Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp Học sinh:

 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.

 - Học sinh: SGK, soạn trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 53: Dấu ngoặc kép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2008
Tuần: 14 
Tiết: 53
Tiếng việt:
DẤU NGOẶC KÉP
A. Mục tiêu cần đạt:
 	Giúp Học sinh: 
	- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
 - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
	- Học sinh: SGK, soạn trước bài.
C. Các bước lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Trình bày cách làm bài văn thuyết minh?
	- Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì?
III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 1’
	Trong ngôn ngữ của chúng ta, ngoài hệ thống các thanh, còn có 1 hệ thống các dấu. Giờ học trước các em đã được tìm hiểu về ( thanh ) dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về dấu ngoặc kép.
	2. Tiến trình bài giảng: 31’
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cần đạt
10’
Hoạt động1: HD Học sinh tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
- Giáo viên gọi HS đọc ví dụ.
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau đây dùng để làm gì?
? Theo em dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc.
- Dùng để đánh dấu.
a. Lời dẫn trực tiếp (1 câu nói của Găng - đi).
b. Từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ. Dùng từ ngữ "dải lụa" để chỉ chiếc cầu (nhấn mạnh).
c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d. Đánh dấu tên của các vở kịch. 
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, kể tên.
- Học sinh đọc ghi nhớ / 142.
I. Công dụng của dấu ngoặc kép.
1 Ví dụ :
 (sgk/141)
2. Ghi nhớ: sgk/142.
21’
Hoạt động 2: HD Học sinh luyện tập.
- Giáo viên đọc đoạn văn:
Tục ngữ có câu: "Người ta là hoa của đất" nhưng thực ra người ta còn là "hoa của biển nữa". Sự sống của con người đã làm cho mặt đất trở nên xanh tươi đa dạng, phong phú biết chừng nào. Hãy thử hình dung 1 hoang mạc hay 1 hành tinh nào đó chưa có sự sống của con người... Có 1 người thuỷ thủ hát rằng: "Trên trời những cánh hải âu, dưới nước những đàn cá tung tăng...".
- Yêu cầu học sinh quan sát và làm.
? Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết cho đúng chính tả?
- Gọi học sinh đọc và làm bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
- Yêu cầu Học sinh làm bài tập 3 vào vở bài tập.
? Viết đoạn văn ngắn: 4 - 6 câu giới thiệu về 1 tác giả; 1 nhà văn; 1 nhà thơ mà em biết?
- Điền dấu ngoặc kép:
"Người ta là hoa của đất" nhưng thực ra người ta còn là "hoa của biển nữa". Sự sống của con người đã làm cho mặt đất trở nên xanh tươi đa dạng, phong phú biết chừng nào. Hãy thử hình dung 1 hoang mạc hay 1 hành tinh nào đó chưa có sự sống của con người... Có 1 người thuỷ thủ hát rằng: "Trên trời những cánh hải âu, dưới nước những đàn cá tung tăng...".
a. Câu nói giả định được dẫn trực tiếp.
b. Mứa mai.
c. Lời dẫn trực tiếp.
d. Mứa mai , trâm biếng.
e. Dẫn trực tiếp bằng hai câu thơ.
a. ....cười bảo....."cá tươi"..... "tươi" đi => Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp.
b. ... chú tiến Lê: "cháy....." => Báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
a. Lời dẫn trực tiếp nên phải dùng đủ dấu câu.
b. Lời dẫn gián tiếp (chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu văn của người viết) nên không sử dụng dấu câu.
II. Luyện tập.
1. Bài tập nhanh
2. Bài tập 1.
3. Bài tập 2.
4. Bài tập 3.
5. Bài tập viết đoạn.
 IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 6’
 	1. Củng cố: 5’
	- Dấu ngoặc kép được dùng trong câu nhằm mục đích gì?
	- Tìm điểm giống và khác nhau giữa dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn?
	- Gọi 1 - 2 HS đọc bài tập viết đoạn, nhận xét, sửa chữa.
	2. Hướng dẫn về nhà: 3’
 - Học ghi nhớ.
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53.doc