Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 90 - Bbài 22: Văn bản: Chiếu dời đô

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 90 - Bbài 22: Văn bản: Chiếu dời đô

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”.

 - Nắm được đặc điểm cơn bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1139Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24 - Tiết 90 - Bbài 22: Văn bản: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 02/ 2009
Tuần: 24 
Tiết:90 
Bài 22: Văn bản
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
 Lí Công Uẩn
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
	- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”.
	- Nắm được đặc điểm cơn bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, SGK.
 	- HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. Lên lớp.
	I. Ổn định tổ chức.
	II. Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đi đường”; “Ngắm trăng”. Qua hai bài thơ giúp em hiểu gì về Bác?
	- Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ “Đi đường”.
	A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
	B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.
	C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.
	D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
	III. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: 1’
	GV giới thiệu kênh hình SGK: Chùa Một Cột-công trình kiến trúc nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời nhà Lí. Ngày nay HN luôn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Đó là thành phố duy nhất của khu vực Đông Nam á-Thái Bình Dương được Hội đồng liên hợp quốc trào tặng giải thưởng UNESCO- thành phố vì hoà bình. Hà Nội xưa kia là thành phố Thăng Long. Vậy ai là người đặt tên và thành Thăng Long có từ bao giờ? Vì sao lại chọn vùng đất thiêng đó để định đô. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu những điều thú vị đó.
 	2. Tiến trình bài dạy. 35’
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng điệu chung trang trọng, mạch lạc, rõ ràng, cần chú ý nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân thành.
VD: “Trẫm rất đau xót”
? Gọi h/s đọc? Nhận xét?
- GV đọc mẫu 1 đoạn cho h/s theo dõi.
? Yêu cầu h/s đọc thầm chú thích? Nêu hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn và hoàn cảnh ra đời bài chiếu?
- GV: nhận xét.
- GV: Lí Công Uẩn từ nhỏ đã sống trong chùa, một môi trường dễ làm con người ta có một tâm hồn nhân bản. Ngày nay tại vườn hoa Chí Linh – HN nhân dân ta đã lập tượng đài Lí Thái Tổ. Từ bé Lí Công Uẩn vốn đã thông minh, tuấn tú khác người. Nhà sư Vạn Hạnh từng khen: Đứa bé này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối làm bậc minh chủ thiên hạ.
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về thể chiếu nói chung và đặc điểm riêng của bài “Chiếu dời đô”?
- GV: Chiếu, hịch, cáo nói chung là những văn bản chính luận thường là mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi thông báo từ trên ban xuống (thể hịch và cáo các em sẽ được học ở các bài sau). Đây là văn bản viết bằng chữ Hán. “Chiếu dời đô” còn có đặc điểm riêng: đó là bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình và để rõ hơn các em tìm hiểu phần II.
- HS đọc, nhận xét.
- HS trả lời dựa vào phần chú thích.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La sau đổi tên là Thăng Long tức rồng bay lên thể hiện thế phát triển đi lên của Đại Việt.
- HS nghe.
- Chiếu: có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, hoặc văn xuôi (biền: là hai con ngựa kéo xe sóng đôi; ngẫu: là từng cặp) tức là những cặp câu cân xứng với nhau. VD: “đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại dựa nơi”.
- Đặc điểm riêng: đây là văn bản viết bằng văn xuôi có xen các câu văn biền ngẫu.
I. Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc.
2. Tác giả - tác phẩm:
20’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Bài chiếu này thuôc kiểu văn bản nào mà em đã học? Vì sao em khẳng định như vậy?
? Bài văn có mấy luận điểm? Xác định ranh giới các luận điểm trong văn bản?
- Gọi h/s đọc “từ đầuphồn vinh”.
? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả ntn?
? Theo em cách suy luận ấy có tác dụng ntn?
- GV: Trong lí luận của tác giả đã hội tụ ba điều kiện thiên thời địa lợi nhân hoà có tác dụng đánh vào lòng người. Muốn thuyết phục được người nghe cần phải có lí lẽ dẫn chứng rõ ràng, ở đây tác giả đã viện dẫn lịch sử Trung Quốc làm tiền đề. Đạt vào thời kì ấy cũng là lẽ tự nhiên. Vì trong tâm lí người xa thường lấy Trung Quốc – một láng giềng khổng lồ của chúng ta làm hình mẫu. Đó là cách lập luận thường gặp trong văn học cổ VD trong “Hịch tướng sĩ; Bình Ngô Đại Cáo”. Đó là cách đánh vào nhân tâm phù hợp tâm lí người nghe. Điều này chứng tỏ LCU đã rất sáng suốt ngay từ những lập luận đầu tiên.
? Gọi h/s đọc tiếp “Cho nêndời đô”.
? Để làm rõ luận điểm hai tác giả đưa ra những lí lẽ và chứng cớ nào?
? Bằng những hiểu biết về lịch sử triều Đinh, Lê em có suy nghĩ gì về lời phê phán trên của Lí Công Uẩn?
? Em nhận xét gì về lời văn thể hiện trong luận điểm hai?
- GV: Như vậy để thuyết phục người nghe tác giả không chỉ có cái lí bên ngoài mà còn kết hợp cả lôgíc bên trong đó là tấm lòng riêng, tình cảm riêng của tác giả. Sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình tạo nên vẻ đẹp lung linh cho ngôn ngữ lập luận của văn nghị luận vốn rất khô khan.
? Em hiểu gì về lời khẳng định “Không thể dời đô”?
- GV: Phủ định một điều phủ định ấy chính là sự khẳng định. Đó là chân lí của tư duy. Đây là một quyết định cực kì quan trọng đối với một dân tộc. Song văn bản thực sự đi vào lòng người có lẽ phải ở luận điểm thứ ba.
? Gọi h/s đọc phần còn lại của văn bản? (giọng tự hào, phấn chấn hơn).
? Lợi thế của thành Đại La được khẳng định trên những phương diện nào?
? Quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên cho em hiểu gì về đức vua Lí Thái Tổ?
- GV: Việc làm đó có tác dụng tạo tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc, điều đó được lịch sử chứng minh với 8 đời vua nhà Lí (Lí Bát Đế), phát triển rực rỡ thịnh vượng với hội tao đàn, đời sống ấm no hạnh phúc. Cho đến ngày nay không phải ngẫu nhiên chúng ta tiến hành kỉ niệm 990 năm tiến tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Song cơ bản ẩn đằng sau đó là một tâm hồn lớn. Nếu không có tâm huyết, không có tâm hồn không bao giờ có khát khao dời đô. Tự đặt mình vào một vị thế mới chứng tỏ một hoài bão rất lớn, một ý thức trách nhiệm rất cao nghĩ đến tương lai một dân tộc. Chính vì vậy nâng “Chiếu dời đô” lên một tầm cao mới. Nó không chỉ là một quyết định khô khan, ban bố, mệnh lệnh mà là tiếng nói đầy tâm huyết của một tấm lòng yêu nước.
=> Hình ảnh thành Thăng Long, chùa Một Cột thủ đô HN phát triển rực rỡ là những minh chứng hùng hồn cho quyết định sáng suốt của LCU.
? Ở luận điểm này để đạt được mục đích tác giả đã chọn hình thức diễn đạt ntn?
- GV: Lí lẽ đưa ra rất chặt chẽ được dẫn dắt cụ thể linh hoạt. Tất cả nhấn mạnh địa thế tuyệt vời của thành Đại La.
? Em nhận xét gì về cách kết thúc bài “Chiếu dời đô”?
- GV: Đây là cách kết thúc hết sức lạ trong một bài chiếu. Nó không còn là lời mệnh lệnh có tính chất cưỡng chế mà là hỏi ý kiến để đặt ra sự lựa chọn. Như vậy LCU đã vượt lên những ràng buộc, quy định xã hội lúc bấy giờ để thể hiện một tinh thần dân chủ đáng quý. Nó khiến cho bài chiếu không còn là những lí lẽ khô khan mà đầy tâm huyết và dân chủ.
? Nhắc lại mục đích LCU viết bài “Chiếu dời đô” để làm gì?
? Để đạt được mục đích ấy tác giả chọn cho mình cách lập luận ntn?
? Từ đó em học tập được những gì khi viết văn nghị luận?
? Thông qua việc dời đô của LCU cho em hiểu gì về khát vọng của tác giả nói riêng và dân tộc ta nói chung? Vì sao em khẳng định như vậy?
? Gọi h/s đọc phần ghi nhớ.
- GV: Cho h/s làm bài tập trắc nghiệm:
Đặc điểm NT nổi bật của áng văn chính luận “Chiếu dời đô”.
A. Lập luận giàu sức thuyết phục .
B. Kết cấu chặt chẽ.
C. Ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhạc điệu.
D. Gồm A và B. 
- Kiểu văn bản nghị luận vì nó dùng lập luận để thuyết phục người nghe về vấn đề sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
- Nêu sử sách làm tiền đề (Từ đầu -> phồn vinh).
- Tiếp theo-> dời đô: Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh-Lê.
- Còn lại: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô. => Cách chia này tiêu biểu cho kết cấu văn bản nghị luận.
- Thời nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần.nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh tính kế lâu dài, vừa thuận theo mệnh trời (phù hợp quy luật khách quan), vừa thuận theo ý dân.
- Cách suy luận hợp lí. Nó tạo một tiền đề lý luận vững chắc. Đó đều là những chuyện đã xảy ra trong thực tế bởi vậy nếu có làm theo cũng không có gì là bất thường.
Hơn nữa những việc làm đó hợp lòng trời vừa lòng dân.
Hội tụ các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà, có tác dụng thu phục lòng người.
- HS nghe.
- HS đọc.
- Phê phán hai triều đại Đinh, Lê đóng đô tại Hoa Lư không hợp mệnh trời, không biết học theo cái đúng của người xưa.
Hậu quả: triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển trong vùng đất chật chội.
- Cần nhìn nhận công bằng hơn với hai triều đại này vì thực ra khi đó thế và lực của triều Đinh, Lê chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng để phòng thủ tốt cần phải dựa vào địa thế hiểm trở của vùng núi Hoa Lư để chống giặc ngoại xâm.
- Cùng với lí lẽ sát thực, rõ ràng tác giả đan xen những câu văn biểu cảm (tình cảm chân thành của tác giả) “Trẫm rất đau xót” làm cho lời văn tác động mạnh đến tình cảm người nghe, người đọc làm tăng sức thuyết phục.
- Là kiểu câu phủ định nó ngầm một ý quyết đoán. Nhất định phải dời đô, không thể thay đổi.
- HS đọc.
- Về vị trí địa lí: ở vào nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra 4 hướng nam bắc đông tây, có núi có sông đất rộng mà bằng phẳng.
Vị thế chính trị văn hoá: là đầu mối giao lưu, chốn hội tụ của 4 phương là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
- Một con người có tầm nhìn chiến lược, có quyết định sáng suốt biết nhìn xa trông rộng, có ý chí hoài bão lớn lao, có ý thức trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
- HS nghe.
- Từ “huống gì” nối kết đoạn văn: lôgíc và liền mạch.
Sử dụng câu văn biền ngẫu, mỗi câu có hai vế tác động bổ sung cho nhau với NT đối rất chỉnh (đối ý, đối lời, đối thanh, đối nhịp).
Có sự kết hợp hài hoà các yếu tố nghị luận và biểu cảm “Xem khắp.”
Hình ảnh vừa tả thực vừa bay bổng tạo vẻ đẹp hào hùng cho phong cảnh Đại La.
- Kết thúc chuyển từ đơn thoại sang đối thoại thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa đức vua và bề tôi.
- Thuyết phục người nghe về việc có tính chất cực kì to lớn: dời đô.
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
Bước đầu nêu sử sách làm tiền đề, sau soi sáng tiền đề vào thực tế và cuối cùng đi tới kết luận. Trong đó đặc biệt có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình làm tăng sức thuyết phục.
- HS tự bộc lộ.
- Việc dời đô chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
- HS đọc ghi nhớ/51.
- Đáp án: D.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Nêu sử sách làm
tiền đề.
- Việc dẫn lịch sử Trung Quốc.
2. Soi sử sách vào tình hình thực tế.
- Lời văn kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm.
3. Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô.
- Lợi thế của thành Đại La:
+ Vị trí địa lí.
+ Vị thế chính trị, văn hóa.
Hình thức, diễn đạt.
- Lập luận giàu sức thuyết phục.
- Kết cấu chặt chẽ rõ ràng.
- Kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s luyện tập.
Câu hỏi: Chứng minh: “Chiếu dời đô” có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục?
Hình thức: Thảo luận nhóm.
(3’)
CM: - Kết cấu chặt chẽ: thể hiện ở bố cục của bài văn.
- Lập luận: lí lẽ dẫn chứng xác thực Các câu văn biền ngẫu kết hợp các câu văn biểu cảm. 
III. Luyện tập.
	IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Bài chiếu đã sử dụng tiền đề lịch sử như thế nào?
	- Tác giả đã soi sử sách vào tình hình thực tế ra sao?
	- Bài chiếu đã khẳng định vị trí đóng đô mới ở phương diện nào?
	- Nét đặc sắc của bài chiếu này là gì?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Viết đoạn văn thuyết minh về tượng đài Lí Thái Tổ hoặc chùa Một Cột.
	- Học thuộc đoạn 3. Soạn bài “Hịch tướng sĩ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 90.doc