Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

1-Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2.Rèn kỹ năng : Tìm hiểu phong cách lập luận trong văn bản nghị luận.

3.Giáo dục: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có những ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác

II. Chuẩn bị:

 

doc 229 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 1
Kết quả cần đạt:
Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, để càng kính yêu Bác, tự nguyện học theo gương Bác.
Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp.
Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 Ngày soạn:16/8
Ngày giảng: 17,18/8/09
 Tiết: 1, 2
 VĂN BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tác giả: Lê Anh Trà
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
1-Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2.Rèn kỹ năng : Tìm hiểu phong cách lập luận trong văn bản nghị luận.
3.Giáo dục: Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, HS có những ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về Bác.
- Những mẫu chuyện kể về phong cách sống của Bác.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định –
2.Kiểm tra: Kiểm tra vở, sách đầu năm
3. Bài mới: KĐ: Trong chương trình ngữ văn 7 em đã được học tác phẩm nào viết về chủ tịch HCM?
GV: Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:
HĐ2
HĐ3:
HĐ4:
Giới thiệu bài: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà hoạt động CM mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là phẩm chất nổi bật ở HCM. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu thêm về phong cách sống của Người .
-GV giới thiệu về văn bản trước HS theo SGK.
Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu các chú thích(SGK)
 Đọc đúng, diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
 - Tìm hiểu các chú thích (SGK)
H:Phương thưc biểu đạt chính của văn bản này?
H: Vấn đề trọng yếu mà văn bản đề cập?
H: Căn cứ vào nội dung có thể chia văn bản làm mấy phần?
 Phần 1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
 Phần 2: Nét đẹp trong lối sống của HCM
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
H: Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào? ( HS Suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản trả lời )
- Cuộc đời hđ cách mạng đầy chuân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
H: Bằng cách nào HCM có được vốn tri thức văn hóa đó? (HS Thảo luận nhóm, tìm ý đúng.)
H: Theo em điều kì diệu nhất tạo nên P/Cách HCM là gì? Câu văn nào nói lên điều đó? Đọc câu văn, nhận xét cách lập luận?(có vốn kiến thức sâu rộng, ..)
H: Nghệ thuật tiêu biểu ở đoạn văn 1?( Kể, nhận định, lập luận bằng nghệ thuật đối lập)
GV chốt lại kiến thức phần 1:Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trên nền tảng văn hoá dân tộc.
* Củng cố, kiểm tra: Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, qua sách báo, những câu chuyện kể về Bác, em thấy vốn tri thức văn hoá của Người sâu rộng ntn?
TIẾT 2
- Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2 của V / Bản:
H: Mỗi phần của văn bản nói về những thời kỳ sống và hoạt động nào của Bác?
H: Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương đông của Bác được biểu hiện như thế nào? (Nơi ở, làm việc, ăn uống)
(HS Dựa vào văn bản, thảo luận với các bạn cùng bàn tìm ND trả lời.)
H: Theo lẽ thường xưa và nay, cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia thường ntn?
Sang trọng với những biệt thự, xe đẹp, ăn uống cầu kỳ...
H: Chủ tịch Hồ Chí Minh có xứng đáng hưởng c/sống như vậy không?
H: Em đánh giá ntn về lối sống của Người?
H: Tác giả so sánh Bác với các vị hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo em ở Bác có điểm nào giống và khác các vị hiền triết đó?
(Giống: giản dị, thanh cao; khác: Gắn bó chia sẻ cùng nhân dân)
-GV bình cho HS hiểu thêm.
H: Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập, em thấy có những thuận lợi, khó khăn gì?
Thuận lợi: Giao lưu mở rộng,tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.
Khó khăn:nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại...
Hướng dẫn tổng kết bài: Học sinh nhắc lại những điểm cần chú ý nghệ thuật, nội dung văn bản
H: Nhắc lại những điểm chính của nghệ thuật văn bản.
- Kết hợp kể, bình
- Chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ NBK, từ H-V
- Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà giản dị.
H: Qua tìm hiểu bài học, em thấy nét đẹp trong phong cách HCM là gì?
-Kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiên đại
Luyện tập: 
Hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu BT1 (SGK)- GV bổ sung
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản:
1.Tác giả:Lê Anh Trà
2. Tác phẩm:
Trích “ Phong cách Hồ Chí Minh-
Cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
Bố cục: 2 phần
II. Phân tích văn bản: 
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM:
- Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền VH.
- Nắm vững ph/tiện giao tiếp là ngôn ngữ, nói viết thành thạo nhiều thứ tiếng.
+ Học hỏi qua công việc, lao động.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên sâu.
- Tiếp thu một cách chọn lọc.
+ Không thụ động
* Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại trên nền tảng văn hóa dân tộc.
2. Nét đẹp trong lối sống HCM:
- Lối sống giản dị:
 + Nơi ở, làm việc: nhà sàn nhỏ
 + Trang phục giản dị, tư trang ít ỏi
- Ăn uống đạm bạc, món ăn dân dã, bình dị
=>Ở cương vị lãnh đạo cao nhất nhưng HCM đã chọn một lối sống rất VN. Không khắc khổ. Không tự thần thánh hóa., Giản dị, tự nhiên.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
*Ghi nhớ: SGK
V. Luyện tập:
 1. Tìm đọc và kể những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch HCM?
4. Củng cố :
- 2 HS nhắc lại ND bài học theo ghi nhớ.
HS Giải ô chữ : Thi theo nhóm giải đáp ô chữ sau:
1. Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước.( Nhà Rồng)
2.Một nghề mà Bác đã làm.(Bồi bàn)
3. Tên của Bác trên con tàu tìm đường cứu nước.(Anh Ba)
4. Địa danh Bác trở về sau bao năm bôn ba nước ngoài.(Cao Bằng)
5.Loài cây làm hàng rào bên nhà sàn của Bác( Dâm bụt)
6. Tên của Bác khi Người sống ở Thái Lan(Thầu Chín)
Hàng dọc: Đức tính của Hồ Chí Minh( Giản dị)
5. Dặn dò:
 -Đọc lại bài 
 - Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại
IV. Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-------------o0o---------------
Ngày soạn:18/8/09
Ngày giảng:19/8/09
 Tiết: 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
1-Kiến thức: Nắm được nội dung, phương châm về lượng và phương châm về chất. Nhận biết và sửa chữa các lỗi không tuân thủ các phương châm hội thoại trên
2-Kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. Nhận diện và sửa chữa lỗi vi phạm các phương châm hội thoại trên
3- Giáo dục: Ý thức dùng từ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi đoạn thoại, ghi nhớ.
- Học sinh chuẩn bị bài, đọc các truyện cười.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định 
2..Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: KĐ: Trong quá trình giao tiếp hàng ngày em có mắc phải lỗi nói không đúng nội dung hoặc mục đích giao tiếp không? 
GV: Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:
HĐ2:
HĐ3:
Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng:
 - Gọi HS đọc đoạn đối thoại (1)
H: Câu trả lời của Ba đã đáp ứng đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Ba cần trả lời như thế nào? (bơi ở bể, sông, hồ...)
H:Từ đó rút ra điều gì trong giao tiếp?
( khi nói cần phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp).
 -HS kể lại truyện cười “ Lợn cưới áo mới ”
H: Vì sao truyện gây cười? (Vì các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói ).
H: Anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết? (Bỏ đi từ “cưới”, “áo mới” ).
H: Như vậy khi giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì? ( Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói ).
GV hệ thống lại kiến thức, 
HS đọc ghi nhớ
Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất:
- HS kể lại truyện “Quả bí khổng lồ” 
H: Truyện cười này phê phán điều gì? (Phê phán tính nói khoác).
H: Như vậy trong giao tiếp, điều gì cần tránh? (Không nên nói những điều mà mình cho là không đúng sự thật).
GV chốt lại kiến thức, cho HS đọc ghi nhớ (SGK)
Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập (SGK)
BT1: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu a,b. ( HS trả lời cá nhân )
BT2: HS đọc yêu cầu, GV gọi 2 HS lên bảng điền vào chỗ trống, lớp nhận xét.
H : Các từ ngữ trên đều chỉ cách nói liên quan đến PCHT nào? 
BT3: HS đọc truyện cười “ có nuôi được không” và cho biết PCHT nào đã không được tuấn thủ?
BT4: HS đọc yêu cầu BT4, thảo luận với các bạn trong bàn, GV gọi đại diện mỗi bàn trả lời.
BT5 : HS đọc yêu cầu, giải thích nghĩa các từ ngữ in nghiêng và cho biết phương châm hội thoại có liên quan?
Cho HS làm theo nhóm,các nhóm nhận xét cho nhau – GV sửa chữa, bổ sung.
I. Phương châm về lượng:
1. Tìm hiểu đoạn thoại:
- Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp.
2. Truyện cười “ Lợn cưới áo mới”
- Không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
*Ghi nhớ( SGK)
II. Phương châm về chất:
*Ghi nhớ( SGK)
III. Luyện tập:
1.a/Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”
 b/ Thừa : “ hai cánh ”
2. Điền từ: 
 a/ Nói có sách, mách có chứng. 
 b/ Nói dối. c/ Nói mò. 
 d/ Nói nhăng, nói cuội e/ Nói trạng.
=>Vi phạm phương châm về chất
3. Người nói không tuân thủ phương châm về lượng.
4. a/ Khi chưa có bằng chứng chắc chắn phải dùng cách nói trên để tuân thủ phương châm về chất.
 b/ Dùng cách nói trên để nhấn mạnh hoặc chuyển ý.
5. Giải thích nghĩa:
+ Ăn đơm nói đặt: Vu khống, bịa chuyện.
+ Ăn ốc nói mò: Không căn cứ.
+ Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt.
+ Cãi chày, cãi cối: Cãi nhưng không có lý lẽ.
+ Khua môi múa mép: Ba hoa, khoác lác.
+ Nói dơi, nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh,không xác thực.
+ Hứa hươu, hứa vượn: Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.
=>Không tuân thủ phương châm về chất
4.Củng cố :
HS nhắc lại 2 PC hội thoại vừa học
5Dặn dò: HS nhắc lại 2 PC hội thoại vừa học
- Nắm vững 2 phương châm hội thoại, hoàn thành BT SGK
- Chuẩn bị: Sử dụng một số BPNT trong VBTM
IV. Tự rút kinh nghiệm
............ ... ng tâm:
 + Tự sự + biểu cảm + miêu tả nội tâm.
 + Tự sự + nghị luận.
 - Một số nội dung mới: Đối thoại và độc thoại nội tâm, người kể và ngôi kể.
-> Lặp lại và nâng cao.
* Nội dung VB tự sự
- Tự sự + miêu tả và nghị luận
- Đối thoại, độc thoại, người kể, ngôi kể trong VB tự sự.
* Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VB tự sự
* Tìm 2 đoạn văn tự sự
=> Nội dung VB tự sự ở lớp 9: nâng cao hơn, sâu hơn về cách viết, cách thể hiện câu chuyện và nhận vật
3. Kẻ bảng và đánh chéo(x) vào bảng
=> Một VB thường vận dụng nhiều phương thức biểu đạt, phương thức nào chiếm ưu thế sẽ quyết định phương thức biểu đạt chính
10 - Có khi là một số đoạn trích 
 - Có khi là tác phẩm tự sự trọn vẹn nhưng do dụng ý nghệ thuật của tác giả nên có thể lược bỏ phần Mở bài hay Kết bài
 - Bài làm của học sinh phải có bố cục 3 phần vì đây là một giai đoạn luyện tập, cần phải có 1 kĩ năng cơ bản
11. Các hiểu biết về MT, NL, BC giúp cho việc hiểu đặc điểm NT, nội dung của VB tự sự 
12. Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự giúp học sinh hiểu sâu hơn, cung cấp thêm các mẫu sinh động để học sinh vận dụng sáng tác bài văn tự sự.
II. Luyện tập.
Đề 1: Hãy kể lại một việc làm khiến bố mẹ em vui lòng
Đề 2.: Dùng phép nhân hoá kết hợp với miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khác để thuyết minh về một loài động vật quý đang kêu cứu
Đề 3: viết một đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
4. Củng cố: Nhắc lại một số ND đã học
5 Dặn dò: Ôn lại kiến thức TLV9, chuẩnt bị cho thi HK I - Chuẩn bị trả bài viết số 3
IV. Tù rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Ngày giảng: 28/12/09
Tiết: 85, 86
KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỀ BÀI: PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO RA ĐỀ.
Ngày soạn: 19/12/09
Ngày giảng: 21/12/09
Tiết: 87
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
( Tiếp tiết 54)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về thể thơ tám chữ đã được tìm hiểu ở tiết 54
2. Rèn luyện kỹ năng: Cảm thụ và phân tích thơ tám chữ.
3. Giáo dục: Thái độ học tập đúng đắn, vận dụng kiến thức trong thực hành làm thơ.
II. Chuẩn bị:
Bài thơ do HS sáng tác 
Ôn lại kiển thức về thể thơ
III. Tiến trình hoạt động:
Ổn định
Kiểm tra: 
GV: Kiểm tra 15 phút: 
Đề bài:
Hãy phân tích sự thay đổi của thím Hai Dương và Nhuận Thổ? Qua sự thay đổi của 2 nhân vật trên tác giả muốn nói điều gì? ( 10 đ)
Đáp án:
- Thím Hai Dương : 20 năm trước là cô gái hiền lành, xinh đẹp nay trở thành người đàn bà chua ngoa, đanh đá, tham lam, ích kỉ.(3đ)
- Nhuận thổ: 20 năm trước là 1 cậu bé nông dân lanh lẹn, thông minh có tài kể chuyện, hiểu biết nhiều nay trở thành người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm và cam chịu. (4đ)
- Tác giả lên án, tố cáo xã hội phong kiến đầy đọa con người, làm biến chất con người
- Thức tỉnh mọi người cần vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn(3đ)
Bài mới
GV: Nêu yêu cầu tiết học
HS: Nhắc lại đặc điểm thể thơ tám chữ ( vần, nhịp, số câu, số chữ)
Hoạt động của Thầy, trò
Nội dung cần đạt
HĐ1
HĐ2
Khái quát đặc điểm thể thơ
GV: Nêu yêu cầu tiết học
HS: Nhắc lại đặc điểm thể thơ tám chữ ( vần, nhịp, số câu, số chữ)
Hoạt động 2: Thực hành làm thơ
HS: Chia làm 4 nhóm để chuẩn bị.
HS: Thảo luận nhóm, các thành viên trình bày bài thơ thể thơ tám chữ đã chuẩn bị từ tiết trước.
- Cả nhóm nhận xét góp ý cho bài viết của bạn theo các nội dung:
+ Thể thơ ( Đúng thể thơ tám chữ chưa, cách hiệp vần đã đúng và hay chưa)
+ Nội dung bài thơ đã thể hiện được đề tài chưa.
+ Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ đã hay chưa, cách sử dụng từ ngữ phù hợp chưa? 
Mỗi nhóm chọn một bài hay nhất đọc trước lớp.
GV: Cho HS nhận xét và bình các đoạn thơ, bài thơ của mỗi tổ( về vần, nhịp, nội dung đề tài, mạch cảm xúc)
GV: Nhận xét đánh giá chỉ ra điểm được, chưa được, sửa 1 số lỗi trong bài viết của các em.
GV: Đọc một đoạn thơ tiêu biểu theo thể thơ tám chữ , phân tích lại đặc điểm thể thơ 
Đã từ lâu con không còn để ý
Dáng mẹ ngủ trưa những lúc ở nhà
Hôm nay con bỗng bừng nhận thấy
Dáng mẹ nằm khác hẳn những hôm qua
 Có phải nắng mưa làm biến đổi làn da 
 Đem nhuộm nó thành màu tê tái thế
 Có phải tuổi già đang bước lê gần mẹ
 Mà vết chân chim nổi rõ dưới chân mày
I, Ôn lí thuyết
II. Thực hành làm thơ tám chữ
Bài tập: hãy sáng tác một đoạn hay một bài thơ theo thể thơ tám chữ 
Củng cố: đánh giá nội dung tiết học.khen ngợi những bài làm tốt
HDHT: Xem lại kiểu bài, chuẩn bị Những đứa trẻ
IV. Rút kinh nghiệm:
-----------o0o------------
Ngày soạn: 20/12/09
Ngày giảng: 22/12/09
Tiết: 88 
Hướng dẫn đọc thêm: NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích Thời thơ ấu)- Mác Xim Gorki-
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
1. Kiến thức: Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Rèn kĩ năng: Cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
- Đọc diễn cảm, tóm tắt văn bản tự sự.
3. Giáo dục: Tình cảm cảm thông, chia xẻ, đồng thời bồi dưỡng những tình cảm trong sáng của tuổi thơ
- Giúp học sinh có ý thức tự đọc hiểu văn bản
 II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ 
- HS: Đọc - tóm tắt tìm hiểu những câu hỏi SGK.
III. Tiến trình hoạt động:
Ổn định 
 kiểm tra :
 Nhắc lại tác dụng của ngôi kể số 1? 
Bài mới:
K/Đ: Trong cuộc sống hàng ngày em có gặp những em bé có hoàn cảnh khó khăn không? Kể 1 vài kỉ niệm về những cuộc gặp gỡ đó?
H: Trước những hoàn cảnh éo le mà các em đó gặp phải em có tình cảm và thái độ như thế nào?
GV: Dẫn dắt vào nội dung bài học: Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những em bế có hoàn cảnh khó khăn, các em đó đã coos gắng khắc phục khó khăn vượt qua số phận để sống tốt. Điều đó cũng được các nhà văn phản ánh rất sinh động trong các sáng tác của mình tiêu biểu là nhà văn Grơki với tác phẩm “ Những đứa tre” Mà hôm nay các em sẽ tự tìm hiểu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
HS dựa vào chú thích về tác giả, GV bổ sung.
H: Xuất xứ đoạn trích, tác phẩm tự truyện của Gorki?
H: Tóm tắt tác phẩm, tìm bố cục?
Hướng dẫn phân tích:
- Hiểu gì về hoàn cảnh những đứa trẻ?
- Tìm ra điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
H: Tìm những đoạn văn câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế của ALiôsa nhìn nhận về những đứa trẻ?
H: Phân tích những cảm nhận, nhận xét bằng những câu văn giàu hình ảnh?
H: Chuyện đì thường và vườn cổ tích lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gorki như thế nào? ( Các chi tiết liên quan đến người mẹ và người bà). 
Những câu văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì? 
 Tổng kết
H: Nhận xét về vai trò của yếu tố cổ tích? 
 GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả 
2.Tác phẩm: 
3. Bố cục: 3 phần
- Tình bạn trong trắng 
- Tình bạn bị cấm đoán
- Tình bạn tiếp diễn 
II. Phân tích:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Aliôsa: Bố mất, ở với bà
- 3 đứa trẻ: Con đại tá, mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ. => Tình bạn trong sáng, hồn nhiên .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa .
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ mất "chúng ngồi sát vào nhau" như những chú gà con.
- Khi lão đại tá xuất hiện " chúng lặng lẽ....những con ngỗng" => So sánh chính xác phù hợp, sự cảm thông với cuộc sống
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ 
- Chi tiết "người mẹ thật" Aliôsa lạc vào thế giới cổ tích. 
- Hình ảnh người mẹ nhân hậu.
* Yếu tố cổ tích làm cho câu chuyện đầy chất thơ, hấp dẫn, lôi cuốn. 
III. Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK 
IV. Luyện tập: 
4. Củng cố: HS tóm tắt VB
5. Dặn dò: Tìm đọc tác phẩm của Gorki 
 Chuẩn bị : Bàn về đọc sách 
IV. Tự rút kinh nghiệm:
.................................................
----------o0o----------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết: 89,90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức ngữ văn đã học ở lớp 9 đã học ở HKI. 
- HS nhận ra sai sót của mình qua bài làm , rút kinh nghiệm cho bài sau. 
2. Rèn kĩ năng: Nhận diện, sửa chữa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Giáo dục: Ý thức sửa lỗi trong bài kiểm tra
 II. Chuẩn bị:
- GV: Chấm bài, thống kê những lỗi sai 
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định 
2. kiểm tra : 
3. Bài mới:
Hoạt động I: GV nêu yêu cầu tiết trả bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Học sinh nhắc lại đề,tìm hiểu đề, 
- GV chép bài lên bảng
Hướng dẫn phân tích đề
H: Yêu cầu về kiểu bài?
H. Cần đảm bảo những ý cơ bản nào trong bài viết này?
GV: Yêu cầu học sinh trình bày đáp án
GV: Trình bày đáp án theo nội dung đáp án phòng giáo dục ra
GV: Nhận xét ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Nắm được yêu cầu của đề.
- 1 số em xác định tương đối tốt yêu cầu của đề. 
- Phần TV, VH làm tương đối tốt
- Bài làm TLV một số các em biết xác định ngôi kể, biết vận dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Nhược: Trình bày cẩu thả.
Một số em không học bài, sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...
- Phần TLV: Phần lớn các em chưa xác định hết yêu cầu của đề.
+ Làm bài chưa có bố cục 3 phần rõ ràng
+ Trình tự kể chuyện chưa khoa học
+ Nhiều em chưa biết cách kể chuyện. ( Chưa xác định được hệ thống nhân vật, tình huống truyện và cách dẫn rắt câu chuyện, còn thiên về văn phát biểu cảm nghĩ)
+ Yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm kết hợp với yếu tố nghị luận còn chưa có. Nhiều em biết vận dụng nhưng vụng
- Còn nhiều học sinh chưa có ý thức học bài. Số học sinh bị điểm dưới trung bình nhiều: Chiếm ½ lớp. Có những em làm bài mà không được điểm.
GV: Trả bài, chữa lỗi
Trả bài học sinh, yêu cầu học sinh chữa lỗi theo bảng
Lỗi chính tả
Lỗi diễn đạt
Cách sửa
HS: Sửa lỗi, trao đổi bài sửa cùng nhau khắc phục
I. Đề bài: 
II. Đáp án
III. Đánh giá chung:
IV. Trả bài
4.Củng cố: Gv nhắc lại yêu cầu của bài kiểm tra
5. Dặn dò: Ôn tập kiến thức Kiểm tra học kì I.Chuẩn bị chương trình học kì II
IV. Tự rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
----------o0o-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9.doc