Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ

MỤC TIÊU.

 Giúp h/s:

 - Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.

 - Biết cách sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

B. CHUẨN BỊ.

 - GV: Giáo án, bảng phụ.

 - HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 10/ 2006 
Tuần: 6 
Tiết: 23 
tiếng việt :
trợ từ, thán từ
a. mục tiêu.
 	Giúp h/s:
 	- Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
 - Biết cách sử dụng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
b. chuẩn bị.
 	- GV: Giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
c. lên lớp.
I . ổn định lớp.
II . Kiểm tra bài cũ.
 	- HS 1: Từ ngữ địa phương là gì?
 	A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
 	B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
 	C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
 	D. Là từ ngữ được sử dung ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
 	- HS 2: Biệt ngữ xã hội là gì?
 	A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
 	B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
 	C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 	D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
 	- HS 3: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ‎ý đến điểm gì?
 	A. Tình huống giao tiếp. C. Địa vị của người nói trong xã hội.
 	B. Tiếng địa phương của người nói. D. Nghề nghiệp của người nói.
 	- Trong giao tiếp chúng ta có nên sử dụng thường xuyên các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội không? 
 	A. Có. B. Không.
 	- Hãy lí giải vì sao?
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 	Từ ngữ TV vốn rất phong phú. Ngoài vốn từ toàn dân, mỗi địa phương, mỗi tầng lớp lại có một số lượng từ ngữ mang đặc điểm riêng, phù hợp với từng vùng miền nhất định. Vậy sử dụng vốn từ ngữ ấy ntn để đem lại hiệu qủa cao. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
2. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu khái niệm trợ từ.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ.
- Gọi h/s đọc VD.
? Nghĩa của các câu có gì khác nhau? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
- GV: Như vậy câu 2 và 3 ngoài việc thông báo thông tin còn có sự đánh giá, nhấn mạnh sự việc.
? Cho BT đặt câu có dùng 3 trợ từ: chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng các trợ từ đó?
? Qua việc phân tích VD em hiểu trợ từ là gì ? Trợ từ có tác dụng gì ?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/ 69?
Hình thức hoạt động tập thể .
- HS đọc VD.
- Câu 1: thông báo khách quan.
- Câu 2: Có ‎ý kiến nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều quá mức bình thường.
- Câu 3: nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát ... là ít so với bình thường.
* VD: 
- Nói dối làm hại chính mình.
- Tôi đã gọi đích danh nó.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à.
 * Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng nói đến là mình, nó, tôi.
- Hs khái quát lại.
- HS đọc ghi nhớ.
I. Trợ từ .
1. Ví dụ SGK/69
2. Ghi nhớ / 69
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu thán từ.
- GV chép VD ra bảng phụ.
? Các từ ''này, a, vâng'' trong các VD biểu thị điều gì?
? Chọn đáp án đúng về cách dùng từ: ''này, a, vâng'' bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:
a. Các từ ngữ ấy có thể ....
b. Các từ ngữ ấy không thể ....
c. Các từ ấy không thể làm một ..
d. Các từ ấy có thể ....
? Qua phân tích em hiểu thán từ là gì?
? Đăt 3 câu dùng 3 than từ: ''ôi, ái, ừ''?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- ''Này'': tiếng thốt ra gây sự chú ‎ý của người đối thoại.
- ''A'': tiếng thốt ra biểu thị thái độ tức giận.
- ''Vâng'': dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép.
Hình thức hoạt động cá nhân 
- HS khách quan chọn đáp án đúng: a và d .
- HS rút ra từ ghi nhớ SGK/ 70.
- '' Ôi! buổi chiều thật đẹp .
- ái! tôi đau quá.
- ừ! cái cặp ấy đẹp đấy.
- HS đọc lại ghi nhớ .
II. Thán từ .
1. Ví dụ SGK/ 69.
2. Ghi nhớ SGK/ 70
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s LT
- GV gọi HS đọc nội dung BT trong SGK, yêu cầu h/s đọc và chọn câu trả lời đúng.
- Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 1 phần.
? Yêu cầu h/s đọc bài tập 3?
? Đặt câu với 5 thán từ?
- Hs suy nghĩ trả lời: Câu có trợ từ: a, c, g, i.
Hình thức thảo luận nhóm:
- N1: a: Lấy: Không có (1 lá thư...).
- N2: b: ''Nguyên'': riêng tiền cưới đã quá cao.
+ '' đến'': tất cả.
- N3: c : ''cả'': nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
- N4: d : ''cứ'': nhấn mạnh sự việc lặp đi lặp lại.
Hình thức làm cá nhân:
Các thán từ: 
a. Này, á d. chao ôi.
b. ấy e. hỡi ơi.
c. Vâng.
- Ôi! bông hoa đẹp quá.
- Vâng! Em biết ạ.
- ái! Đau quá.
- A! Một lưỡi gươm.
- Chao ôi! trăng đẹp quá.
III. Luyện tập.
Bài 1: Lựa chọn đâu là trợ từ: Câu có trợ từ: a, c, g, i.
Bài 2: Giải thích nghĩa của trợ từ.
Bài 3: Chỉ ra các thán từ.
Bài 5 . Đặt câu với thán từ.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
1. Củng cố:
	- Trợ từ là gì?
	- Thán từ là gì?
	- Trình bày ý nghĩa của trợ từ và thán từ?
2. Hướng dẫn về nhà:
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Làm bài tập 4, 6.
 	- Chuẩn bị bài mới: ''Tình thái từ ''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc