Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 400: Nói giảm, nói tránh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 400: Nói giảm, nói tránh

a. Mục tiêu

 Giúp h/s:

 - Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học.

 - Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

b. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10 - Tiết 400: Nói giảm, nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 10/ 2008
Tuần: 10 
Tiết: 40
Tiếng việt:
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
a. Mục tiêu 
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học.
 	- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
b. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài. 
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- HS 1: Nói quá là gì? Tác dụng?
 	- HS2: Nhận xét nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của phép nói quá trong hai câu thơ sau: 
 	 	“Bác ơi tim Bác mênh mông quá,
 	ôm cả non sông mọi kiếp người!”.
 (Tố Hữu) 
 	A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.
 	B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.
 	C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ.
 	D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.
III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài. 1’
ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu biện pháp tu từ nói quá và tác dụng của nó . Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu biện pháp tu từ nói giảm nói tránh . Vậy nói giảm nói tránh là gì ? Trong viết văn , thơ hoặc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nó đem lại hiệu quả gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
 	2. Tiến trình bài dạy. 33’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
- GV Gọi h/s đọc VD/ SGK.
? Các từ in đậm ở VD 1 nói lên điều gì? (nghĩa là gì) 
- GV: Các-Mác, Lê-nin và các vị lãnh tụ đều là những vị cách mạng tiền bối, đã qua đời rất lâu. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước Bác đã tiếp cận với học thuyết Mác- Lênin tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc. Vậy lúc này đây khi viết di chúc để lại cho toàn thể nhân dân VN, Bác đã nói rằng Bác đi gặp cụ Các Mác ... ở thế giới bên kia.
? Viết về cái chết nhưng tại sao người viết lại chọn cách diễn đạt ấy nhằm mục đích gì?
Câu hỏi thảo luận theo nhóm: (5’)
? Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau tránh sự thật phũ phàng, giảm đau xót như: ''đi, chẳng còn''. Em hãy tìm vài ví dụ trong thơ văn có sử dụng cách diễn đạt này cũng nói đến cái chết?
- GV: Trong thơ văn các tác giả rất chú ý sử dung cách nói như trên để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình và tránh cảm giảm đau buồn, nặng nề. Ngoài ra sử dụng cách diễn đạt như trên còn có mục đích nào khác chúng ta cùng tìm hiểu VD 2.
- Gọi h/s đọc VD 2. 
? Tại sao trong câu văn tác giả lại dùng từ ''bầu sữa'' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để nhằm mục đích gì?
? Không chỉ sử dụng rộng rãi và có giá trị trong thơ văn, mà trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta cũng sử dụng cách diễn đạt trên. 
- Gọi h/s đọc VD 3.
? Hai câu có nội dung gì? 
? So sánh hai cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe? 
- GV: Cũng là phê bình nhưng ở mức độ nhe nhàng có sự động viên, khuyến khích cố gắng vươn lên.
? Đặt câu với cách nói tương tự như trên?
- G: Tất cả những cách nói tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục, thiếu lịch sự chính là biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy em hãy nhắc lại nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nó là gì?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ?
- GV: Nói giảm, nói tránh còn gọi là uyển ngữ, nhã ngữ, khinh từ là một biện pháp tu từ chứ không phải là hai biện pháp.
? Qua ba ví dụ cho biết tác giả đã nói giảm nói tránh bằng cách nào ? 
- GV: Ngoài những cách nói trên người ta còn sử dụng các từ HV (từ thuần Việt gây ấn tượng cụ thể, từ HV gây ấn tượng mờ nhạt). 
VD: Xác chết // tử thi, thi hài.
 Chôn // mai táng, an táng.
 Yếu, kém // còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Hoặc cách nói trống. 
VD: Ông ấy sắp chết. Ông ấy chỉ nay mai thôi.
? Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc tình huống giao tiếp. Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm, nói tránh? Lấy ví dụ?
- Hs đọc ví dụ .
- Đều nói đến cái chết:
a, b: cái chết của Bác Hồ .
c: cái chết (bố mẹ nhân vật Lượng).
- VD a, b: giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của nhà thơ, của mọi người đối trước cái chết của Bác.
- VD c: giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con (xa nhà) trước một sự thật phũ phàng, đau xót như vậy.
* Các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày.
- Bỗng loè chớp đỏ 
 Thôi rồi, Lượm ơi! 
 (Lượm - Tố Hữu)
- Bác đã lên đường theo tổ tiên. 
 (Tố Hữu)
- Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi! Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 
 (Lão Hạc - Nam Cao) 
- Bác Dương thôi đã, thôi rồi.
 (Khóc Dương khuê - NK)
- HS đọc ví dụ 2.
- Dùng từ ''bầu sữa'' cốt để tránh thô tục.
- HS đọc ví dụ 3.
- Người mẹ đều phê bình sự lười biếng.
- Cách nói hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
- Anh hát rất dở.
- Anh hát chưa hay lắm.
- Hs rút ra từ ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ/ SGK.
- VD 1, 2: dùng từ đồng nghĩa.
- VD 3: dùng cách nó phủ định ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa.
- Khi cần thiết phải nói thẳng nói, đúng sự thật.
- Khi trình bày, kể lại một sự việc nào đó để tránh người nghe có sự hiểu lầm thì cần phải nói đúng mức độ sự việc.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
1. Ví dụ / SGK.
- Đều nói đến cái chết:
a, b: cái chết của Bác Hồ .
c: cái chết (bố mẹ nhân vật Lượng).
- a, b: giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của nhà thơ, của mọi người đối trước cái chết của Bác.
- c: giảm nhẹ sự đau buồn, thương tiếc của người con.
- VD 1, 2: dùng từ đồng nghĩa.
- VD 3: dùng cách nó phủ định ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa.
13’
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài.
Hình thức làm cá nhân .
Hình thức: Thảo luận nhóm. (5’)
Hình thức thảo luận nhóm . 
- GV: Nhận xét và bổ sung.
BT: Cho 2 VD sau: 
1. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
2. Bác Dương thôi đã, thôi rồi?
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyễn).
? Xác định biện pháp tu từ trong hai ví dụ trên?
? Qua đó hãy so sánh nói quá và nói giảm nói tránh?
- GV: Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng cả hai biện pháp tu từ này khi sử dụng đều đem lại hiệu quả cao, đặc biệt trong văn, thơ.
a. Đi ngủ.
b. Chia tay nhau.
c. Khiếm thị.
d. Có tuổi.
e. Đi bước nữa.
a. a2. 
b. b2.
c. c1.
d. d1.
e. e2.
- Đừng cười to // Xin cười nho nhỏ một chút.
- Giọng hát chua loét // Giọng hát chưa được ngọt lắm.
- VD 1: Nói quá: nhấn mạnh sự hoà thuận, chung thuỷ, chung lòng của vợ chồng làm được những điều lớn lao: ''tát cạn nước biển Đông''. 
- VD2: Nói giảm, nói tránh: tránh cảm giác đau buồn, thương tiếc của nhà thơ đối với người bạn của mình.
- Giống: Đều là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Khác: 
+ Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Tác dụng: Nói quá để nhấn mạnh, gây ấn tượng.
+ Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
Tác dụng: tránh cảm giác đau buồn, nặng nề...
II. Luyện tập.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: 
 	* GV kết luận: Nói giảm, nói tránh thể hiện thái độ lịch sự nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hóa. Là h/s các em phải học cách nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Cần phê phán thói quen ăn nói bỗ bã, thô tục. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng cách nói giảm nói tránh.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	1. Củng cố: 4’
	- Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của biện pháp tu từ này?
 	- BT: ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của nói giảm nói tránh:
 	A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
 	B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 	C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
 	D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng nói đến trong câu.
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Sưu tầm thêm những bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
 	- Soạn bài: Câu ghép. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40.doc