Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 25 - Tiết 9: Tập làm văn: Trả bài viết số 5

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 25 - Tiết 9: Tập làm văn: Trả bài viết số 5

A. Mục tiêu.

 Giúp h/s:

 - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, về hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh.

 - Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài văn thuyết minh.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, bảng phụ, bài văn mẫu của h/s.

 - HS: Xem lại ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài văn viết.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 25 - Tiết 9: Tập làm văn: Trả bài viết số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 02/ 2009
Tuần: 25 
Tiết: 96
Tập làm văn
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
A. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
	- Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, về hình thức trình bày, qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh. 
	- Rèn kĩ năng hình thành dàn ý bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, bảng phụ, bài văn mẫu của h/s.
 	- HS: Xem lại ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài văn viết.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ. 4’
	- Nối cụm từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B để tạo thành câu phủ định.
 	A B
	1, Tôi chẳng nên a. cho ông đứng hẳn lên được.
	2, Nước đi đi mãi không b. không muốn ăn nữa.
	3, Nó chật vật mãi cũng không làm sao c. gặp chúng nó.
	4, U không ăn con cũng d. bà em to lớn và đẹp lão như thế này.
	5, Chưa bao giờ em thấy e. về cùng non.
III. Bài mới. 36’
1. Giới thiệu bài: 
 	Trong những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các kiểu bài văn thuyết minh và thực hành viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Bài học hôm nay giúp các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình để có hướng khắc phục.
2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
7’
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tái hiện lại đề bài.
? Gọi h/s đọc lại đề bài?
? Để viết tốt một bài văn chúng ta phải trải qua mấy bước? Đó là những bước nào?
? Yêu cầu h/s xác định đề bài?
- HS đọc lại đề bài.
- 4 bước.
- Tìm ý và sắp xếp ý.
- Lập dàn bài.
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa.
- Tìm hiểu đề.
- Thể loại: văn thuyết minh.
- Đối tượng: một danh lam thắng cảnh.
I. Tái hiện lại đề bài.
- Thể loại: văn thuyết minh.
- Đối tượng: một danh lam thắng cảnh.
7’
Hoạt động 2: GV nhận xét chung bài làm của h/s.
* Ưu điểm: 
- Bài viết đã thể hiện rõ đặc điểm của bài văn thuyết minh, bố cục rõ ràng, đầy đủ.
- Biết kết hợp một số phương pháp khi thuyết minh (VD: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê).
- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết.
- Bài văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng.
* Nhược điểm: 
- Một số bài viết chưa định hướng được đặc điểm, bố cục của bài văn thuyết minh: VD chưa rõ phần MB hoặc KB.
- Trình tự thuyết minh bài văn còn lộn xộn, thiếu chặt chẽ và thiếu sự liên kết. 
- Chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài viết.
- Sai lỗi chính tả, dùng từ ngữ thiếu chính xác.
- HS nghe.
- HS nghe
II. Nhận xét chung bài làm của h/s.
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
12’
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s nhắc lại dàn bài và kết hợp sửa chữa từng phần trong bài.
? Phần MB cần nêu những nội dung gì ?
- GV nhận xét: Một số bài viết đã làm đúng theo yêu cầu trên, cách dẫn dắt vào vấn đề tốt.
- Tuy nhiên còn rất nhiều bài chưa nêu được ý nghĩa của đối tượng đó trong cuộc sống.
? GV đọc một đoạn văn MB. 
? Nhận xét phần MB trên? Nêu hớng sữa chữa?
- GV nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm những hạn chế cho h/s.
? Phần TB cần thuyết minh về những nội dung gì?
- GV nhận xét: Một số bài thuyết minh về nguồn gốc tương đối rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Tuy nhiên, một số bài trình tự thuyết minh lộn xộn khiến người đọc khó hiểu, không sử dụng các từ ngữ liên kết làm cho đoạn văn rời rạc. Hoặc chưa nêu được cách sử dụng và ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó. 
- GV đọc một đoạn TB. 
? Gọi h/s đọc và nhận xét đoạn văn?
? Gọi h/s sửa lại đoạn văn?
- GV nhận xét, nêu hạn chế và hướng khắc cho h/s.
? Phần kết bài cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
- GV nhận xét: Nhìn chung viết tương đối tốt cảm xúc, phần này còn rất ít hạn chế.
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
(Một danh lam thắng cảnh).
Ý nghĩa và cách giữ gìn danh lam thắng cảnh đó.
=> H/s quan sát bài của mình để tìm ra hạn chế.
- Ưu: Phần MB đã giới thiệu ró đối tượng cần thuyết minh.
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh tương đối tốt.
- Nhược: Chưa nêu được ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó.
- Vị trí, địa lí.
- Nguồn gốc.
- Thuyết minh chi tiết.
- Ý nghĩa.
- HS đọc -> Nhận xét.
- Dùng từ ngữ thiếu chính xác hoặc thừa quan hệ từ.
- Sai lỗi chính tả.
- Câu văn chưa rõ nghĩa (thiếu từ ngữ).
- Trình bày cá nhân.
- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đối bản thân và xã hội.
- HS tự sửa những sai sót nhỏ (lỗi chính tả, lỗi dùng từ trong bài viết của mình).
III. Sửa bài.
a. Mở bài.
b. Thân bài.
c. Kết bài.
10’
Hoạt động 4: Đọc và bình bài văn hay.
- Gv đọc bài văn hay của h/s cho cả lớp nghe. 
? Yêu cầu h/s đọc bài để tự rút kinh nghiệm?
- HS lắng nghe -> tự rút kinh nghiệm trong bài viết của mình.
- Hs đọc bài theo và tự rút kinh nghiệm.
IV. Chữa bài.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 5’
	1. Củng cố: 3’
	- Thế nào là kiểu bài thuyết minh?
	- Có mấy biện pháp thuyết minh thường sử dụng?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Phát hiện ưu điểm, nhược điểm thống kê vào vở bài tập Ngữ văn.
	- Xem lại nội dung kiến thức về văn thuyết minh.
	- Xem lại phần luận điểm và những yêu cầu chung về luận điểm trong SGK Ngữ văn 7: Luận điểm trong bài: “Tình thần yêu nước”, “Chiếu dời đô”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 96.doc