Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 4: Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 4: Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Giúp h/s:

 - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

 - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ýý kiến, cảm xúc của mình.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, bảng phụ.

 - HS: Tìm hiểu trước phần tìm hiểu bài.

C. LÊN LỚP

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 4: Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 8/ 2008
Tuần: 1 
Tiết: 4
Tập làm văn:
tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. mục tiêu
 	Giúp h/s: 
 	- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 	- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định, lựa chọn, sắp xếp các phần trong văn bản nhằm nêu bật ‎ý kiến, cảm xúc của mình.
B. chuẩn bị 
- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Tìm hiểu trước phần tìm hiểu bài.
C. Lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. kiểm tra bài cũ 
III. bài mới 37’
1. Giới thiệu bài: 2’
 	Chúng ta đã được tìm hiểu rất nhiều văn bản. Vậy chủ đề trong văn bản là gì? Tại sao trong văn bản phải đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Để trả lời cho những câu hỏi ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 
2. Tiến trình bài dạy: 35’
Thời
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu về chủ đề của văn bản.
- GV yêu cầu h/s đọc thầm văn bản ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh.
? Trong văn bản tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
? Hãy nêu lên chủ đề của văn bản?
? Vậy em hiểu chủ đề của văn bản là gì? 
? Gọi h/s đọc ghi nhớ 1?
- Hs đọc thầm văn bản.
- Tác giả nhớ lại kỉ niệm về buổi đầu tiên đi học. Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến không thể nào quên về tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' trong buổi tựu trường.
- Chủ đề của văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
- Chủ đề của văn bản là những vấn đề chủ chốt được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ.
I. Chủ đề của văn bản
10’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s hình thành khái niệm tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
? Để tái hiện những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã 
đặt nhan đề của văn bản và sử dụng từ ngữ, câu ntn? 
? Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn vào lớp?
GV: Tất cả các chi tiết trên đều tập trung khắc họa tâm trạng của nhân vật ''tôi'' trong buổi tựu trường đầu tiên.
? Vậy tính thống nhất về chủ đề thể hiện ở những phơng diện nào trong văn bản ?
? Làm thế nào để có thể viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề ?
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ .
- Nhan đề ''Tôi đi học'' giúp chúng ta hiểu ngay nội dung của văn bản nói về chuyện đi học.
+ Các câu đều nhắc đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Hôm nay tôi đi học.
- Hằng năm cứ vào cuối thu .... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
- Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
- Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống.
*. Khi cùng mẹ tới trường:
Con đường quen đi lại lắm lần nay thấy lạ, cảnh vật xung quanh đều thay đổi thấy mình trang trọng và đứng đắn trong bộ quần áo mới, cố làm ra vẻ như một học trò thực sự ''tay bặm ghì hai quyển sách, đòi mẹ cầm bút thước''.
* Khi quan sát ngôi trường: cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng, xinh xắn, oai nghiêm, sân rộng... đâm ra lo sợ vẩn vơ. Nghe trống thúc thấy chơ vơ, toàn thân run run, được mọi người nhìn thì tỏ ra lúng túng, nghe gọi tên mình thì giật mình, lúng túng.
* Khi xếp hàng vào lớp: thấy nặng nề, dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở.
* Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ nhớ nhà.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
Để viết được một văn ... cần xác định rõ chủ đề của văn bản . Chủ đề của văn bản được thể hiện trong đề bài, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và ở các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại .
- Hs đọc ghi nhớ.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
II. Ghi nhớ 
15’
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Đọc yêu cầu bài tập 1.
? Văn bản trên viết về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày vấn đề theo thứ tự nào? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao?
? Nêu chủ đề của văn bản trên?
? Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản. Hãy chứng minh?
? Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của đề của văn bản?
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm.
Gv yêu cầu thảo luận theo nhóm.
- Văn bản nói về cây cọ ở vùng sông Thao quê hương của tác giả.
- Thứ tự trình bày: miêu tả hình dáng cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó của cây cọ với ngời dân sông Thao.
- Khó thay đổi được trật tự sắp xếp vì các ‎ý này đã rành mạch, liên tục.
- Chủ đề: Vẻ đẹp và ‎ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
- Chủ đề được thể hiện qua nhan đề của văn bản, các ‎ý miêu tả hình dáng, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây cọ và tình cảm giữa cây với người .
Các từ ngữ lặp lại nhiều lần: rừng cọ, lá cọ và các chi tiết miêu tả về:
+ hình dáng của cây cọ.
+ sự gắn bó của cây cọ với tác giả.
+ công dụng của cây cọ đối với đời sống.
- Hs thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
Căn cứ vào chủ đề của văn bản thì ‎ý b và d làm cho bài lạc đề vì nó không phục vụ cho việc chứng minh luận điểm'' Văn chương làm cho tình yêu quê hương .... '' 
Đại diện nhóm trình bày 
- Có những ‎ý lạc chủ đề: c, g.
- Có những ‎ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: b, e.
a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ... xốn xang.
b, Cảm thấy con đường ''thường đi lại lắm lần'' tự nhiên cũng thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.
c, Muốn thử sức mình bằng việc tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự.
d, Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.
e, Lớp học và những người bạn mới trở nên gần gũi, thân thương.
IV. Luyện tập.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 8’
1. Củng cố: 5’
	- Chủ đề của văn bản là gì”
	- Thế nào là tính thống nhất chủ đề của văn bản?
	- Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất chủ đề của văn bản?
2. Hướng dẫn về nhà: 3’
 	- Học thuộc phần ghi nhớ.
 	- Chuẩn bị bài: ''Bố cục của văn bản''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc