Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 5 - Tiết 17 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần  5 - Tiết 17 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

A. MỤC TIÊU

 Giúp h/s:

 - Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội.

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, bảng phụ.

 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 5 - Tiết 17 - Bài 5: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 9/ 2008
Tuần: 5 
Tiết: 17 
bài 5: 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
a. mục tiêu
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội.
 	- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. chuẩn bị
 	- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài.
c. lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 	- Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 	- Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
 	A. vật vã. 	B. mải mốt. 	(C). xôn xao. D. chốc chốc.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 	Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất ấy, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Sự khác biệt ấy ntn, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2. Tiếng trình bày dạy
Thời
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ ngữ địa phương.
- GV: chép VD ra bảng phụ. Gọi h/s đọc to VD. 
? Hai từ ''bắp, bẹ'' đều có nghĩa là ''ngô''. Trong ba từ đó từ nào được dùng phổ biến hơn. Tại sao?
? trong 3 từ trên, những từ nào được gọi là từ địa phương. Tại sao?
- GV gọi h/s đọc ghi nhớ.
- HS đọc to ví dụ 
- Từ ''ngô'' được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao.
- Hai từ ''bắp, bẹ'' là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, không rộng rãi.
- HS đọc ghi nhớ / 56
 I .Từ ngữ địa phương
 1. Ví dụ
- Từ ''ngô'' được dùng phổ biến hơn.
- Hai từ ''bắp, bẹ'' là từ địa phương.
2. Ghi nhớ /56.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm biệt ngữ xã hội.
? Yêu cầu h/s đọc thầm hai đoạn văn?
? Tại sao trong đoạn văn a có chỗ tác giả dùng từ ''mẹ'' có chỗ lại dùng từ ''mợ''?
? Trước CM T8, tầng lớp XH nào ở nước ta ''mẹ'' được gọi bằng từ mợ, cha được gọi bằng cậu?
? ở VD b các từ ''ngỗng, trúng tủ’' nghĩa là gì?
? các đối tượng nào thường dùng từ ngữ này?
BT nhanh: Các từ ngữ ''trẫm, khanh, long sàng'' có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng những từ ngữ này?
- GV: Các từ ''mợ, ngỗng, trúng tủ'' là Biệt ngữ xã hội.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- HS đọc.
- ''Mẹ và mợ'' là hai từ đồng nghĩa. Dùng ''mẹ'' để miêu tả suy nghĩ của n/v ''tôi'', dùng từ ''mợ'' trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô (phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp).
- Tầng lớp trung lưu, thượng lưu.
- Ngỗng: điểm 2.
- Trúng tủ: đúng phần đã học.
- Học sinh, sinh viên.
- Trẫm: cách xưng hô của vua.
- Khanh: cách vua gọi các quan.
- Long sàng: giường của vua.
Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến.
Hs đọc ghi nhớ / 57. 
II. Biệt ngữ XH .
1. Ví dụ
- Ngỗng: điểm 2.
- Trúng tủ: đúng phần đã học.
- Học sinh, sinh viên.
2. Ví dụ
- Trẫm: cách xưng hô của vua.
- Khanh: cách vua gọi các quan.
- Long sàng: giường của vua.
Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến.
* Ghi nhớ:
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ‎ý điều gì? 
? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
? Tại sao trong các tác phẩm văn thơ các tác giả vẫn sử dụng từ địa phương? 
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- cần lưu ‎ý đối tượng giao tiếp (người đối thoại, người đọc).
+ Tình huống giao tiếp: trang trọng, nghiêm túc hay suồng sã.
+ Hoàn cảnh giao tiếp: XH đang sống, môi trường học tập, công tác.
- Không nên lạm dụng một cách tuỳ tiện nó dễ gây sự khó hiểu.
- Để tô đậm sắc thái địa phương, tầng lớp xuất thân hoặc tính cách nhân vật.
- Hs đọc ghi nhớ / 58.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và từ ngữ xã hội
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s luyện tập.
? Đọc yêu cầu bài 1. 
Hình thức: chia nhóm. Yêu cầu chơi trò chơi tiếp sức. Nhóm nào tìm được nhiều nhóm đó thắng. 
- gv chia nhóm cho h/s thảo luận tìm VD. Nhóm nào tìm được nhiều sẽ thắng.
? Lựa chọn trường hợp nào nên dùng từ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
- Từ ngữ địa phương: ngái (Nghệ Tĩnh); Mận (Nam Bộ); thơm; ghe; mè.
- Từ ngữ toàn dân: xa; quả roi; quả dứa; thuyền; vừng.
- Không nên học tủ: đoán mò để học không ngó ngàng đến bài khác.
- Hôm qua, mình bị xơi gậy: 1 điểm.
- Nó đẩy con xe đi với giá quá trời: Bán.
- Nên dùng từ ngữ địa phương: d, a.
- Không nên dùng từ ngữ địa phương: b, c, e, g.
IV. Luyện tập .
Bài 1
- Từ ngữ địa phương: ngái (Nghệ Tĩnh); Mận (Nam Bộ); thơm; ghe; mè.
- Từ ngữ toàn dân: xa; quả roi; quả dứa; thuyền; vừng.
Bài 2
- Không nên học tủ: đoán mò để học không ngó ngàng đến bài khác.
- Hôm qua, mình bị xơi gậy: 1 điểm.
- Nó đẩy con xe đi với giá quá trời: Bán.
Bài 3
- Nên dùng từ ngữ địa phương: d, a.
- Không nên dùng từ ngữ địa phương: b, c, e, g.
IV. Hướng dẫn về nhà.
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Làm bài 1, 5.
 	- Chuẩn bị bài mới: ''Tóm tắt văn bản tự sự''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17.doc