Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 66 - Bài 17: Văn bản: Hai chữ nước nhà

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 66 - Bài 17: Văn bản: Hai chữ nước nhà

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp Học sinh:

 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: "Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước".

 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 66 - Bài 17: Văn bản: Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2008
Tuần: 17
Tiết: 66 
Bài: 17
Văn bản 
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
 	( Trần Tuấn Khải )
Hướng dẫn đọc thêm
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp Học sinh:
	- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: "Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước".
	- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, Bài tập TN. 
	- Học sinh: SGK, soạn trước bài.
C. Các bước lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 3’
	- Phân tích cái "Ngông" của Tản Đà trong bài thơ:
 " Muốn làm thằng Cuội " của (Tản Đà).
III. Nội dung bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 1’
	Trần Tuấn Khải: Là 1 nhà thơ yêu nước đầu thể kỷ 20, mợn 1 câu chuyện lịch sử: Lời dặn dò con trai Nguyễn Trãi khi Nguyễn Phi Khanh bị giắc Minh bắt về TQ để giãi bày tâm sự yêu nước thương nòi và khích động tinh thần cứu nước của nhân dân ta đầu thể kỷ 20.
	2. Tiến trình bài giảng: 36’
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
ND cần đạt
8’
20’
8’
Hoạt động 1: HD Học sinh đọc chú thích.
- Gọi Học sinh đọc văn bản.
? Nhận xét về giọng điệu trong đoạn trích?
? Trình bày về tác giả: (á Nam) Trần Tuấn Khải? 
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- Gọi Học sinh đọc các chú thích?
? Cảm xúc bao trùm đoạn thơ là gì?
? Nhận xét về thể thơ? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ này?
? Thể thơ này góp phần vào việc miêu tả giọng điệu như thế nào? 
? Bố cục của đoạn trích và ý chính của từng phần?
Hoạt động 2: HD Học sinh tìm hiểu văn bản.
? Nhận xét về bối cảnh không gian của cuộc chia ly?
H. Bối cảnh đó có ý nghĩa như thế nào ? 
? Em hãy phân tích hoàn cảnh éo le và tâm trạng nhân vật cha và con.
? Trong bối cảnh và tâm trạng như vậy lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào? 
? Ngời cha nhắc đến lịch sử DT qua những lời khuyên nào?
? Qua các sự tích "Giống Hồng Lạc" "Giời Nam riêng một cõi", "Anh hùng hiệp nữ".
Đặc điểm nào của dân tộc được nói tới?
? Tai sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử của anh hùng dân tộc?
? Điều này thể hiện sâu sắc tình cảm sâu đậm nào của người cha ?
? Những hình ảnh: "Bốn phương khói lửa bừng bừng", "Xương rừng máu sông", "thành tung quách vỡ", "bỏ vợ lìa con " mang tính chất gì?
? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc liên tưởng tới hình ảnh 1 đất nước như thế nào? 
Giáo viên:
- Cũng giống như ở đoạn trên và trong cả bài tác giả sử dụng những hình ảnh mang tính chất ước lệ tượng trưng.
Những hình ảnh trên nói về tình hình đất nước Đại Việt chúng ta dới ách đô hộ của giặc Minh. Cảnh đất nước tơi bời trong khói lửa, đốt phá giết chóc của bọn xâm lược tàn bạo. Quyết tâm tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, làm cho bao người dân con đỏ nheo nhóc khôn cùng (Cáo Bình Ngô).
- Nhưng chú ý của tác giả không phải nói tới thời đã qua mà muốn người đọc liên tưởng tới tình hình đất nước hiện thời.
? Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về tình hình đất nước được miêu tả như thế nào? 
Giáo viên :
 Nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời đất.
? Đó còn là tâm trạng của ai, trong hoàn cảnh nào?
? Giọng điệu của đoạn thơ có còn tự hào như ở đoạn trên nữa không, đó là giọng điệu như thế nào? 
Giáo viên : 
Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của Trần tuấn Khải, có sức rung động lớn nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời điểm đó! 
? Để diễn tả tâm trạng bi thương ấy tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì? tác dụng của biện pháp NT đó?
- Gọi Học sinh đọc đoạn thơ cuối.
? Những lời thơ nào diễn tả tình cảm thực của người cha?
? Các chi tiết "tuổi già sức yếu", "đành chịu bó tay", "thân lươn bao quản" cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ như thế nào? 
? Người cha nói tới cảnh ngộ bất lực của mình nhằm mục đích gì?
Giáo viên: 
Nói nhiều đến thất bại, đến tuổi già, sức yếu, đến hoàn cảnh bất lực của mình. Nguyễn Phi Khanh biết Nguyễn Trãi - người con trai của mình là người có tài lớn quyết tâm phục thù, cứu nước.
? Người cha đã dặn con những lời cuối cùng như thế nào? 
Giáo viên: 
Người cha hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước. Đó là nhiệm vụ trọng đại vô cùng, khó khăn vô cùng, thiêng liêng vô cùng:
"Giang sơn sau này cậy con".
? Tại sao người cha lại mong con nhớ đến tổ tông khi trước?
? Lời khuyên nhủ của người cha được tác giả diễn tả bằng giọng điệu như thế nào? 
? Nỗi lòng nào của người cha được gửi gắm qua lời khuyên nhủ chân thành, thống thiết ấy?
Hoạt động 3: HD Học sinh luyên tập.
Giáo viên gọi HS đọc Bài tập. Yêu cầu Học sinh thảo luận (5’).
H. Nhóm 1:
 Bài tập 1:
Có người nhận xét thơ Trần tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ 1 số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ?
H. Nhóm 2: 
Bài tập 2.
Theo em sức hấp dẫn lớn nhất của đoạn thơ XP từ đâu?
H. Nhóm 3: 
Vì sao Trần tuấn Khải chọn thể loại song thất lục bát để gửi gắm niềm tâm sự của mình?
 - Khi nuối tiếc, tự hào, khi căm uất, khi thiết tha.
- Trần tuấn Khải (1885 - 1983) bút hiệu á Nam.
- Thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biển tượng NT bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm hận bọn cướp nước và bè lũ tay sai.
Tác phẩm chính: Bút quan hoài: I, II, "Với sơn hà" I, II...
- "Hai chữ nước nhà" là bài thơ mở đầu tập: "Bút quan hoài I". Văn bản là đoạn đầu của bài thơ.
- Học sinh đọc.
- Đây là lời trăng trối của người cha với con trước giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh nước mất nhà tan. Nó nặng ân tình và cũng tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn.
- Thể thơ song thất lục bát.
- Học sinh trình bày.
- Cách ngắt nhịp và những thanh trắc nằm ở giữa hai câu 7, kết hợp với âm điệu của câu lục bát làm cho nhạc tính của từng khổ thơ trở nên phong phú hơn, rất thích hợp với diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay là vì nỗi giận dữ, oán thoán .
- Bài thơ có 3 phần :
+ 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
+ 20 câu tiếp theo: Tình trạng đất nước trong cảnh đau thương, tan tóc.
+ 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
- Cuộc chia ly diễn ra ở 1 nơi biên giới ảm đạm, heo hút: ải Bắc, mưa sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu... Biên ải là nơi tận cùng của đất nước phủ lên cảnh vật 1 màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng giục cơn sầu trong lòng người. Sức gợi tả là ở đó.
- Hoàn cảnh thật éo le: Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo cha để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu.
- Đối với cả 2 cha con tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và để tột cùng đau đớn xót xa. Nước mất nhà tan, cha con ly biệt cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả.
- Có ý nghĩa như 1 lời trăn trối. Nó thiêng liêng súc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm.
- "Giống Hồng lạc hoàng thiên đã định".
“Anh hùng hiệp nữ xa nay kém gì!”
- Đặc điểm truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt.
- Vì DT ta vốn có lịch sử hào hùng.
- Vì người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng DT ở người con.
- Niềm tự hào DT: Biểu hiện ở lòng yêu nước.
- Ước lệ, tượng trưng.
- Có giặc giã, bị huỷ hoại.
- Cảnh nước mất nhà tan.
- Đó là những tâm trạng: "Xé tâm can", "Ngậm ngùi", "khóc than", "thương tâm", "xây khối nát" "Vật cơn sầu", "càng nói càng đau".
- Đó vừa là tâm trạng của Nguyễn phi Khanh, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Đại Việt đầu thế kỷ XV.
- Giọng điệu không còn tự hào như đoạn trên nữa mà trở nên lâm ly, thống thiết lẫn phần phẫn uất hờn căm. Mỗi dòng thơ là 1 tiếng than, tiếng nấc xót xa cay đắng.
- Sử dụng nhân hoá và so sánh để tả nỗi đau mất nước thấu đến cả trời đất, sông núi Đại Việt.
- Học sinh đọc.
- "Cha sót phận tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ đành chịu bó tay; "Thân lươn bao quản vùng lầy".
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha cha làm được, giúp ích cho nước nhà.
- "Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhớ tới tổ tông khi trước.
 Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây".
- Để khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Thống thiết chân thành.
- Yêu con yêu nước.
- Đặt niềm tin vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc.
- Học sinh chia nhóm thảo luận ghi kết quả lên giấy.
Nhóm 1: 
Một số hình ảnh có tính chất ước lệ, sáo mòn: "ải bắc", "gió thảm", "mây sầu", hổ thét", "chim kêu", máu nóng", hồn nước", "Hồng lạc", "Vong quốc", "héo hon tấc dạ". "Lã chã dòng châu"... Tuy nhiên các hình ảnh này gắn với lòng yêu nước thiết tha, nối đau sâu sắc trước tình cảm chân thành của tác giả trước tình cảnh đất nước bị xâm lược nên vẫn gây xúc động lòng người.
Nhóm 2:
Sức hấp dẫn của đoạn thơ xuất phát từ cảm xúc mãnh liệt, lòng yêu nước thiết tha của Trần tuấn Khải.
Nhóm 3:
Thể loại STLB (Chinh phụ ngâm) là thể loại phù hợp với việc diễn tả tâm trạng u buồn, sầu thảm hay là nỗi oán thán, căm hờn.
Việc lựa chọn thể loại là yếu tố rất quan trọng để nhà thơ diễn tả 1 cách chính xác nhất tâm trạng của mình. Trần tuấn Khải đã lựa chọn hợp lý.
I. Đọc - Chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu Văn bản.
1. Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.
- Nỗi đau mất nước.
- Nỗi đau thiêng liêng cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời đất.
-Giọng điệu:
+ Lâm ly thống thiết.
+ Phẫn uất,
hờn căm.
- Biện pháp NT: Nhân hoá SS.
Nhấn mạnh nỗi đau mất nước.
3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
- Tuổi già sức yếu, bất lực.
- Khích lệ con làm tiếp những điều cha cha làm được.
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Giọng điệu: thống thiết chân thành.
- Đặt niềm tin vào con và đất nước.
- Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước DT.
* Ghi nhớ:
III. Luyện tập
1. B T 6/110.
(sách BTTN)
2. B T 2/ 110
(sáchBT TN)
3. B T 5/ 110
(sáchBT TN)
4.B T 16/113
(sáchBT TN)
5. B T 1/ sgk
6. Bài tập : 
Bổ sung
a.
b.
IV . Củng cố và hướng dẫn về nhà 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Tâm trạng của người cha lúc chia tay như thế nào?
	- Trước cảnh nước mất nhà tan, nổi lòng của người cha ra sao?
	- Người cha đã nhắn nhủ lại con mình điều gì?
	2. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài. Ôn tập tất cả các kiến thức đã học.
 - Chuẩn bị tốt Kiểm tra học kỳ I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 66.doc