Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

a. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết bài.

b. Chuẩn bị

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 11/ 2008
Tuần: 13 
Tiết: 50
Tiếng việt
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
a. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 	- Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm khi viết bài.
b. Chuẩn bị
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
c. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Câu ghép có những quan hệ ý nghĩa nào? Căn cứ vào đâu ta biết quan hệ ý nghĩa đó?
 	- Kiểm bài tập 4 trang 125
 	- HS1: Trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học những dấu câu nào? Nêu công dụng của các dấu câu đó?
 	- HS2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
 	A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi.
 	B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim.
 	C. Hắn chửi trời và hắn chửi đất.
 	D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
III. Bài mới.
 	1. Giới thiệu bài. 1’
 	Trong chương trình Ngữ văn 7 chúng ta đã được làm quen với một số dấu câu. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một loại dấu câu - dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 	2. Tiến trình bài dạy. 34’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
11’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
Gọi h/s đọc ví dụ.
? Trong đoạn trích trên dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không? Tại sao?
? Qua những ví dụ trên cho biết dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
Bài tập nhanh: Phần nào sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn?
a) Nam, lớp trưởng lớp 8B có một giọng hát thật tuyệt vời.
b) Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối xanh tươi.
- HS đọc ví dụ.
- Đánh dấu phần chú thích.
- Không thay đổi vì trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
- HS rút ra phần ghi nhớ
a) lớp trưởng lớp 8B.
b) mùa đầu tiên trong một năm.
I. Dấu ngoặc đơn.
1.Ví dụ.
2. Ghi nhớ SGK.
11’
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng dấu hai chấm.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
? Dấu hai chấm trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Dấu hai chấm được dùng để làm gì?
- Đây là đoạn văn có lời trò chuyện của nhân vật không?
- Đây là lời dẫn gì?
- Lý do thay đổi tâm trạng của nhà văn ở vế câu nào?
- Như vậy dấu hai chấm được đánh dấu trong những trường hợp nào?
? Theo dõi VD cho biết trường hợp nào phải viết hoa sau dấu hai chấm?
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
a) Báo trước một lời thoại.
b) Báo trước một lời dẫn (nằm trong dấu ngoặc kép).
c) Giải thích một nội dung.
- Đánh dấu phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó. 
- Đoạn văn có lời trò chuyện của các nhân vật.
- Lời dẫn trực tiếp.
- Vế câu thứ hai, thể hiện phần thuyết minh, giải thích và đánh dấu lời đối thoại hoặc lời dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
- Viết hoa khi báo trước lời thoại hoặc lời dẫn.
HS đọc.
II. Dấu hai chấm.
1. Ví dụ:
2.Ghi nhớ.
12’
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập?
a. Đánh dấu phần giải thích.
b. Đánh dấu phần thuyết minh.
c. Đánh dấu phần bổ sung.
Bài 2:
a. Đánh dấu phần giải thích.
b. Đánh dấu lời thoại.
c. Đánh dấu phần thuyết minh.
Thảo luận nhóm. (4’)
Có thể lược bỏ dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi.
a, Cách viết thứ nhất không bỏ được vì phần sau dấu hai chấm là thông tin cơ bản.
b. Cách viết thứ hai có thể bỏ được vì phần trong ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi: hai bộ phận nào.
III. Luyện tập
Bài 1.
Bài 2:
Bài 3:
IV. C ủng cố và hướng dẫn về nhà.
	1. Củng cố: 3’
	- Dấu ngoặc đơn dùng trong những trường hợp nào?
 	- Dấu hai chấm dùng trong trường hợp nào?
	- Phần nào sau đây có thể cho vào dấu ngoặc đơn phần nào cho vào dấu ngoặc kép: Bộ phim Tây du ký, do Trung Quốc sản xuất, rất hay.
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 	- Học thuộc bài theo nội dung phần ghi nhớ.
 	- Làm bài tập 4, 5.
 	- Các nhóm chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 50.doc