bán diêm
I. Xéc-van-téc
II. Ai-ma-tôp
III.An-đéc-xen
d.Ô-hen-ri
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 1. Chép thuộc bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà và nêu nội dung chính của bài thơ. (2 điểm)
 2. Hãy viết bài thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và nội dung nghệ thuật của đoạn trích ''Trong lòng mẹ'' (5 điểm)
Ngày soạn: 
Tiết 69,70 – Tập làm văn	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Biết một số yêu cầu của việc làm thơ bảy chữ.
2. Kĩ năng:
 - Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
3. Thái độ: 
 - Tạo không khí vui vẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài + chọn một số bài thơ bảy chữ làm mẫu để hướng dẫn.
- Học sinh: Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của SGK.
III. KIỂM TRA: KT sự chuẩn bị của HS.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
* Bài mới:
	Giới thiệu bài: Ở các lớp 6,7, các em đã biết cách làm thơ bốn chữ, năm chữ, thơ lục bát. Hôm nay, chúng ta tiếp tục học cách làm thơ bảy chữ.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận diện luật thơ:
 - Số chữ : mỗi câu 7 chữ.
 - Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3 hoặc 3/4.
 - Cách gieo vần: có thể trắc hoặc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1.
 - Luật bằng trắc: theo hai mô hình sau:
 Luật bằng: 
 B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
 Luật trắc: 
 T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T T
 T T B B T B B
2. Tập làm thơ:
 I. Bài thơ của Tú Xương:
 Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội.
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
 - Làm lại hai câu sau:
 VD: Mười lăm tháng Tám ngồi trên đó.
 Nhìn ngắm nhân gian với chị Hằng.
 II. Làm tiếp bài thơ dở dang:
 VD: Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
 Phất phới trong lòng bao tiếng gọi,
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
 III. Các bài thơ tự làm.
Hoạt động 1 :
BT a,b tr.165,166 SGK
Hoạt động 2 :
BTa tr.166 SGK.
BTb tr.166 SGK.
BTc tr.166 SGK.
I.Nêu được những ý ở phần nội dung.
II. Câu 2: dấu phẩy đặt sai nhịp, từ “xanh” ở cuối không vần cới từ “che” ở câu 1 ® chuyển dấu phẩy sang sau từ “toả”, từ “xanh” đổi thành từ “lè”.
HS họp nhóm chọn.
HS họp nhóm chọn.
HS họp nhóm chọn.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	 1. Bài vừa học:	2. Bài sắp học: “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”
	- Tập làm thơ bảy chữ.	- Ôn các kiến thức Tiếng Việt đã học.
VI. BỔ SUNG:
Ngày soạn: 
Tiết 71 – Tiếng Việt	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Củng cố các kiến thức đã được học trong HKI.
2. Kĩ năng: 
 - Viết đoạn, đặt câu đúng.
3. Thái độ:
 - Chú ý sử dụng đúng tiếng Việt trong nói, viết.
II. TRẢ BÀI:
	* Nhận xét:
	 + Ưu điểm:
Hầu hết nắm được trọng tâm kiến thức về Tiếng Việt trong HKI.
Hệ thống được các kiến thức đã học về từ vựng, ngữ pháp.
Có chú ý cách trình bày bài.
Có chú ý cấu tạo câu khi đặt câu, viết đoạn.
	 + Hạn chế:
Chưa thuộc kĩ các khái niệm đã học.
Chưa chú ý mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
Các ý trong đoạn chưa được sắp xếp mạch lạc.
	* Kết quả:
III HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	 1. Bài vừa học:	2. Bài sắp học: “Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối HKI”
	- Ôn kĩ kiến thức Tiếng Việt đã học ở HKI.	- Ôn cả chương trình Ngữ văn đã học ở HKI.
Ngày soạn: 
Tiết 72	
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS nhận ra được ưu khuyết điểm của bài làm.
2. Kĩ năng: 
 - Sửa chữa được những lỗi sai của mình.
3. Thái độ:
 - Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chấm bài.
- Học sinh: Tự kiểm tra lại bài làm của mình.
III.TRẢ BÀI:
* Nhận xét:
+ Ưu điểm:
Tương đối nắm vững kiến thức đã học ở HK1. Cụ thể như: xuất xứ, nội dung chính của các văn bản đã học; cấu tạo câu, từ loại, dấu câu, biện pháp tu từ, nghĩa của từ.
Viết được bài văn thuyết minh.
+ Hạn chế:
Còn hấp tấp, thiếu cẩn thận khi chọn đáp án cho phần trắc nghiệm.
Chưa chú ý trình bày bài sạch, đẹp.
Chưa đọc kĩ yêu cầu của đề.
Chưa chuẩn bị kĩ kiến thức cho bài văn thuyết minh.
* Kết quả:
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 	 1. Bài vừa học:	
- Chú ý rút kinh nghiệm để các bài KT khác tốt hơn. 	
 	 2. Bài sắp học: “Nhớ rừng”
 -Trả lời các câu hỏi 1,2,3 tr.7 SGK tập 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docga 8 HK 1 DA SUA HOAN CHINH.doc