Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 68: Ôn tập

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 68: Ôn tập

A. Mục tiêu cần đạt :

 Nhằm đánh giá.

 - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cả 3 phần: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn của môn học ngữ văn.

 - Năng lực vận dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài viết và các kỹ năng làm bài nói chung để viết được 1 bài văn.

B. Chuẩn bị :

 - Giáo viên: Đề kiểm tra mẫu, giáo án.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 17 - Tiết 68: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2008
Tuần: 17 
Tiết: 68
ÔN TẬP
A. Mục tiêu cần đạt : 
	Nhằm đánh giá.
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở cả 3 phần: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn của môn học ngữ văn.
	- Năng lực vận dụng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong 1 bài viết và các kỹ năng làm bài nói chung để viết được 1 bài văn.
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên: Đề kiểm tra mẫu, giáo án.
	- Học sinh: Xem lại kiến thức đã học.
C. Các bước lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới: 
	Hướng dẫn học sinh làm đề mẫu:
* Đề:
 Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm ).
	Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn phơng án trả lời đúng.
 " ...Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để chúng ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương. "Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi". Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến 1 cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận..."
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ?
 A. Tôi đi học. C. Tắt đèn.
 B. Những ngày thơ ấu . D. Lão Hạc.
2. Tác giả của đoạn trích trên là ai?
 A. Thanh Tịnh. C. Nam Cao.
 B. Ngô Tất Tố. D. Nguyên Hồng.
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
 A. Tự sự C. Biểu cảm .
 B. Miêu tả . D. Nghị luận.
4. Lời kể trong đoạn trích là lời kể của nhân vật?
 A. Vợ ông giáo. C. Binh Tư.
 B. Ông giáo. D. Lão Hạc.
5. Từ "chao ôi" Thuộc loại từ gì?
 A. Trợ từ C. Đại từ.
 B. Thán từ D. Tình thái từ.
6. Dòng nào chứa, trường từ vựng nói về "tính cách của con người ".
A. Tìm, hiểu, thấy, tàn nhẫn, thương.
B. Tả, người, họ.
C. Lo lắng, buồn đau, ích kỷ.
D. Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.
7. Câu văn "Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi" thuộc loại câu nào ?
 A. Câu đơn . C. Câu ghép .
 B. Câu đặc biệt . D. Câu rút gọn.
8. Dòng nào nói đúng với nhận xét về ông giáo.
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ Lão Hạc của vợ mình.
B. Thể hiện cái nhìn tiến bộ khi đánh giá con người.
C. Thương hại đối với ông giáo.
D. Có cái nhìn hẹp hòi đối với cuộc sống chung.
Phần II : Tự luận ( 6 điểm ).
Thuyết minh về đặc điểm của truyện ngắn qua văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao.
* Đáp án và Biểu điểm.
Phần I : Trắc nghiệm: (4 điểm).
 Câu 1: D Câu 3 : C Câu 5 : B Câu 7 : C
 Câu 2: C Câu 4 : B Câu 6 : D Câu 8 : B
Phần II : Tự luận: (6 điểm).
a. Yêu cầu đạt:
- Viết đúng thể loại thuyết minh .
- Trình bày được những đặc điểm và giá trị của chuyện ngắn qua các chi tiết của văn bản "Lão Hạc" .
b. Yêu cầu cụ thể: 
1. Mở bài : (0,5 điểm). Nêu định nghĩa về truyện ngắn.
2. Thân bài : (4 điểm). Giới thiệu các yếu tố về truyện ngắn.
A. Tự sự: Là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của 1 truyện ngắn.
Gồm: 
+ Sự việc chính: Lão Hạc quyết giữ tài sản cho con bằng cái chết của mình.
+ Nhân vật chính: Lão Hạc.
+ Sự việc phụ:
- Lão Hạc bán chó và kể lại sự việc đó cho ông giáo nghe.
- Lão Hạc nhờ ông giáo giữ lại mảnh vườn và 30 đồng bạc.
- Con trai Lão Hạc đi làm xa.
- Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư...
- Cái chết của Lão Hạc.
+ Nhân vật Phụ:
- Binh Tư, Ông Giáo, Vợ ông giáo, con trai Lão Hạc....
B. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá: 
Là yếu tố bổ trợ, giúp cho chuyện ngắn sinh động, hấp dẫn. Các yếu tố này thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
- Những lời văn miêu tả thái độ, tâm trạng lão Hạc khi kể chuyện bán chó cho ông giáo nghe: " Lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước... mặt đột nhiên co dúm lại, vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy, đầu nghẹo, miệng mếu máo như con nít... hu hu khóc"; Kiếp con chó...
- Đoạn văn miêu tả cái chết của Lão Hạc: Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rợi.., khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh 1 cái nẩy lên.
- Đoạn văn ông giáo rút ra triết lý về nỗi buồn trước cuộc đời và con người.
+ "Chao ôi!..... Mỗi ngày thêm 1 đáng buồn".
+ "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay là đáng buồn theo 1 nghĩa khác".
C. Bố cục, lời văn, chi tiết.
+ Bố cục chặt chẽ hợp lý:
- Chi tiết Lão Hạc bán chó là hợp lý: Vì Lão Hạc quá nghèo sau khi bị ốm cuộc sống quá khó khăn, không có việc làm, gặp kỳ thóc cao gạo kém lão nuôi thân mình không nổi. Đã vậy cậu vàng lại ăn khoẻ, lão không nỡ để nó đói nó gầy.
- Chi tiết cái chết của Lão Hạc: Cái chết là tất yếu và cách chết cũng là tất yếu.
- Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con hoặc bán mảnh vườn. Lão Hạc chọn cái chết: Cái chết là tất yếu.
Cái chết bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc, Cái chết có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến.
+ Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
+ Chi tiết bất ngờ, độc đáo.
- Chi tiết Lão Hạc yêu quý con chó của con trai, gọi nó là con là cậu vàng. Coi đó là người bạn của mình. Vậy mà Lão Hạc lại bán chó.
- Chi tiết cái chết của Lão Hạc: Lão Hạc chết thật bất ngờ, bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư, cả ông Giáo. Mọi người trong làng càng bất ngờ và khó hiểu hơn. Sự bất ngờ của cái chết ấy càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động.
3. Kết bài : (0,5điểm).
Vị trí vai trò của truyện ngắn.
+ Hình thức (1 điểm).
- Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
- Diễn đạt lưu loát.
- Không sai chính tả, dấu câu...
IV. Hướng dẫn về nhà 
 Chuẩn bị: + Xem lại lý thuyết về thơ 7 chữ.
 + Tập làm thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 68.doc