Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 80: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 80: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Giúp h/s:

 - Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng . từ mục đích yêu cầu đến việc chuẩn bị, tiến hành và yêu cầu sản phẩm.

 - Rèn kỷ năng viết văn thuyết minh.

B. Chuẩn bị .

 - GV: Giáo án, SGK.

 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 80: Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 01/ 2009
Tuần: 21 
Tiết: 80
Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A. Mục tiêu.
	Giúp h/s: 
	- Biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng . từ mục đích yêu cầu đến việc chuẩn bị, tiến hành và yêu cầu sản phẩm.
	- Rèn kỷ năng viết văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị .
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi SGK.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 5’
 	- Khi viết đoạn văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì?
	- Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây theo thứ tự hợp lí để hình thành một đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong:
	1) Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưỡi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.
	2) Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 -> 40 m.
	3) ở các buồng ngoài, trần hơi thấp chỉ cách mặt nước độ 10 m.
	Đáp án: 1-3-2.
III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài: 1’
 	Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về cách thuyết minh một đồ dùng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thuyết minh về cách làm.
 2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
16’
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc bài văn mẫu và nhận xét cách làm.
? Gọi h/s đọc đoạn văn a, b?
? Qua hai VD em thấy bài văn thuyết minh một phương pháp có những mục nào chung. Vì sao phải có những mục đó?
? Để thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu ăn, hay may quần áocó kết quả tốt ta cần đảm bảo yêu cầu gì?
? Nhận xét gì lời văn ở 2 VD trên?
? Khi thuyết minh về một phương pháp (nấu ăn, đồ vật, món ăn) người viết cần nêu những nội dung gì? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ?
- HS đọc đoạn văn a, b.
- Hai bài văn đều có những mục chung:
- Nguyên vật liệu.
- Cách làm.
- Yêu cầu thành phẩm (sản phẩm làm ra, chất lượng).
=> Vì muốn làm bất cứ một cái gì ta cũng cần có nguyên liệu để làm, cách chế biến nguyên liệu ấy để tạo ra một sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng.
- Trước khi thuyết minh ta phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó, nêu rõ cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới có kết qủa.
- Lời văn ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
- Cần nêu rõ điều kiện, cách thức, trình tự để tạo ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Phải trình bày rõ ràng cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một trình tự nhất định.
- HS đọc.
I. Giới thiệu về một phương pháp (cách làm).
*/ Ghi nhớ-26.
17’
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập.
? Yêu cầu đọc kĩ đề bài?
? Gọi h/s trình bày bài viết?
- GV bổ sung, nhận xét, rút kinh nghiệm bài viết cho h/s
? Gọi h/s đọc bài “Phương pháp đọc nhanh”. Yêu cầu h/s thảo luận nhóm những vấn đề sau:
- Chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu qủa của phương pháp đọc nhanh nêu trong bài.
- Các số liệu nêu ra trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
- GV: Ý 2, 3 là nội dung thuyết minh chủ yếu, quan trọng nhất của văn bản thuyết minh. Muốn đọc nhanh chỉ có thể đọc thầm bằng mắt, theo ý, theo đoạn, theo trang. Muốn thế phải rèn luyện kĩ năng di chuyển bao quát của mắt khi đọc, phải tập trung tư tưởng cao độ. Nhưng yêu cầu của đọc nhanh là vẫn phải hiểu rõ vấn đề chủ chốt.
- Hình thức: Cá nhân.
- Đảm bảo những yêu cầu sau:
B1: Xác định đề bài: Thuyết minh về trò chơi gì?
B 2: Lập dàn bài.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi.
B. Thân bài: 
* Điều kiện chơi:
- Số người chơi.
- Dụng cụ chơi.
- Địa điểm, thời gian.
* Cách chơi (Luật chơi).
- Giới thiệu ntn thì thắng.
- Giới thiệu ntn thì thua.
- Giới thiệu ntn thì phạm luật.
* Yêu cầu trò chơi.
C. Kết bài.
- Ý nghĩa của trò chơi.
- Tình cảm của người thuyết minh.
- HS trình bày bài viết -> HS khác nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trình bày. (6’)
- Đặt vấn đề: “Ngày nay ... giải quyết được vấn đề“: Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
“Có nhiều cách đọc khác nhau  có ý chí”. Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay đọc thầm theo dòng và theo ý, những yêu cầu và hiệu qủa của phương pháp đọc nhanh.
“ Trong những năm gần đây. 12.000 từ / phút” những số liệu, dẫn chứng về kết qủa của phơng pháp đọc nhanh.
Các số liệu nêu ra nhằm chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh đối với mỗi người chúng ta.
II. Luyện tập.
Bài 1: Lập dàn bài thuyết minh một trò chơi quen thuộc.
Bài 2:
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 6’
	1. Củng cố: 4’
	- Thế nào là thuyết minh về một phương pháp (cách làm)?
	- Cần lưu ý điều gì khi viết thể loại này?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học thuộc ghi nhớ. 
	- Thuyết minh cách làm một món ăn hàng ngày.
	- Soạn bài : Thuyết minh danh lam thắng cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80.doc