Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 13 -14 - Bài 4: Văn bản: Lão Hạc

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 13 -14 - Bài 4: Văn bản: Lão Hạc

- Giúp h/s:

 - Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân VN trước CM T8.

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ.

 - Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện đặc sắc của tác giả: khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và triết lí.

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua độc thoại, đối thoại.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 13 -14 - Bài 4: Văn bản: Lão Hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 9/ 2006
Tuần: 4 
Tiết: 13 -14
bài 4: VĂN BảN:
lão hạc
 	Nam Cao 
a. mục tiêu .
 	- Giúp h/s: 
 	- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân VN trước CM T8.
 	- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ.
 	- Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện đặc sắc của tác giả: khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và triết lí.
 	- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua độc thoại, đối thoại.
b. chuẩn bị 
 	- GV: Giáo án, ảnh chân dung Nam Cao, bảng phụ.
 	- HS: Soạn bài, đọc kĩ chú thích và trả lời các câu hỏi.
c. lên lớp 
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
 	- Qua các nhân vật anh Dậu, chị Dậu em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân VN trước CM T8.
 	- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ '':
 	A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của XHTD phong kiến đương thời.
 	B. Chỉ nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức.
 	C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
 	D. Kết hợp cả 3 nội dung trên.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 	Nam Cao được coi là một trong những nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực. Đề tài trong các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản. truyện ''Lão Hạc'' là một bức tranh thu nhỏ về đời sống người nông dân trước cách mạng tháng 8. Trong truyện tác giả không trực tiếp phản ánh sự bóc lột, đàn áp của cường hào, lí trưởng mà tập trung miêu tả quá trình người nông bị bần cùng hoá đến chỗ bị phá sản, lưu vong. Quá trình ấy diễn ra ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2. Tiến trình bài dạy
Thời 
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục và tóm tắt văn bản.
- Yêu cầu đọc, giọng ông giáo: chậm, buồn, cảm thông có lúc xót xa đau đớn.
- Lão Hạc: khi đau đớn, ân hận, dằn vặt.
- GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi h/s đọc tiếp.
? Đọc chú thích về tác giả, tác phẩm. Nêu ngắn gọn?
? Cho h/s hỏi - đáp chú thích 5, 6, 21, 22, 43. 
? Truyện ngắn này có thể chia làm mấy phần. Nội dung của từng phần? HS tóm tắt lại văn bản ?
- HS nối nhau đọc tiếp. Nhận xét phần đọc của bạn.
- Nam Cao (1915 - 1951) quê ở Hà Nam, là nhà văn hiện thực xuất sắc. Đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông là viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản.
- ''Lão Hạc'' là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân, đăng báo 1943.
- HS hỏi đáp dựa vào phần chú thích/ sgk 46, 47.
- HS tóm tắt lại theo các ‎ý sau:
- Tình cảnh của lão Hạc: nhà nghèo, vợ đã chết, con trai phẫn trí vì không có tiền cưới vợ bỏ nhà đi.
- Tình cảnh của lão Hạc với con chó Vàng, con chó như người bạn làm khuây, như kỉ vật của đứa con trai. 
I. Đọc , chú thích , bố cục , tóm tắt .
1. Tác giả 
- Nam Cao (1915-1951), Hà Nam. Là nhà văn xuất sắc.
2. Tác phẩm .
- ''Lão Hạc'' là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân, đăng báo 1943. 
3. Bố cục 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
? Vì sao lão Hạc rất yêu thương ''cậu Vàng'' mà vẫn phải quyết định bán cậu Vàng? 
? Khi quyết định bán cậu Vàng tâm trạng của lão Hạc thể hiện ra sao ?
? Sau khi bán ''cậu Vàng'' tâm trạng lão Hạc diễn biến ra sao? Tìm các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể lại với ông giáo? 
? Qua việc lão Hạc bán cậu Vàng cho thấy lão là con người ntn?
- Lão Hạc phải đành lòng bán con chó Vàng cũng là điều vạn bất đắc dĩ, là con đường cuối cùng mà thôi. Lão Hạc quá nghèo, lại rất yếu sau trận ốm, không có việc làm, hoa màu bị bão phá sạch. Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm đã cạn kiệt. Đã vậy, lão phải nuôi thêm cậu Vàng. Cậu lại ăn rất khoẻ, nuôi thân chẳng nổi, làm sao có thể nuôi chó. Mà đã nuôi, lão không nỡ để cho nó đói, nó gầy. Như vậy chỉ còn cách duy nhất là bán nó đi. 
- Trước khi quyết định bán cậu Vàng, lão Hạc đã phải đắn đo, suy tính nhiều lắm (thể hiện ở việc lão nói đi nói lại ‎ý định bán cậu Vàng với ông giáo). Lão coi đó là một việc rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra, miệng mếu máo, hu hu khóc. Tự trách mình già bằng này tuổi rồi mà còn đánh lừa một con chó.
- Tâm trạng day dứt, ăn năn vì già ... đánh lừa một con chó. Cả đời lão sống nhân hậu, lương thiện không lừa dối ai, lão hổ thẹn với lương tâm của mình. Lão bật khóc hu hu trước việc làm của mình, lão vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận.
- Lão Hạc là con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực. Qua đó càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, lão luôn mang tâm trạng ăn năn cảm giác mắc tội vì không lo liệu nổi cho con. Lão đã cố tích cóp, dành dụm để bù đắp lại cho con và chờ đợi khi con trở về. Vì thế dù rất thương cậu Vàng đến tình cảnh này lão cũng quyết định bán bởi nếu không sẽ tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn mà lão đang cố giữ trọn cho con trai.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật lão Hạc
a. Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
- Lão Hạc phải đành lòng bán con chó Vàng vì lão nuôi thân chẳng nổi, làm sao có thể nuôi chó.
- Tự trách mình già bằng này tuổi rồi mà còn đánh lừa một con chó.
b. Tâm trạng day dứt, đau đớn, xót xa, ân hận.
- Tâm trạng day dứt, ăn năn vì già ... đánh lừa một con chó. Cả đời lão sống nhân hậu, lương thiện không lừa dối ai, lão hổ thẹn với lương tâm của mình.
- Lão Hạc là con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực.
BT: Câu văn ''Kiếp con chó là kiếp khổ .... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn''. Biểu hiện điều gì?
 	A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận mình.
 	B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình.
 	C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng.
 	D. Cả A, B, C.
tiết 2
a. mục tiêu (như trên).
b. chuẩn bị 
 	- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Soạn bài.
c. lên lớp 
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
 	- Phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng?
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 	Dẫn dắt từ phần KTBC : Như vậy sau khi quyết định bán cậu Vàng, lão Hạc luôn luôn cảm thấy mình là người mắc tội, lão đau đớn biết bao khi lừa dối một con chó ''Tôi gì bằng này tuổi rồi ...''. Vậy sau đó cuộc sống của lão Hạc ra sao chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
2. Tiến trình bài dạy 
Thời
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
Hoạt động 1: Tiếp tục tìm hiểu nhân vật lão Hạc.
? Sau khi bán cậu Vàng lão Hạc chọn cho mình cái chết. Vậy theo em cái chết của lão Hạc bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
- GV: Trước khi tìm đến cái chết sợ sẽ gây phiền hà cho hàng xóm nên lão Hạc đã thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết.
? Có ‎ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở. Lại có ‎ý kiến cho rằng lão Hạc làm như thế là đúng. Vậy ‎ý kiến của em ntn?
? Qua việc làm đó giúp em hiểu thêm gì về lão Hạc? 
? Cái chết của lão Hạc có ‎ý nghĩa gì, em hiểu gì về số phận người nông dân và thực trạng xã hội lúc đó?
? Khi nghe Binh T cho biết lão Hạc xin bả chó ... nhân vật ''tôi'' cảm thấy cuộc đời quả thật ... đáng buồn, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc ''tôi'' lại nghĩ ''không cuộc đời .... nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác''. Em hiểu ‎ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' ntn?
? Qua cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo, lời suy nghĩ của ông giáo, em thấy ông giáo là người ntn?
- GV: Như vậy qua nhân vật chị Dậu, lão Hạc, ông giáo. Ta thấy họ đều là những người nghèo, cuộc sống luôn luôn bị bế tắc không có lối thoát.
- Tình cảnh nghèo khổ, đói rách, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát cho chính mình. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
- Nhìn từ một phía (một số người hàng xóm của lão Hạc) thì giải quyết vấn đề như thế là gàn dở, là dại. Có tiền mà chịu khổ. Tự lão làm lão khổ đấy chứ. Nhận xét của vợ ông giáo chính là đại diện cho ‎ý kiến một số người nghèo khổ sống chung quanh lão Hạc.
- Có thể lão Hạc làm như thế là đúng. Lão hiểu tình cảnh của mình lúc này, lão sợ tiếp tục sống sẽ ăn vào số tiền ba mươi đồng của con trai mà lão dành dụm được. Cái chết của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão.
- Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo, cho thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình. Hơn thế nữa lão còn là người cha hết lòng vì con, tình nghĩa chu đáo và giàu lòng tự trọng. 
- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc (của nhiều người nông dân trong XHVN trước CMT8: nghèo khổ, bế tắc cùng đường nhưng lại giàu tình yêu thương và lòng tự trọng.
- Tố cáo thực trạng XH TD nửa phong kiến tàn ác, đẩy người nông dân nghèo đến đường cùng không có lối thoát buộc họ phải tìm đến cái chết.
- Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nếu lão Hạc làm như vậy qủa là đáng buồn. Một con người nhân hậu, giàu lòng tự trọng như lão Hạc đến khi cùng đường cũng bị tha hóa biến chất.
- Cái chết của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa khác. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, phải chết bởi một cái chết vật vã và dữ dội đến như thế sao.
- Ông giáo là trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu lòng yêu thương, biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau của người khác.
c. Cái chết của lão Hạc
- Nguyên nhân: tình cảnh nghèo khổ, đói rách và quá túng quẫn.
- Là người cha hết lòng vì con, sống chu đáo, nghĩa tình, giàu lòng tự trọng.
2. Nhân vật ông giáo - ngời kể chuyện
- Ông giáo là trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu lòng yêu thương, biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau của người khác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tổng kết.
? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng ntn? Cách xây dựng n/v có gì đặc sắc. Việc truyện được kể bằng lời của n/v ''tôi '' có hiệu quả NT gì?
? Truyện ngắn ''Lão Hạc'' chứa chan tình nhân đạo đồng thời sâu đậm tính hiện thực. Qua tác phẩm em hãy nêu rõ điều này? 
? Những biện pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng trong đoạn trích?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Bút pháp khắc họa nhân vật rất thành công. Các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, đoạn miêu tả sự vật vã, đau đớn dữ dội của lão Hạc lúc chết. Thật sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình.
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng lời n/v ''tôi '' - ông giáo. Nhờ cách kể này, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến cùng nhân vật.
- Kết hợp giữa kể với tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.
Hs rút ra ghi nhớ.
* Ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 ? Nhận định nào nói đúng nhất ‎ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao qúy vô cùng.
B. Gián tiếp tố cáo XHTD phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
C. Thể hiện lòng tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của người nông dân.
D. Cả ba ‎ý trên đều đúng.
- HS chọn đáp án D.
III. Luyện tập
- Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao qúy vô cùng.
- Gián tiếp tố cáo XHTD phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Thể hiện lòng tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của người nông dân.
IV. Hướng dẫn về nhà
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Tóm tắt lại truyện.
 	- Chuẩn bị bài mới: ''Cô bé bán diêm''. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13-14.doc