Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 62: Văn bản: Muốn làm thằng cuội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 62: Văn bản: Muốn làm thằng cuội

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp Học sinh:

 - Hiểu được tâm sự lãng mạn của Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng 1 ước mộng rất "ngông".

 - Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức 1 bài thơ TNBC đường luật của Tản Đà: Lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa rời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm súc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thật thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 62: Văn bản: Muốn làm thằng cuội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12/2008
Tuần: 16 
Tiết: 62
Văn bản: 
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Tự học có hướng dẫn)
 	 Tản Đà
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp Học sinh:
	- Hiểu được tâm sự lãng mạn của Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng 1 ước mộng rất "ngông".
	- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức 1 bài thơ TNBC đường luật của Tản Đà: Lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu xa rời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm súc bộc lộ thật tự nhiên, thoải mái, giọng thơ thật thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
	- Học sinh: SGK, soạn trước bài.
C. Các bước lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: 1’
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
 	Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và cách mạng lưu truyền bí mật ở nước ngoài và ở trong tù, trên văn đàn công khai ở nước ta hồi đầu thế kỷ 20. Xuất hiện những tác phẩm văn thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn mà Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu là 1 trong những cây bút lừng lẫy nhất. 
 	Bài "Muốn là thằng Cuội" trích trong tập "Khối tình con" (1916). Của Ông tuy vẫn được viết theo thể thơ truyền thống TNBCĐL nhưng đã chứa đựng những nét mới mẻ từ cảm hứng đến giọng điệu.
	2. Tiến trình bài giảng: 35’
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
ND cần đạt
Hoạt động1: HD Học sinh đọc chú thích. 
- Gọi Học sinh đọc văn bản.
? Trình bày hiểu biết của em về Tản Đà?
? Xuất xứ của bài thơ?
? Đọc các chú thích 2, 3, 4, 5.
- "Muốn là thằng Cuội" là 1 bài thơ đề cao nhu cầu sống của cá nhân đối với xã hội, đựơc gọi là thơ lãng mạn. Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của tác giả.
? Với nhân vật trữ tình lãng mạn trong trong bài thơ này là ai? Có quan hệ như thế nào đối với tác giả?
? Nhân vật trữ tình ở đây có tâm sự gì?
? Tâm sự ấy thuộc về cá nhân hay cộng đồng?
- Học sinh đọc .
- Học sinh trình bày theo SGK.
- Bài thơ nằm trong quyển "Khối tình con I". (1917).
- Nhân vật chữ tình là: Em là cách xưng hô mà tác giả nhân danh mình.
- Chán cuộc sống trần thế, muốn cuộc sống cung trăng.
- Cá nhân. Của tác giả nhân danh em.
I. Đọc - Chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích
a. Tác giả:
Tản Đà 
b. Tác phẩm :
* YN VB.
Hoạt động 2: HD Học sinh tìm hiểu văn bản.
- Đọc 2 câu thơ đầu.
? Lời thơ nói đến nỗi buồn còn có tình cảm nào lớn hơn cả nỗi buồn?
? Nỗi buồn thuộc về nội tâm con người. Nhưng Vì sao con người (tác giả) lại buồn chán? 
? Nhiều người đã nhận xét 1 cách xác đáng rằng Tản Đà là 1 hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" có nghĩa là gì?
? "Ngông" trong văn chương là như thế nào? Thường được biểu hiện như thế nào? 
? Hãy phân tích cái: “ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội?
- Giáo viên gợi mở để các em nhớ lại truyền thuyết sự tích mặt trăng.
- Giờ đây lên cung quế, Tản Đà được sánh vai bầu bạn với nàng Hằng Nga. Được vui chơi thoả thích cùng mây gió.
- Còn gì thú vị hơn và làm sao có thể cô đơn sầu tủi được. Cảm hứng lãn mạn của Tản Đà mang đậm dấu ấn thời đại và đi xa hơn người xưa là ở chổ đó.
- Giáo viên gọi Học sinh đọc 2 câu thơ cuối.
? Có 3 hành động chứa đựng trong 1 câu thơ. Đó là các hành động nào?
? Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả? Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
 ? Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã nêu sức hấp dẫn của bài thơ?
- Chán.
- Vì: Có nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc. Có nỗi đau nhân sinh trước cảnh đời: "Gió mưa", có nỗi cô đơn thất vọng, bế tắc của thân thể cá nhân mình. Bởi thế Tản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát ly khỏi cuộc đời đáng chán nản.
- "Ngông" có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với những người bình thường.
- "Ngông" trong đoạn văn chương thường biểu hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh mẽ, có mối bất hoà sâu sắc với xã hội, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, của lề thói thông thường, lấy sự ngông ngạo để chống đối lại cái vòng cương toả khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp quy luật của con người. "Ngông" là sản phẩm của xã hội phong kiến chuyên chế không tôn trọng cá tính của con người.
- Tản Đà đã ngông khi chọn cách xưng hô thân mật, thậm chí hơi suồng sã với chị Hằng (Gọi chị Hằng là chị xưng em), khi dám lên tận trời cao, tự nhận mình là tri kỷ, tri âm, xem chị Hằng là người bạn tâm tình để giãi bày mọi nỗi niềm sâu kín.
- Tản Đà cũng rất "Ngông " trong ước nguyện "muốn làm thằng Cuội".
- Trước hết tác giả đặt 1 câu hỏi thăm dò: "Cung quế đã ai...." rồi tiếp luôn 1 lời cầu xin chi Hằng hãy thả 1 cành đa xuống để nhắc mình lên cung trăng với chị. Thật mơ mộng cũng thật tình tứ, tâm hồn lãng mạn.
- Nhưng khát vọng của Tản Đà không chỉ là chốn chạy và xa lánh. Đi vào cõi mộng, thi sĩ vẫn mang theo đầy đủ bản lĩnh đa tình và ngông của mình. Vẫn muốn được sống đích thực với niềm vui ở cõi trần không bao giờ Ông thấy.
- Học sinh đọc.
- Tựa nhau, trông xuống, cười.
- Cười.
- Cái cười có thể có 2 ý nghĩa: Cười thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát ly mãnh liệt, đã xa hẳn được cõi trần bụi bặm, vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần giam giữ đây chỉ còn là "bé tí" khi mà đã xa hẳn đã bay bổng được lên trên đó. Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và "Ngông" của Tản Đà.
 - Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào vừa phóng khoáng, bay bổng vừa lại sâu lắng, thiết tha.
- Lời lẽ giản dị, trong sáng.
- Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo.
- Thể thơ Đường luật không gò bó, công thức.
- Đọc nội dung ghi nhớ.
II. Tìm hiểu 
Văn bản.
1. Hai câu thơ đầu.
2. Bốn câu thơ tiếp theo.
2. Hai câu thơ cuối.
Hoạt động 3: HD luyện tập.
? Đọc diễn cảm bài thơ.
- Giáo viên đọc cho Học sinh bài viết "Giấc mộng ngông của Tản Đà ".
(Sách bài giảng/ 349).
? Viết đoạn văn 4 - 6 câu giới thiệu về nhà văn Tản Đà?
Gọi 2 Học sinh trình bày miệng .
Yêu cầu Học sinh nhận xét
- 3 Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- Học sinh nghe.
- Học sinh viết trong 5 phút.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh nhận xét.
III. Luyện tập. 
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
	1. Củng cố: 4’
	- Trình bày nội dung ý nghĩa của hai câu thơ đầu?
	- Trình bày nội dung ý nghĩa của hai câu thơ tiếp theo?
	- Trình bày nội dung ý nghĩa của hai câu thơ hai câu thơ cuối?
	- Những yếu tố nghệ thuật nào đã nêu sức hấp dẫn của bài thơ?
 	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
 - Học thuộc bài thơ.
 - Làm bài tập TN SGK.
 - Soạn bài mới: Tiết 63: Ôn tập TV.
 - Xem lại bài viết số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 62.doc