Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 121 - Bài 3: Chương trình địa phương - Văn bản: Qua phố nguyên hồng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 121 - Bài 3: Chương trình địa phương - Văn bản: Qua phố nguyên hồng

. Mục tiêu.

 - Học sinh hiểu về chân dung nhà văn Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ trước cách mạng tháng Tám rất gắn bó với Hải Phòng.

 - Cảm nhận về tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ nhân danh những người Hải Phòng đi trên con đường mang tên nhà văn, đánh giá rất cao tấm lòng nhân đạo của Nguyên Hồng được gửi gắm qua các tác phẩm viết về Hải Phòng, viết ở Hải Phòng.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Giáo án, tài liệu chương trình địa phương, chân dung Nguyên Hồng.

 - HS: Tìm hiểu về phố Nguyên Hồng, Sách Ngữ văn địa phương.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32 - Tiết 121 - Bài 3: Chương trình địa phương - Văn bản: Qua phố nguyên hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 04/ 2009
Tuần: 32 
Tiết: 121
Bài 30
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Văn bản: Qua phố Nguyên Hồng
 Trịnh Hoài Giang
A. Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu về chân dung nhà văn Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ trước cách mạng tháng Tám rất gắn bó với Hải Phòng.
	- Cảm nhận về tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ nhân danh những người Hải Phòng đi trên con đường mang tên nhà văn, đánh giá rất cao tấm lòng nhân đạo của Nguyên Hồng được gửi gắm qua các tác phẩm viết về Hải Phòng, viết ở Hải Phòng.
B. Chuẩn bị.
	- GV: Giáo án, tài liệu chương trình địa phương, chân dung Nguyên Hồng.
	- HS: Tìm hiểu về phố Nguyên Hồng, Sách Ngữ văn địa phương.
C. Lên lớp.
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới.
1/ Giới thiệu bài: 1’
 	Cho đến nay, người Hải Phòng chúng ta vẫn thấy một Hải Phòng ồn ào náo nhiệt trong các sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng - một nhà văn gắn bó với Hải Phòng và đã từng trở thành người Hải Phòng. Tên ông đã vinh dự được đặt cho một số con đường của vài thành phố. Và hôm nay đi trên đường phố mang tên ông, có người tưởng nhớ đến ông bằng những vần thơ.
2/ Tiến trình bài dạy.
Thời
Gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu chú thích văn bản.
- Gọi h/s đọc bài thơ.
- GV: Lưu ý cách ngắt nhịp, giọng điệu hoài niệm, tưởng nhớ và có lúc thống thiết của bài thơ.
? Qua bài thơ em hãy nêu sự hiểu biết của em về phố Nguyên Hồng (vị trí, địa giới cụ thể của phố Nguyên Hồng)?
? Em nêu một vài hiểu biết của mình về nhà văn Nguyên Hồng?
? Trong bài thơ tác giả có nhắc đến một số tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, đó là những tác phẩm nào?
- 2- 3 h/s đọc.
- Phố Nguyên Hồng nằm dưới chân cầu An Dương I, thuộc phường Lam Sơn, quận Lê Chân.
Nguyên Hồng (1918 – 1982), quê Nam Định, xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm. Năm 1935 cùng mẹ ra Hải Phòng lần hồi sinh sống ở những xóm lao động (xóm Cấm, xóm chùa Đông Khê).
- Ông là nhà văn của người cùng khổ, thế giới nhân vật của ông gồm chủ yếu những người lao động nghèo ở thành thị.
- Hồi kí “Những ngày thơ ấu” (1940), kể về tuổi thơ của cậu bé Hồng.
- Tiểu thuyết “Bỉ vỏ” (1938), câu chuyện đầy nước mắt của một người phụ nữ với các nhân vật Tám Bính, mẹ La.
- Sóng Gầm - tập I của bộ tiểu thuyết 4 tập “Cửa biển”.
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Em hãy cho biết một vài nét về chân dung Nguyên Hồng được miêu tả trong bài thơ?
- GV: Đoạn thơ thể hiện chân dung nhà văn Nguyên Hồng: một người có cá tính mạnh được bộc lộ ngay ở những thói quen đời thường, môt nhà văn say mê với nghề nghiệp và cũng đầy trải nghiệm cuộc đời.
“Ông ngồi như tạc bằng men
Chòm râu thưa đẫm bao thiên chuyện đời”.
? Hãy tìm những câu thơ thể hiện tình yêu thương của nhà văn Nguyên Hồng đối với những con người bị xã hội thực dân PK áp bức, bóc lột?
? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì trong những câu thơ vừa tìm được?
? Qua đoạn thơ em hiểu thêm gì về nhà văn Nguyên Hồng?
? Qua hình ảnh đám cưới qua sông Tam Bạc, em thấy được cuộc sống của người dân Hải Phòng nay khác gì với cuộc sống của những người dân Hải Phòng xưa trong các sáng tác của nhà văn?
( Câu hỏi thảo luận theo bàn).
- GV: Hình ảnh “Một con thuyền đưa đám cưới sang sông” chính là hình ảnh của cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay với niềm vui và hạnh phúc, đó còn là tiếng đồng vọng hiện tại với quá khứ cất lên trong lòng nhà thơ.
- Dáng điệu: ngồi chân chữ ngũ, chòm râu thưa, đôi mắt khẽ lim dim - dáng ngồi của một người đang suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc sống.
- Cử chỉ: tay băm băm vào không khí, khóc khi xúc động mạnh.
- Dồn suy tưởng cồn cào..
Một đồng xu lăn lóc
Lang thang trong “Bỉ vỏ”
Như gió gào, con chữ rưng rưng.
=> Đây chính là những tình cảm yêu qúy trân trọng của tác giả dành cho nhà văn.
- Sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ: “Những”, “Kiếp”.
- Dùng các động từ mạnh: cồn cào, lang thang, dữ dằn, hầm hập
- Yêu thương, đồng cảm sâu sắc, yêu quý, trân trọng những người lao động khốn khổ.
Thảo luận: thời gian 5’.
 Đại diện nhóm trình bày.
HS tự nêu ra những đổi mới của cuộc sống mà hàng ngày được chứng kiến.
5’
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tổng kết.
? Nêu nội dung chính của bài thơ, nêu những suy nghĩ tình cảm có được sau khi học bài thơ?
- Qua bài thơ ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng một người có cá tính mạnh được bộc lộ ngay ở những thói quen đời thường, môt nhà văn say mê với nghề nghiệp và cũng đầy trải nghiệm cuộc đời.
- Tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc, yêu quý, trân trọng những người lao động khốn khổ.
5’
Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s luyện tập.
? Yêu cầu h/s đọc diễn cảm bài thơ?
? Tình huống: Nếu em đưa một người ở xa đến (hoặc giả người nước ngoài) qua phố Nguyên Hồng, em sẽ nói với họ những gì?
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS tự nêu.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà. 4’
	1. Củng cố:
	- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyên Hồng?
	- Trình bày sự nghiệp sáng tác của ông?
	2. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài và đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
	- Soạn bài mới: Viết bài tập làm văn số 7..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 121.doc