A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp Học sinh.
- Cảm nhận được những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân. Ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu được sự truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập, SGK, SGV.
- Học sin: SGK, soạn bài.
Ngày soạn: 29/11/2008 Tuần: 15 Tiết: 57 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (Phan Bội Châu) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh. - Cảm nhận được những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân. Ở hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Hiểu được sự truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả. B. Chuẩn bị : - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập, SGK, SGV. - Học sin: SGK, soạn bài. C. Các bước lên lớp: I. Ổn định tổ chức: 1’ II. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Đọc 1 đoạn văn, 1 đoạn thơ nói về quê hương Sóc Trăng, Cù Lao Dung. III. Bài mới: 35’ Thời gian Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò N D cầnđạt 10’ Hoạt động 1 : HD Học sinh đọc chú thích. - Giáo viên gọi Học sinh đọc văn bản. - Gọi Học sinh đọc chú thích. ? Nêu những nét cơ bản về tác giả Phan Bội Châu? ? Văn bản: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác". Xuất xứ như thế nào? ? Nêu từ khó giải thích ? ? Nhắc lại ngắn gọn về thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật? Học sinh đọc. - Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam. Người làng Đan Nhiêm, Nam Hoà, Nam Đàn , Nghệ An. 33 tuổi đỗ giải nguyên, Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng, suất dương sang NB, TQ, TL để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. PBC cũng là 1 nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. - Tác phẩm thuộc nhiều thể loại, thể hiện lòng yêu nước, thương dân ... "Hải ngoại huyết thư”, "Văn tế Phan Chu Trinh". - Là 1 bài thơ nôm nằm trong tác phẩm "Ngục trung thư" viết bằng chữ Hán. Sáng tác 1914 khi bị quân phiệt Quảng Đông bắt giam. - Học sinh bộc lộ. - Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết. I. Đọc - Chú thích. 1. Đọc. 2. Chú thích a - Tác giả: Phan bội Châu. (1876-1940) - Tên thuở nhỏ là Phan Văn San. Hiệu là Sào Nam. - Quê: Đan Nhiệm, Nam Hoà, Nam Đàn, Nghệ An. - Là 1 nhà yêu nước, 1 nhà CM. - Từng sang NB, TQ, TL. - Tác phẩm: “Hải ngoại huyết thư". - Trích từ "Ngục trung thư" (1914) khi quân phiệt Quảng Đông bắt giam. 20’ Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. ? Văn bản này được tạo thành bằng phương thức nào? ? Thuộc thể loại gì? ? Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp? Vì sao? ? Theo em nhân vật trữ tình của văn bản "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" là ai? ? Em hiểu cảm tác là gì? ? Vậy "Vào ... tác" có nghĩa là như thế nào? - Gọi Học sinh đọc 2 câu đầu. ? Các từ "hào kiệt" và "phong lưu" cho ta hình dung về 1 con người như thế nào? ? Trong 2 câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng? ? Quan niệm: "chạy mỏi chân thì hãy ở tù" là như thế nào? ? Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ này? ? Từ đó em hiểu gì về phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục? - Gọi Học sinh đọc diễn cảm (câu 3 - 4). ? Nhận xét về âm hưởng giọng điệu của 2 câu thực so với 2 câu đề? ? Theo em ở 2 câu thơ này biện pháp NT nào đã được tác giả sử dụng? Tác dụng của nó? ? Nội dung của 2 câu này? - Giáo viên: Từ 1905 => bị bắt gần 10 năm lưu lạc, khi NB, khi TQ, khi Xiêm la (TL). 10 năm không 1 mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Phan Bội Châu đã từng nếm trải biết bao nhiêu. Thêm vào đó còn có sự săn đuổi của quân thù. Dù ở đâu Ông cũng là đối tượng bị truy bắt của thực dân Pháp. ? Lời tâm sự ấy có ý nghĩa như thế nào ? - Giáo viên: Lời tâm sự ấy phải chăng là lời than thân của 1 người đã coi thường hiểm nguy đến thế. 1 người ngay từ lúc dấn thân vào con đường hoạt động Cách mạng đã tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước. Như Phan Bội Châu "Non sông đã chết sống thêm nhục" (Lưu biệt khi ra nước ngoài). Con người ấy đâu cần than cho số phận mình! Tình cảnh dân tộc mất nước lúc này có khác gì. Gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng, với hoàn cảnh chung của đất nước. ? Từ đó vẻ đẹp nào ở người yêu nước được bộc lộ? - Gọi Học sinh đọc 2 câu luận. ? Nêu ý nghĩa của 2 câu thơ này? ? Trong 2 câu này tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? ? Cách nói quá và phép đối mang lại hiệu quả gì cho 2 câu thơ này? - Đọc 2 câu kết. ? Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài. Em cảm nhận được điều gì từ 2 câu thơ ấy? ? Cách lặp lại từ "còn" có tác dụng gì? (Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả) ? Những phẩm chất tốt đẹp của người yêu nước được bộc lộ trong 2 câu thơ này? ? Đọc "Vào ... Quảng Đông cảm tác" em hiểu gì về giá trị nội dung và hình thức NT của văn bản này? ? Từ đó em hiểu về chân dung tinh thần của Phan bội Châu, Cũng như những người yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20? - Biểu cảm. - Trữ tình. - Trực tiếp. Vì tâm tư của con người trực tiếp, bộc lộ không cần dựa vào sự việc và hình ảnh. - Là tác giả Phan bội Châu: Nhà yêu nước trong cảnh tù ngục. - Là cảm xúc viết ra thành sáng tác. - Là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông. - Học sinh đọc. - Người có tài chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng sang trọng. - Điệp từ "vẫn" đem lại cho câu thơ " Vẫn là ....phong lưu ". Ý nghĩa nhấn mạnh cuộc sống đàng hoàng, sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - Người yêu nước quan niệm con đường cứu nước của mình là đầy chông gai, đòi hỏi những quyết tâm, không được ngừng nghỉ. Do những hoàn cảnh khách quan, nhà tù chẳng qua chỉ là nơi nghỉ tạm nghỉ, giống như kẻ chạy khi mỏi chân. - Vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản, không hề căng thẳng, hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường. - Phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa tài tử. Họ rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó, trên chặng đường bôn tẩu dài dặc. - Học sinh đọc. - Giọng điệu trầm thống, diễn tả 1 nỗi đau cố nén, khác giọng cười cợt đùa vui ở 2 câu trên. - Phép đối: Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh. Làm nổi bật khí phách hiên ngang của người CM trong hoàn cảnh tù ngục, tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho bài thơ. - Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình, 1 cuộc đời đầy sóng gió và đầy bất trắc. - Học sinh nghe. - Giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước. Đó cũng là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng. - Học sinh nghe. - Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên con đường tranh đấu. - Học sinh đọc. - Đây là 1 khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt, cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn 1 lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Lời văn ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù. - Nói quá: Bủa tay ôm chặt, Mở miệng cười tan. - Phép đối: Câu trên đối xứng câu dưới cả về ý lẫn thanh. - Lối nói quá (khoa trương) thường được sử dụng ở bút pháp lãng mạn kiểu anh hùng ca, khiến con người (người yêu nước) thể hiện được khí phách hiên ngang, không khuất phục. - Gây được ấn tượng mạnh, tạo cảm xúc, có sức truyền cảm NT lớn. - Tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn cho câu thơ. - Học sinh đọc. - Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kỳ 1 thử thách gian nan nào? - Tăng ý khẳng định cho 2 câu thơ. (Nhấn mạnh ý chí đấu tranh kiên cường của người yêu nước). - Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. - Tin tưởng mãnh liêt vào sự nghiệp cứu nước của mình. - Hình thức NT: Lời thơ là lời biểu cảm trực tiếp, mang giọng điệu hào hùng trong TNBC, khơi gợi cảm xúc cao cả ở người đọc. - Nội dung: Phong thái ung dung, lạc quan, khí phách kiên cường và lòng tin mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của người yêu nước trong chốn lao tù của thực dân đế quốc. - Vượt lên thử thách, hiểm nguy, giữ vững khí phách kiên cường, niềm lạc quan và lòng tin không lay chuyển vào sự nghệp cứu nước. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hai câu đề: (câu 1 và 2) - Điệp từ "vẫn" có tác dụng nhấn mạnh. Cuộc sống đàng hoàng, sang trọng không thay đổi trong mọi hoàn cảnh. - Quan niệm: Nhà tù là nơi tạm nghỉ. -Giọng điệu: + Cười cợt + Đùa vui. + Cứng cỏi + Mềm mại. - Phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, vừa bất khuất, vừa hào hoa, tài tử. 2. Hai câu thực: (câu 3- 4). - Giọng điệu trầm thống. - Nỗi đau cố nén. - Phép đối: Đối ý - đối thanh. => Làm nổi bật khí phách hiên ngang, bất khuất của người CM. Tạo nhịp điệu nhẹ nhàng cho lời thơ. - Người tù lạc quan, kiên cường chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu. 3. Hai câu luận: (câu 5 và 6) - Biện pháp tu từ. + Nói quá. + Phép đối. (ý - thanh) * Tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn. * Gây ấn tượng mạnh, tạo cảm xúc, có sức truyền cảm NT lớn. * Gợi tả khí phách hiên ngang không khuất phục. 4. Hai câu kết (7 - 8). - Điệp từ "còn" * Nhấn mạnh ý chí đấu tranh kiên cường. * Người yêu nước chấp nhận nguy nan, vượt lên mọi gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước. * ý nghĩa. 5’ Hoạt động 3: HD Học sinh luyên tập. ? Phẩm chất tốt đẹp ở những người tù yêu nước còn được phản ánh qua bài thơ nào mà em biết? - Gọi Học sinh đọc diễn cảm . Bài tập: thi giữa 4 tổ. - "Tâm tư trong tù" - "Mới ra tù tập leo núi". Hồ Chí Minh Thi đọc diễn cảm giữa 4 đội. III. Luyên tập IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố: 3’ - Hình ảnh người tù yêu nước được diễn tả như thế nào? - Việc ở tù đối với tác giả có ý nghĩa như thế nào? - Phẩm chất tốt đẹp của người tù được bộc lộ như thế nào? - Đọc diễn cảm bài thơ. 2. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Học thuộc lòng bài tập - Phân tích bài tập theo bố cục. - Chuẩn bị bài mới. Tiết 58 "Đập đá ở Côn Lôn ".
Tài liệu đính kèm: