a. Mục tiêu.
Giúp h/s:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: 25/ 10/ 2008 Tuần: 9 Tiết: 35 - 36 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM a. Mục tiêu. Giúp h/s: - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. b. Chuẩn bị . - GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm. - HS: Xem lại thể loại bài, giấy kiểm tra. c. Lên lớp. I. Ổn định tổ chức. II. Bài mới. Đề bài: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn. A.Yêu cầu: 1. Hình thức: - Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, đúng chính tả, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Đầy đủ bố cục ở 3 phần: MB, TB, KB. 2. Nội dung: - Có thể chọn ngôi kể thứ nhất xưng: tôi, em. - Xác định diễn biến, tình tiết của câu chuyện có mở đầu, diễn biến, đỉnh điểm và kết thúc. - Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm. - Phải rõ nội dung 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu sự việc. + Thân bài: Diễn biến của câu chuyện. + Kết bài : Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ. B. Đáp án - biểu điểm. 1. Mở bài: (1,5 đ) - Giới thiệu về sự việc, cảm xúc chung. - Kỉ niệm sâu sắc của mình về sự việc đó. 2. Thân bài (6 đ). - Nêu lí do, thời gian, hoàn cảnh phạm lỗi. - Nguyên nhân, diễn biến, hoàn cảnh, hậu quả của việc phạm lỗi. - Người phạm lỗi và những người có liên quan. Nêu cảm xúc xen kẽ vào bài viết. - Suy nghĩ tình cảm sau khi phạm lỗi. - Lời nói cử chỉ của thầy, cô giáo. - Thái độ của thầy, cô giáo. 3. Kết bài: (1,5đ). Kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của bản thân. Chú ý: Diễn đạt lưu loát, bố cục chặt chẽ, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả: 1đ
Tài liệu đính kèm: